NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh grandcare (Trang 22 - 25)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

Đào tạo nguồn nhân lực gồm có đào tạo kỹ năng và đào tạo kiến thức. Để xác định được đào tạo nội dung gì thì phải căn cứ vào đối tượng được đào tạo.

Kỹ năng là sự thông thạo được phát triển thông qua quá trình đào tạo và kinh nghiệm.Thông thường, kỹ năng là những điều cần được học, chúng ta có thể phát triển những kỹ năng của mình thông qua việc trau dồi kiến thức. Vì vậy, đào tạo kỹ năng trang bị cho người học vốn kiến thức để họ có thể áp dụng vào thực tế trong những tình huống tương tự. Đào tạo về kỹ năng gồm có đào tạo về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quan sát, kỹ năng đàm phán, kỹ năng tự nhận thức bản thân, kỹ năng quản lý thời gian,…

Kiến thức là sự hiểu biết lý thuyết và thực nghiệm về một chủ đề nào đó. Như vậy, chứng tỏ đào tạo kiến thức khác với đào tạo kỹ năng ở chỗ đào tạo kiến thức thì người học chỉ áp dụng vào một công việc cụ thể, không có sự phát triển còn đào tạo về kỹ năng thì người học áp dụng được vào một chuỗi công việc tương tự.

Như vậy, tùy vào đối tượng, điều kiện, lĩnh vực của từng doanh nghiệp để xác định các nội dung khác nhau:

Đào tạo tiếp nhận thông tin: Các phương pháp đào tạo phù hợp với việc tiếp nhận thông tin bao gồm các bài giảng, các buổi thuyết trình, phim, video, cũng như các chương trình hướng dẫn mà trong đó các thông tin có thể được trình bày hoặc

trên giấy in hoặc trên máy tính.

Đào tạo kỹ năng: Các phương pháp đào tạo thích hợp với đào tạo kỹ năng bao gồm phương pháp đào tạo bằng công việc cụ thể như đào tạo bằng biện pháp hướng dẫn công việc ( hay còn gọi là phương pháp: nói, chỉ dẫn, làm và ôn luyện) và huấn luyện cũng như đào tạo sơ bộ, dạy nghề và hướng dẫn bằng video.

Đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp: Các phương pháp phù hợp với chương trình đào tạo thay đổi kỹ năng và thái độ giao tiếp bao gồm các hội nghị, thảo luận, đóng vai, xây dựng hành vi và huấn luyện nhạy cảm như huấn luyện khả năng ra quyết định và giải quyết vấn đề. Các phương pháp phù hợp bao gồm: phương pháp phân tích, giải quyết tình huống, trò chơi kinh doanh.

1.3.2. Hình thức đào tạo nguồn nhân lực

Có nhiều hình thức để đào tạo nguồn nhân lực. Mỗi một hình thức có những cách thực hiện riêng, ưu nhược điểm riêng mà các tổ chức cần phải căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng phương pháp phù hợp nhất. Hiện nay, có hai hình thức đào tạo phổ biến:

Đào tạo trong công việc

Đào tạo trong công việc: “là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn”. Đào tạo trong công việc bao gồm một số phương pháp sau:

- Đào tạo theo kiểu chỉ dẫn công việc: phương pháp phổ biến dùng để dạy kỹ năng thực hiện công việc cho người lao động theo quy trình định sẵn. Quá trình đào tạo bắt đầu bằng sự giới thiệu và giải thích của người dạy về mục tiêu công việc và chỉ dẫn tỉ mỉ cho nhân sự mới theo từng bước về cách quan sát, trao đổi, học hỏi và làm thử cho tới khi thành thạo.

Ưu điểm: giúp lĩnh hội kiến thức và kỹ năng dễ dàng, không cần phương tiện và trang thiết bị riêng cho học tập.

Nhược điểm: có thể làm hư hỏng trang thiết bị.

- Kèm cặp và chỉ bảo: áp dụng cho cán bộ quản lý và các nhân viên giám sát, quy trình như phương pháp trên. Phương pháp này giúp người học có thể học được các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc trước mắt và công việc trong tương lai

thông qua sự kèm cặp, chỉ bảo của người quản lý trực tiếp, người có kinh nghiệm hơn, người cố vấn.

Ưu điểm: người học tiếp thu, lĩnh hội các kỹ năng, kiến thức cần thiết dễ dàng và có điều kiện làm thử các công việc thật.

Nhược điểm: người học không được làm công việc đó đầy đủ thực sự, có thể tiếp thu một số cách làm việc không tiên tiến.

- Luân chuyển và thuyên chuyển công việc: là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai. Phương pháp này thực hiện theo ba cách sau: Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ; người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ; người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn.

Như vậy, nhóm các phương pháp đào tạo trong công việc có ưu điểm chung là có thể tiết kiệm chi phí vì thường không yêu cầu một không gian hay trang thiết bị đặc thù; có cơ hội đào tạo kỹ năng làm việc nhóm; có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và có thu nhập trong khi học; mang lại sự chuyển biến tức thì trong kiến thức và kỹ năng đào tạo (mất ít thời gian đào tạo); cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức mong đợi ở họ sau khi quá trình đào tạo kết thúc. Tuy nhiên, đào tạo trong công việc có thể gặp phải những trường hợp không tốt cho học viên là lý thuyết được trang bị không có hệ thống, bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy.

Đào tạo ngoài công việc

Đào tạo ngoài công việc: “ Là phương pháp đào tạo trong đó người học được tách khỏi sự thực hiện các công việc thực tế”.

Một số phương pháp đào tạo ngoài công việc:

- Đào tạo qua lớp ngắn hạn và dài hạn: Đào tạo về nghệ thuật lãnh đạo, kĩ năng đàm phán, thuyết trình,…các chương trình có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng.

Chương trình, khóa đào tạo riêng biệt nhằm cũng cấp thêm các kiến thức cơ bản về

lĩnh vực, tài chính, kinh tế…

- Các chương trình đào tạo cấp bằng tốt nghiệp: Cao đẳng, đại học, cao học quản trị kinh doanh hoặc sau đại học. Các chương trình này được tổ chức kiểu tại chức, học viên học ở ngoài giờ vào buổi tối hoặc mỗi quý tập trung một đợt học khoảng 1 hay 2 tuần.

- Các hội nghị, thảo luận: Phương pháp này được tổ chức dưới dạng giảng bài hay hội nghị bên ngoài, có thể được tổ chức riêng hay kết hợp với các chương trình đào tạo khác. Học viên sẽ học các kiến thức kinh nghiệm cần thiết thông qua việc thảo luận từng chủ đề trong từng buổi và dưới sự lãnh đạo của nhóm. Phương pháp này khá đơn giản, dễ tổ chức, không cần nhiều trang thiết bị, tuy nhiên phạm vi tổ chức hẹp và tốn thời gian.

- Đào tạo theo phương thức từ xa: Là phương pháp đào tạo mà người dạy và người học không trực tiếp gặp nhau tại một địa điểm và cùng thời gian, mà thông qua phương tiện nghe, nhìn trung gian. Phương tiện trung gian này có thể là sách, tài liệu học tập, Internet…cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin các phương tiện trung gian ngày càng đa dạng.

- Đào tạo theo kiểu phòng thí nghiệm: Phương pháp này bao gồm các hội thảo học tập trong đó sử dụng các kỹ thuật như: bài tập tình huống, diễn kịch, mô phỏng trên máy tính, trò chơi quản lý hoặc là các bài tập giải quyết vấn đề. Đây là cách đào tạo hiện đại ngày nay, nhằm giúp cho người học thực tập giải quyết các tình huống giống thực tế.

Như vậy, đào tạo ngoài công việc có ưu điểm là giúp người học có cơ hội tiếp xúc với những chương trình đào tạo hiện đại, bài bản làm thay đổi tư duy và tầm nhìn của người lao động, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cho tổ chức. Tuy nhiên, nhược điểm của nhóm phương pháp này là chi phí đào tạo cao, thời gian đào tạo dài.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực tại công ty tnhh grandcare (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)