CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.3.1. Tính thanh khoản
Bảng 2.3: Tổng hợp khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2015-2021 LIQ
(lần)
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
<1 1 2 2 1 2 1 0
1≤ ROA
≤2.42
16 12 14 16 16 18 17
>2.42 5 8 6 5 4 3 5
Tổng cộng
22 22 22 22 22 22 22
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Biểu đồ 2.7: Tổng hợp khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2015-2021
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Khả năng thanh toán ngắn hạn trong vòng 7 năm của các doanh nghiệp ngành nhựa trong nghiên cứu trung bình là 2.4. Điều này có nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn của ngành nhựa sẽ được đảm bảo bằng 2.4 đồng tài sản ngắn hạn. Do duy trì quy mô tài sản ngắn hạn lớn nên có thể thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của các doanh
4.55 9.09 9.09 4.55 9.09 4.55 0.00
72.73 54.55 63.64 72.73 72.73 81.82
77.27 22.73
36.36 27.27 22.73 18.18 13.64 22.73
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
<1 1≤ LIQ ≤2.42 >2.42
38 nghiệp khá cao, chứng tỏ các doanh nghiệp luôn chú trọng duy trì khả năng thanh toán. Ở khoảng nhỏ hơn 1 chỉ có 1 đến 2 doanh nghiệp, duy có năm 2021 là không có doanh nghiệp nào để hệ số này nhỏ hơn 1. Số lượng các doanh nghiệp có hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn ở trong khoảng từ 1 đến 2.42 chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Năm 2015, 2018 và 2019 có 16 công ty nằm trong khoảng này chiếm 72.73%. Đến năm 2016 giảm xuống chỉ còn 12 công ty chiếm 54.55%. Nhưng trong năm 2016 có một điều đặc biệt là số lượng doanh nghiệp có khả năng thanh toán nằm trong khoảng từ 1 đến 2.42 giảm xuống nhưng lại tăng mạnh ở khoảng lớn hơn 2.42.
Điều này chứng tỏ năm 2016 có rất nhiều công ty giữ hệ số LIQ ở mức rất cao.Ví dụ như CTCP Văn hoá Tân Bình (ALT) 5.97 lần, CTCP Dệt lưới Sài Gòn (SFN) 9.34 lần, CTCP nhựa Đà Nẵng (DPC) 9.4 lần... Tuy nhiên không phải hệ số này càng cao là càng tốt bởi vì nếu quá lớn sẽ gây nên tình trạng lãng phí nguồn lực, hiệu quả giảm sút. Cụ thể là do các doanh nghiệp ngành nhựa đang dự trữ hàng tồn kho khá nhiều nên mới khiến cho hệ số này ở mức cao như vậy. Mặc dù đây là một việc làm cần thiết bởi đặc trưng của ngành nhựa là phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nhưng vẫn cần có sự tính toán lại hợp lí hơn. Nhìn chung, tính thanh khoản dựa trên khả năng thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp ngành nhựa được đánh giá ở mức khá cao. Mặc dù vậy, khi nhìn vào số liệu cụ thể của từng doanh nghiệp thì có sự chênh lệch khá lớn giữa một vài công ty nên vẫn cần có sự điều chỉnh để phù hợp.
2.1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản
Bảng 2.4: Tổng hợp về hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2015-2020 ATR
(lần)
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
<1 5 7 5 6 5 7 5
1≤ ATR
≤1.42
5 5 7 6 8 7 9
>1.42 12 10 10 10 9 8 8
Tổng cộng 22 22 22 22 22 22 22
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
39 Biểu đồ 2.8: Tổng hợp hiệu quả sử dụng tài sản giai đoạn 2015-2021
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Qua bảng và biểu đồ thống kê về hiệu quả sử dụng tài sản cụ thể là hiệu suất sử dụng tổng tài sản ta thấy giá trị trung bình của tỷ số này trong giai đoạn 5 năm từ 2015-2020 trung bình là 1.42. Có nghĩa là các doanh nghiệp ngành nhựa cứ đầu tư 1 đồng vào tổng tài sản sẽ thu được 1.42 đồng doanh thu thuần. Tỷ trọng các doanh nghiệp có hiệu suất sử dụng tài sản lớn hơn so với mức trung bình vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, hệ số trong khoản này đang có dấu hiệu giảm dần năm 2015 từ 12 công ty chiếm 54.55% xuống còn 8 công ty tương ứng 36.36% năm 2021. Ở khoảng nhỏ hơn 1 số lượng các doanh nghiệp cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ. Và trong khoảng 1 đến mức trung bình có xu hướng tăng lên cho đến năm 2021 đã chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các số liệu này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản của các doanh nghiệp ngành nhựa đang niêm yết ở mức khá tốt nhưng đang có xu hướng giảm dần nên cần phải đưa ra các giải pháp để duy trì ổn định cũng như nâng cao hệ số này hơn nữa trong thời gian tới.
