CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về ngành nhựa Việt Nam
2.1.2. Hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong giai đoạn suốt 7 năm từ 2015-2021 nền kinh tế đã chứng kiến rất nhiều thăng trầm với những diễn biến hết sức phức tạp. Dịch bệnh xảy ra năm 2020 đã kéo cả nền kinh tế đi xuống, tất cả các ngành, các lĩnh vực đều phải chịu ảnh hưởng về nhiều mặt. Thị trường ngành nhựa cũng như các ngành khác đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức. Lợi nhuận ngày một giảm sút, sản xuất nhiều nhưng đầu
32 ra lại không đảm bảo khiến doanh thu thấp trong khi chi phí lại không ngừng tăng, từ đó dẫn đến mục tiêu hiệu quả không thể đạt được. Có thể nói, hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp ngành nhựa cũng chịu biến động theo tình hình chung của nền kinh tế. Để đánh giá HQTC của ngành nhựa tác giả sẽ xem xét biến động của 2 chỉ số ROA và ROE. Bên cạnh đó, kết hợp xem xét thực trạng cụ thể của các doanh nghiệp đang hoạt động để có được cái nhìn tổng quát và chính xác nhất.
Biểu đồ 2.4: ROA và ROE trung bình hàng năm của các doanh nghiệp ngành nhựa giai đoạn 2015-2021
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Nhìn chung, qua biểu đồ ta thấy có sự tương đồng giữa 2 chỉ số thể hiện HQTC của doanh nghiệp là ROA và ROE. Giai đoạn từ 2015-2019 cả 2 chỉ số đều giảm dần cụ thể là ROA giảm 3.54%, ROE giảm 8.78% trong 5 năm. Sau đó, năm 2020 đã có sự tăng nhẹ với ROA tăng 0.77% và 0.59% với ROE. Cuối cùng, đến năm 2021 ROA và ROE lại cùng giảm lần lượt về mốc 5.48% và 9.97%. ROA trung bình tính trong cả giai đoạn 7 năm là khoảng 6.74% và ROE là 13.3%. Để có cái nhìn rõ ràng hơn về cả 2 chỉ số thì việc tiến hành phân tích cụ thể từng chỉ số là điều cần thiết.
8.63% 8.56%
7.79%
5.74%
5.09% 5.86% 5.48%
18.32%
17.58%
16.45%
11.10%
9.54% 10.13% 9.97%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
14.00%
16.00%
18.00%
20.00%
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
ROA ROE
33 2.1.2.1. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
Bảng 2.1: Tổng hợp số lượng doanh nghiệp theo ROA giai đoạn 2015-2021
ROA (%) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
<0 0 0 1 0 1 0 1
0≤ ROA
≤6.74 %
12 11 9 14 15 16 15
>6.74 % 10 11 12 8 6 6 6
Tổng cộng
22 22 22 22 22 22 22
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Biểu đồ 2.5: Tổng hợp tỷ trọng các doanh nghiệp theo ROA giai đoạn 2015-2021
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Giai đoạn 2015- 2021 có thể nhận thấy tỷ số ROA của các doanh nghiệp ngành nhựa niêm yết trung bình ở mức 6.74%. Đây là một con số được đánh giá khá cao so với nhiều ngành công nghiệp khác. Nó thể hiện rằng trung bình nếu doanh nghiệp ngành nhựa đầu tư 100 đồng vào tài sản trong kỳ thì sẽ thu được 6.74 đồng lợi nhuận sau thuế. ROA trung bình năm 2015 là cao nhất trong 7 năm.
0.00 0.00 4.55 0.00 4.55 0.00 4.55
54.55 50.00 40.91 63.64 68.18 72.73 68.18
45.45 50.00 54.55
36.36 27.27 27.27 27.27
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
<0 0≤ ROA ≤6.74% >6.74%
34 Ở khoảng ROA âm, chỉ có 3 doanh nghiệp là: RDP (-4.16%), VNP (-0.46%),TTP (-0.74%) tương ứng với 3 năm là 2017, 2019, 2021 chiếm tỷ trọng 4.55%. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp trong kỳ đó gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hoạt động không hiệu quả dẫn đến doanh thu không đủ bù đắp cho chi phí khiến đến lợi nhuận bị âm nên ROA cũng âm. Các công ty này cần phải kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn, học hỏi từ các oanh nghiệp khác, kinh doanh tốt trong ngành để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản, từ đó đạt được HQTC cao.
