Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam

2.1.1. Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam

Ở Việt Nam các sản phẩm từ nhựa được sử dụng rất thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày của tất cả mọi người nên nhu cầu đối với thị trường công nghiệp nhựa là rất lớn. Các sản phẩm mà ngành nhựa sản xuất được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Đây chính là một trong những động lực lớn cho sự phát triển của ngành nhựa nước ta. Có lẽ chính vì lý do đó mà mặc dù là một ngành công nghiệp ra đời khá muộn sau các ngành như: dệt may, cơ khí, điện- điện tử… nhưng ngành nhựa đã có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Có thể nói ngành nhựa là một trong số ít những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng và kim ngạch xuất, nhập khẩu tăng dù trong điều kiện khó khăn của dịch bệnh.

Theo như Tổng cục Thống kê, giai đoạn 2010-2020 ngành nhựa là một trong những ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất Việt Nam, chỉ số sản xuất bình quân 2015-2020 là 9.9% (trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2017 là 14.4%). Tăng trưởng của một số mặt hàng gần như đạt 100% hàng năm. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, những năm gần đây xuất khẩu nhựa tăng mạnh và liên tục với tốc độ tăng trung bình 14-15%/ năm. Hiện nay, các sản phẩm nhựa từ Việt Nam đã có mặt tại gần 160 thị trường trên toàn thế giới. Một số thị trường mà sản phẩm nhựa đến từ Việt Nam tạo được vị trí nhất định đó là: Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan, Trung Quốc, EU… Giá trị xuất khẩu sản phẩm nhựa có xu hướng tăng dần từ năm 2015 cho đến nay.

28 Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu sản phẩm nhựa Việt Nam giai đoạn 2015-2021 Đơn vị: tỷ USD

( Nguồn: Hiệp hội Nhựa Việt Nam- VPA) Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết giai đoạn 2010-2015 nước ta có khoảng

hơn 2.000 doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành. Cho đến nay, số lượng đã tăng lên với con số khoảng hơn 4.000 doanh nghiệp có mặt khắp cả 3 miền: Bắc, Trung, Nam và chủ yếu tập trung ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam

(Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam- VPA) Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong ngành nhựa chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, số lượng chiếm hơn 99% trong tổng số doanh nghiệp nhựa. Một số

1.98 2.1 2.5

3.04 3.44 3.65

4.90

0 1 2 3 4 5 6

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

14.22%

1.55%

84.23%

Miền Bắc Miền Trung Miền Nam

29 thương hiệu với các sản phẩm nhựa nổi tiếng trên thị trường được người tiêu dùng biết đến tiêu biểu phải kể tới đó là: nhựa Việt Nhật- công ty TNHH sản xuất nhựa Việt Nhật, Song Long Plastic- công ty TNHH Song Long, nhựa Tân Hiệp Hưng- công ty TNHH sản xuất thương mai dịch vụ Tân Hiệp Hưng, ống nhựa Tiền Phong- CTCP nhựa Thiếu niên Tiền Phong… Mặc dù số lượng các doanh nghiệp trong ngành rất đông nhưng các doanh nhiệp nhỏ và vừa lại chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp nhựa trong nước. Bên cạnh đó, do quy mô nhỏ dẫn đến khả năng cạnh tranh thấp nên có khoảng hơn 90% doanh nghiệp nhựa Việt Nam chưa thể tạo dựng được thương hiệu cho riêng mình mà trở thành xưởng gia công cho nước ngoài. Một hạn chế rất lớn nữa và là đặc trưng của ngành nhựa nước ta đó là chưa thể chủ động nguyên liệu đầu vào để phục vụ sản xuất mà khoảng 80% nguồn nguyên liệu phục vụ sản xuất phải phụ thuộc vào nhập khẩu.

Theo “ Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam” tầm nhìn đến năm 2025 thì mục tiêu là sẽ phát triển ngành công nghiệp nhựa thành một ngành kinh tế mạnh, có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Theo đó, giá trị sản xuất nhựa sẽ đạt 16.52%, trong đó, giảm tỷ trọng nhóm bao bì nhựa và phát triển tập trung vào mảng sản xuất các sản phẩm nhựa công nghệ cao. Từ đó, từng bước sẽ đồng bộ, tự chủ sản xuất nguyên liệu, chế biến thành phẩm đưa ngành nhựa Việt Nam phát triển và gia tăng năng lực cạnh tranh với khu vực cũng như trên thế giới.