22.73 31.82 22.73 27.27 22.73 31.82 22.73
22.73 22.73 31.82 27.27 36.36 31.82 40.91
54.55 45.45 45.45 45.45 40.91 36.36 36.36
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
<1 1≤ ATR ≤1.42 >1.42
40 2.1.3.3. Đòn bẩy tài chính
Bảng 2.5: Tổng hợp đòn bẩy tài chính giai đoạn 2015-2021
FL (%) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
≤ 47.52% 12 11 7 8 9 10 12
>47.52% 10 11 15 14 13 12 10
Tổng cộng
22 22 22 22 22 22 22
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Biểu đồ 2.9: Tổng hợp đòn bẩy tài chính giai đoạn 2015-2021
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bảng và biểu đồ trên cho thấy đòn bẩy tài chính trung bình trong 7 năm của 22 doanh nghiệp ngành nhựa là 47.52%. Con số này cho biết tỷ lệ nợ trên tổng tài sản trung bình. Trong giai đoạn 3 năm từ năm 2015-2017, số lượng doanh nghiệp có hệ số nợ cao hơn mức trung bình có xu hướng tăng lên từ 45.45% lên đến 68.18%. Tuy nhiên 4 năm sau đó từ năm 2018 đến năm 2021 tỷ trọng các công ty ở khoảng này lại giảm dần cho đến năm 2021 chỉ còn 45.45% bằng với năm 2015. Ngược lại đòn bẩy tài chính nằm trong khoảng nhỏ hơn mức trung bình có dấu hiệu giảm xuống trong thời gian đầu nhưng sau đó lại tăng lên chiếm 54.55% vào năm 2021. Nhìn chung các
54.55 50.00
31.82 36.36 40.91 45.45 54.55
45.45 50.00
68.18 63.64 59.09 54.55 45.45
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
≤ 47.52% >47.52%
41 doanh nghiệp ngành nhựa đang có xu hướng giảm tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính bởi vì vay nợ nhiều có thể sẽ khiến phát sinh chi phí lãi vay lớn, rủi ro tăng dẫn đến HQTC thấp. Việc sử dụng nợ vay ở một mức độ vừa phải là hợp lí bởi nó sẽ giúp thúc đẩy các hoạt động sản xuất kinh doanh đồng thời đảm bảo an toàn tài chính trong các doanh nghiệp.
2.1.3.4. Tốc độ tăng trưởng
Bảng 2.6: Tổng hợp tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2021 GROWTH
(%)
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Số
lượng Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
<0 6 4 2 5 6 7 5
0≤
GROWTH
≤18.58 %
8 10 9 10 12 11 11
>18.58 % 8 8 11 7 4 4 6
Tổng cộng 22 22 22 22 22 22 22
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Biểu đồ 2.10: Tổng hợp tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2015-2021
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
27.27 18.18 9.09 22.73 27.27 31.82 22.73
36.36 45.45
40.91
45.45 54.55 50.00
50.00 36.36 36.36
50.00 31.82 18.18 18.18 27.27
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
<0 0≤ GROWTH ≤18.58% >18.58%
42 Khoá luận sử dụng tốc độ tăng trưởng tổng tài sản để đo lường tốc độ tăng trưởng của các doanh nghiệp ngành nhựa trong nghiên cứu. Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.10 ta nhận thấy các doanh nghiệp ngành nhựa trung bình có tốc độ tăng trưởng là 18.58%
trong vòng 7 năm. Nhóm tốc độ tăng trưởng nằm trong khoảng từ 0 đến mức trung bình hầu như chiếm tỷ trọng lớn nhất qua các năm nhưng xu hướng tăng giảm không ổn định. Cụ thể là năm 2015 số lượng doanh nghiệp nằm trong khoảng này chiếm 36.36%, năm 2016 tăng lên 45.45% nhưng đến 2017 lại giảm xuống còn 40.91%. Các năm sau đó vẫn là tăng giảm không đều như vậy cho đến năm 2021 thì tỷ trọng là 50%. Các công ty có tốc độ tăng trưởng âm cũng chiếm tỷ trọng khá cao. Đặc biệt trong vài năm gần đây số lượng còn có dấu hiệu tăng lên, cao nhất là năm 2020 với tỷ trọng 31.82% tương ứng với 7 trong tổng số 22 doanh nghiệp. Theo đó, số lượng các công ty có mức độ tăng trưởng lớn hơn mức trung bình cũng có xu hướng giảm xuống trong thời gian gần đây. Điều này cũng dễ hiểu bởi 2 năm trở lại đây đặc biệt là năm 2020 nền kinh tế đã phải chịu những tác động vô cùng nặng nề do dịch bệnh gây ra nên các doanh nghiệp gặp khó, tăng trưởng không cao thậm chí có thể âm.