Còn lại, đa số các công ty hoạt động trong ngành nhựa trên TTCK Việt Nam đều có ROA dương. Số lượng công ty nằm trong khoảng từ 0 đến mức trung bình vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất qua từng năm và xu hướng đang tăng dần. Tuy nhiên, số lượng doanh nghiệp trong khoảng này không phải là các doanh nghiệp có ROA ở nhóm dưới 0 phát triển lên mà hầu như là từ nhóm có ROA cao hơn trung bình tụt xuống. Tỷ trọng 54,55% năm 2015 đến năm 2020 đã lên đến 72.73% và giảm nhẹ còn 68.18% năm 2021. Nhóm trên mức trung bình cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ nhưng đang dần giảm xuống. Giai đoạn 2015-2017 có dấu hiệu tăng lên từ 45.45%
lên đến 54.55%, nhưng từ năm 2018 lại bắt đầu giảm nhiều cho đến năm 2021 vẫn giữ ở tỷ trọng 27.27% và chưa có dấu hiệu sẽ tăng trở lại. Điều này cho thấy HQTC của các doanh nghiệp nhựa đang biến động theo chiều hướng xấu đi. Tuy nhiên, hoàn toàn có thể hiểu được tại sao tỷ số ROA lại có xu hướng như vậy. Dịch bệnh bùng phát và kéo dài gây ra rất nhiều những khó khăn khiến hoạt động của nhiều doanh nghiệp bị đình trệ, lợi nhuận giảm mạnh. Nhiều doanh nghiệp đang làm ăn hiệu quả các chỉ số đều ở mức tốt nhưng rất nhanh lại bị rơi vào trạng thái khủng hoảng. Trong điều kiện đặc biệt khó khăn như vậy, mặc dù ROA giảm đi nhưng vẫn giữ được ở mức ổn, không bị âm vẫn là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành nhựa. Tới đây, khi dịch bệnh đã được đẩy lùi, nền kinh tế dần hồi phục sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp ngành nhựa đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, phát triển trở lại từ đó, HQTC sẽ có sự tăng trưởng cao hơn so với giai đoạn dịch bệnh 2020-2021.
35 2.1.2.2. Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Bảng 2.2: Tổng hợp số lượng doanh nghiệp theo ROE từ năm 2015-2021
ROE (%) 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
Số lượng
<0 0 0 1 0 1 0 1
0≤ ROE
≤13.3 %
10 8 10 15 13 14 15
>13.3 % 12 14 11 7 8 8 6
Tổng cộng 22 22 22 22 22 22 22
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)
Biểu đồ 2.6: Tổng hợp tỷ trọng các doanh nghiệp theo ROE giai đoạn 2015-2021
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bảng và biểu đồ trên cho biết trong giai đoạn 7 năm từ 2015-2022, ROE trung bình của 22 doanh nghiệp đại diện cho ngành nhựa là 13.30%. Điều này thể hiện rằng trung bình các công ty cứ đầu tư 100 đồng vốn chủ sở hữu trong kỳ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu được 13.3 đồng lợi nhuận sau thuế. Cụ thể ta thấy khả năng sinh lời trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong cùng ngành không đều
0.00 0.00 4.55 0.00 4.55 0.00 4.55
45.45 36.36
45.45 68.18 59.09 63.64 68.18
54.55 63.64 50.00
31.82 36.36 36.36 27.27
0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021
<0 0≤ ROE ≤13.3% >13.3%
36 nhau. Tuy nhiên qua các số liệu thống kê có thể đánh giá rằng các doanh nghiệp trong ngành nhựa có tỷ số ROE tương đối cao.
Hầu hết các công ty đều có ROE dương. Trong 3 năm 2017, 2019, 2021 mỗi năm chỉ có 1 doanh nghiệp có ROE âm (<0). Nhưng trong năm 2017 có 1 doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời âm khá lớn (-11.4%) đó là CTCP Rạng Đông Holding (RDP). Cụ thể, năm 2017 dòng tiền hoạt động kinh doanh chính là âm 41,4 tỷ đồng. Trong khi hoạt động kinh doanh không tạo ra tiền và có thâm hụt vốn thì hoạt động đầu tư lại đang ở giai đoạn mở rộng. Vì thế, doanh nghiệp phải đẩy mạnh việc huy động vốn từ các nguồn khác nhau, chủ yếu trong đó là vốn vay. Những năm sau đó, hiệu quả kinh doanh vẫn không mấy khả quan, doanh nghiệp liên tục thâm hụt vốn trong thời gian dài.
ROE nằm trong khoảng từ 0 đến mức trung bình có xu hướng ổn định và duy trì qua các năm. Đặc biệt, từ năm 2017 đã tăng từ 45.45% lên đến 68.18% vào năm 2018.
Tuy nhiên ở khoảng ROE trên mức trung bình thì số lượng doanh nghiệp đã giảm dần xuống qua các năm mặc dù xu hướng không đều, có năm giảm lại có năm tăng nhưng là giảm nhiều và tăng ít. Đến năm 2021 tỷ trọng chỉ còn 27.27% . Đây cũng là một điều dễ hiểu do tác động của đại dịch Covid-19 nên tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp không thể tránh khỏi những khó khăn, lợi nhuận giảm dần dẫn đến hiệu quả sinh lời cũng không được như kì vọng. Ở nhóm tỷ suất cao này có thể nhắc đến một số công ty nổi bật luôn giữ được tỷ suất ROE cao qua từng năm như:
CTCP Nhựa Việt Nam (VNP), CTCP Nhựa Hà Nội (NHH), CTCP Nhựa bao bì Vinh (VBC)… Có thể nói, đứng trước những khó khăn do dịch gây ra nhưng các doanh nghiệp này vẫn có thể tiếp tục kinh doanh với kết quả tốt, hiệu quả tài chính vẫn được duy trì, điều này đã đặt ra nhiều hy vọng và niềm tin vào sự trở lại mạnh mẽ và phát triển vượt bậc của các doanh nghiệp ngành nhựa trong thời gian tới.