Biểu đồ 2.3: Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam giai đoạn 2015- 2021

(Nguồn: Bộ Công Thương )

38% 34% 31%

29% 18% 17%

18%

25% 27%

15% 23% 25%

0%

20%

40%

60%

80%

100%

120%

2015 2020 2025

Nhựa bao bì Nhựa gia dụng Nhựa xây dựng Nhựa công nghệ cao

30 Ngày 30/06/2019, “ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu

” (gọi tắt là EVFTA) được ký kết đã mở ra một cơ hội lớn và sẽ tác động mạnh mẽ đến kinh tế Việt Nam. Ngành công nghiệp sản xuất nhựa chính là một trong những ngành kinh tế được dự đoán sẽ có được những lợi ích lớn từ EVFTA cụ thể là những cơ hội để thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như gia tăng cả xuất khẩu và nhập khẩu.

Đây là một trong những yếu tố cho thấy ngành công nghiệp nhựa Việt Nam đang có nhiều dư địa để tăng trưởng, gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, để giữ vững chỗ đứng của mình các doanh nghiệp cần phải đề ra những chiến lược kinh doanh bền vững để tranh thủ nắm bắt các cơ hội trước mắt cũng như lâu dài, phát triển dần theo các xu hướng mới. Theo cẩm nang “EVFTA và Ngành nhựa Việt Nam”

ngành nhựa nước ta sẽ phát triển theo các xu hướng sau:

- Tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành nhựa.

Trong thời gian gần đây các FTA thế hệ mới mà nước ta đã ký như: CPPTPP, EVFTA, RCEP sẽ mở ra các cơ hội để thu hút nguồn vốn đầu tư không chỉ từ các đối tác FTA mà còn rất nhiều các quốc gia khác và ngành nhựa cũng được hưởng lợi từ việc này.

Do thị trường nhựa trong quá khứ vẫn chưa thu hút được nhiều nguồn vốn từ nước ngoài nên cơ hội vẫn rất lớn dành cho các nhà đầu tư. Điều đó cũng cho thấy ngành nhựa là một ngành còn rất nhiều tiềm năng phát triển ở nước ta. Trong thời gian sắp tới ngành nhựa có thể sẽ ngày càng năng động hơn và nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. Với kĩ thuật, công nghệ và tiềm lực tài chính của khối ngoại sẽ có thể phần nào đó giải quyết được sự khó khăn về nguyên liệu cũng như máy móc thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Nhờ vậy mà chi phí đầu vào có thể được giảm đi.

- Các sản phẩm nhựa kỹ thuật cao sẽ có xu hướng tăng lên.

Ngành nhựa là ngành sản xuất ra các nguyên liệu đầu vào đáp ứng nhu cầu của nhiều ngành khác. Tuy nhiên, ngày nay sự phát triển ngày càng cao của khoa học kĩ thuật đòi hỏi các nguyên liệu nhựa sử dụng cũng phải đáp ứng được yêu cầu đó. Do đó, dự kiến trong thời gian tới đây nhu cầu đối với các nguyên liệu từ nhựa kỹ thuật cao sẽ tăng lên.

31 Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nhựa trong nước cũng đã quan tâm đến việc đầu tư cho công nghệ hiện đại để đáp ứng được các nhu cầu nhựa chất lượng cao phục vụ thị trường cả trong nước và xuất khẩu. Khối ngoại cũng đang đẩy mạnh nguồn lực với tiềm lực về vốn, công tác quản lý, công nghệ để thâm nhập sâu vào thị trường nhựa Việt Nam và giúp nâng cao kỹ thuật của ngành công nghiệp nhựa. Vì thế, khi khả năng cung ứng của các doanh nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu thì thị trường nhựa kỹ thuật cao sẽ có xu hướng phát triển mạnh trong tương lai gần.

- Các sản phẩm nhựa chất lượng cao, thân thiện với môi trường sẽ được ưa chuộng nhiều hơn trong thời gian sắp tới.

Do tình hình kinh tế của cả thế giới và Việt Nam đều gặp khó khăn vì đại dịch nên các sản phẩm nhựa trong ngắn hạn sẽ có nhu cầu sử dụng nhiều là các sản phẩm bình dân. Nhưng trong trung và dài hạn có thể điều này sẽ thay đổi. Với thu nhập ngày càng cao của người dân thì nhu cầu đối với các sản phẩm nhựa chất lượng cao sẽ gia tăng, đặc biệt để thay thế các sản phẩm từ các nguyên liệu truyền thống như thuỷ tinh sắt, thép…

Bên cạnh đó, người tiêu dùng ngày càng có ý thức hơn với vấn đề bảo vệ môi trường, họ đang dần chuyển sang sử dụng sản phẩm nhựa thân thiện môi trường như nhựa dễ phân hủy, nhựa có thể tái chế. Nếu các doanh nghiệp nhựa trong nước muốn các sản phẩm nhựa của mình có chỗ đứng ổn định và tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật thì họ cũng phải có sự thay đổi để đáp ứng được xu hướng mới này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố tác động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)