2.1.3.5. Quy mô doanh nghiệp
Bảng 2.7: Tổng hợp quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2015-2021 SIZE (đồng) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
≤1411601746639 19 18 17 16 15 13 12
>1411601746639 3 4 5 6 7 9 10
Tổng cộng 22 22 22 22 22 22 22
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
43 Biểu đồ 2.11: Tổng hợp quy mô doanh nghiệp giai đoạn 2015-2021
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Trong nghiên cứu này, tác giả đo lường quy mô doanh nghiệp thông qua giá trị tổng tài sản qua các năm. Quy mô trung bình của 22 doanh nghiệp trong khoảng thời gian 7 năm là 1.411.601.746.639 đồng. Trong đó, số doanh nghiệp có tổng tài sản nhỏ hơn trung bình chiếm tỷ trọng lớn nhưng có xu hướng giảm dần. Cụ thể năm 2015 có 19 công ty chiếm 86.36% thì đến năm 2021 chỉ còn 12 công ty chiếm tỷ trọng 54.45%. Các công ty có quy mô cao hơn so với mức trung bình, chỉ có 3 doanh nghiệp ở năm 2015 nhưng đến 2021 đã lên đến 10 doanh nghiệp, tỷ trọng đã tăng dần qua từng năm. Mặc dù các doanh nghiệp quy mô nhỏ hơn trung bình vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn nhưng kết quả thống kê cũng đã khẳng định quy mô của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa đang ngày lớn hơn theo thời gian. Và nếu xu hướng này vẫn tiếp tục được duy trì thì trong tương lai đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp ngành nhựa sẽ không ngừng mở rộng, gia tăng quy mô từ đó hoạt động có hiệu quả hơn và nâng cao vị thế trên thị trường.
86.36 81.82 77.27 72.73 68.18
59.09 54.55
13.64 18.18 22.73 27.27 31.82
40.91 45.45
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
≤1411601746639 đồng >1411601746639 đồng
44 2.1.3.6. Thời gian hoạt động
Bảng 2.8: Tổng hợp thời gian hoạt động của doanh nghiệp
AGE (năm) Số lượng công ty Tỷ trọng (%)
≤35 11 50
>35 11 50
Tổng 22 100
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Thời gian hoạt động hay tuổi được tính từ năm thành lập cho đến năm hiện tại. Qua bảng 2.8 ta thấy thời gian hoạt động của các doanh nghiệp ngành nhựa sử dụng trong nghiên cứu trung bình là 35 năm tính đến năm 2021. Đây là một con số khá lớn chứng tỏ rằng hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa trong mẫu nghiên cứu đều đã hoạt động lâu năm. Trong đó tỷ trọng các doanh nghiệp có số tuổi lớn hớn 35 năm và nhỏ hơn 35 năm đều là 50%. Trong 22 mẫu nghiên cứu, CTCP đầu tư sản xuất và thương mại HCD (HCD) là doanh nghiệp có thời gian hoạt động ngắn nhất là 11 năm. Và có 2 doanh nghiệp CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (NTP), CTCP Rạng Đông Holding (RDP) đều có thời gian hoạt động lên đến 62 năm. Đây chính là hai doanh nghiệp có bề dày lịch sử, là những doanh nghiệp đi đầu trong ngành nhựa nước ta.
2.1.3.7. Nhân tố vĩ mô
Bảng 2.9: Nhân tố vĩ mô tác động đến hiệu quả tài chính giai đoạn 2015-2021 Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Trung bình Tăng trưởng
GDP (%)
6.68 6.21 6.81 7.08 7.02 2.91 2.58 5.61 Lạm phát (%) 0.63 2.66 3.53 3.54 2.79 3.23 1.81 2.60
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Giai đoạn 2015-2021, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của nước ta rơi vào khoảng 5.61% . Trong đó, năm 2018 tăng trưởng GDP đạt giá trị cao nhất trong 7 năm là 7.08%. Trong suốt giai đoạn từ 2015-2019 GDP đều ở mức khá cao đều lớn
45 hơn 6% cho đến hơn 7%. Khi tăng trưởng GDP cao thể hiện nền kinh tế ngày một phát triển, nhu cầu thị trường cũng theo đó mà tăng lên từ đó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng và tăng trưởng. Các doanh nghiệp ngành nhựa Việt Nam trong khoảng thời gian đó nhờ sự tăng trưởng GDP cao và ổn định cũng đã có cơ hội để hoạt động tốt và đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, đến năm 2020 và sang cả năm 2021 do chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh covid-19 nên tăng trưởng GDP chịu nhiều biến động rơi xuống chỉ còn 2.91% và 2.58%. Theo đó, nền kinh tế lao đao, nhu cầu của thị trường giảm, tiêu thụ hàng hoá gặp khó khăn, các doanh nghiệp đứng trước nhiều thách thức, hiệu quả giảm sút nghiên trọng thậm chí nhiều công ty rơi vào tình trạng phá sản.
Lạm phát trong giai đoạn 7 năm từ 2015-2021 của Việt Nam chỉ tăng ở mức trung bình là 2.06%. Đây là một con số khá thấp chứng tỏ nước ta đang kiểm soát lạm phát ở mức độ tốt. Tiêu biểu năm 2015 chỉ số lạm phát tăng lên ở mức dưới 1%
cụ thể là 0.63%. Các năm còn lại thì đều tăng trong khoảng 2 đến 3% và cao nhất là 3.54% vào năm 2018. Lạm phát thấp tạo ra động lực cho các doanh nghiệp huy động vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nâng cao HQTC.
Tuy nhiên không phải cứ lạm phát thấp là các công ty có thể tăng trưởng và đạt được mục tiêu hiệu quả cho doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác.