CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
Toàn cầu hóa không chỉ là vấn đề của quốc gia, khu vực mà còn là công việc của từng tổ chức, doanh nghiệp. Chính họ là chủ thể của quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Có thể nói, toàn cầu hóa đang tạo ra yêu cầu, động lực và điều kiện để đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của Việt Nam. Đây vừa là điều kiện thuận lợi, vừa là thách thức lớn trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực. Toàn cầu hóa đã kích thích sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ đòi hỏi người lao động phải không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ để theo kịp tốc độ phát triển ngày một nhanh của xã hội. Hơn thế nữa, trong xu thế toàn cầu hóa về sản xuất và tiêu dùng đã góp phần nhấn mạnh sự cần thiết của phát triển nguồn nhân lực, từ đó, mỗi cá nhân phải có ý thức học tập, mong muốn được đào tạo để nâng cao trình độ và kiến thức, các tổ chức doanh nghiệp phải chú trọng hơn tới công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để có thể phát triển và đứng vững trên thị trường đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt.
1.4.2. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến nguồn nhân lực. Để duy trì doanh nghiệp, các nhà lãnh đạo cần áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào các hoạt động của doanh nghiệp để thực hiện thắng lợi mục tiêu của doanh nghiệp.
Nhưng để áp dụng những thành tựu của khoa học, công nghệ đó đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới. Vì vậy, người lao động thường xuyên tham gia tập huấn, đào tạo lại, đào tạo nâng cao để đáp ứng yêu cầu những thay đổi của khoa học hiện tại và thích ứng những thay đổi mới trong tương lai.
Ngày nay, các doanh nghiệp ngày càng đầu tư, chú trọng vào công nghệ thiết bị để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao nhất cho mình, đòi hỏi người lao động phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng mới để có thể đáp ứng được với sự thay đổi đó. Sự thay đổi về quy trình công nghệ của các doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực của công ty. Đặc biệt là đối với doanh nghiệp có tính chất đặc thù là hoạt động chuyên về lĩnh vực xây dựng thì các quy trình công nghệ rất phức tạp. Yêu cầu đặt ra là cần nâng cao chất lượng lao động để họ tiếp cận được công nghệ một cách tốt nhất, đáp ứng được các yêu cầu của các hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4.3. Sức ép về chất lượng
Đối với một doanh nghiệp hay một tổ chức thì việc cung ứng sản phẩm, dịch vụ ra ngoài thị trường là một hoạt động không thể thiếu. Ngày nay, đối thủ cạnh tranh thì rất nhiều và nhu cầu của khách hàng thì càng ngày càng cao. Để có thể đứng vững trên thị trường và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng buộc doanh nghiệp phải phát triển
sản phẩm, mang tới cho khách hàng những trải nghiệm thật tốt về sản phẩm của mình.
Vì thế doanh nghiệp phải không ngừng đổi mới cả về hình thức lẫn chất lượng sản phẩm. Và nhân lực sẽ là những người thực hiện điều đó, với sức ép về chất lượng dịch vụ cũng như chất lượng sản phẩm cung ứng ra thị trường đòi hỏi doanh nghiệp cần phải lập tức triển khai kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực, giúp họ có những kiến thức và kĩ năng cần thiết để ứng dụng vào công việc hàng ngày.
1.4.4. Vai trò của nguồn nhân lực
Với bất kỳ tổ chức nào thì nhân lực cũng là nguồn lực cần thiết và quan trọng nhất, có vai trò quyết định đến lợi nhuận và sự phát triển của công ty. Dựa vào tính chất của công việc mà nguồn nhân lực từ người quản lý đến nhân viên đều phải có kiến thức cơ bản về công việc mình đang làm, ý thức được trách nhiệm của mình cũng như đồng hành cùng nhau để thực hiện mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia đã nói rằng, cạnh tranh trong thời đại 4.0 không phải là cạnh tranh về vốn hay tài nguyên mà đó là cạnh tranh về nhân lực. Nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao có trí tuệ, kinh nghiệm, kỹ năng, tính năng động, sáng tạo, có khả năng thực hiện công việc tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp thành công hơn trong tương lai. Để có một vị thế vững chắc trong một môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì buộc các DN phải biết sử dụng và khai thác hiệu quả các nguồn lực của mình đặc biệt là nguồn lực con người. Nhân lực của mỗi tổ chức, DN đều mang những đặc điểm riêng và là một yếu tố đặc biệt tiềm năng, chưa được khai thác hết nên sẽ giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mỗi tổ chức.
1.4.5. Nhấn mạnh tới thực hiện chiến lược
Để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hiệu quả thì việc thực hiện chiến lược cũng là một yếu tố có sức ảnh hưởng lớn. Doanh nghiệp cần phải ổn định và duy trì nguồn lực hiện có bằng cách hoàn thiện các quy chế, quy định, chính sách hiện đang áp dụng tại các đơn vị. Xác định chiến lược của doanh nghiệp một cách cụ thể nhằm phát triển về chất lượng và đảm bảo đủ về số lượng nhân lực theo chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của công ty. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác hoạch định nguồn nhân lực trong doanh nghiệp của mình. Công tác hoạch định dự báo được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng, năng lực cần có của nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu phát triển của tổ chức. So sánh các yêu cầu
trên với kết quả đánh giá nguồn nhân lực hiện có sẽ xây dựng được quy hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hoạch định, từ đó cũng đưa ra được kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn và hàng năm của tổ chức. Phân tích công việc thực chất là phân tích chức năng, nhiệm vụ và công việc để xác định rõ nội dung, tên gọi, trách nhiệm và các mối liên hệ của từng nhiệm vụ, từ đó có thể lượng hóa được các yêu cầu về năng lực cần thiết cho từng vị trí công tác ở các khía cạnh kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất như thái độ, tác phong của người lao động… Từ đó đưa ra chiến lược đào tạo nguồn nhân lực một cách phù hợp và thực hiện có mục tiêu rõ ràng, cần đầu tư cho nguồn nhân lực có trọng điểm chứ không đào tạo tràn lan.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 1
Từ chương 1, ta hệ thống hóa cơ sở lý luận về đào tạo nguồn nhân lực trên các khía cạnh: một số khái niệm cơ bản, tầm quan trọng của đào tạo NNL, quy trình đào tạo NNL;
nội dung và hình thức đào tạo NNL, các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo NNL.
Đây là những cơ sở khoa học quan trọng để nhìn nhận, phân tích đánh giá về thực tiễn đào tạo NNL trong các tổ chức, DN. Trên cơ sơ đó, đề ra những giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực nói riêng, hiệu quả quản trị nguồn nhân lực nói chung.