CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.2. Năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
1.2.2. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán
Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp nói chung hay CTCK nói riêng thì các chỉ tiêu định tính đóng vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong ngành kinh doanh yêu cầu cao về chất xám cũng như tính thích ứng cao với biến động thị trường như chứng khoán. Hệ thống các chỉ tiêu định tính phản ánh năng lực cạnh tranh của công ty chứng khoán:
Chất lượng sản phẩm và giá cả dịch vụ
Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của CTCK là sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng trên nền tảng ổn định nhằm thu hút được một lượng khách hàng mới và duy trì lượng khách hàng cũ của công ty. Chất lượng dịch vụ được phản ánh qua 5 mức độ thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ của công ty: Mức độ tín nhiệm; Mức độ bảo đảm; Mức độ thực hiện; Mức độ cảm thông.
Kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh đặc biệt mà trong đó các sản phẩm tạo ra rất dễ bị bắt chước. Hơn thế nữa trong điều kiện thị trường chứng khoán ngày càng phát triển mạnh mẽ, khách hàng không những yêu cầu sản phẩm dịch vụ được cung cấp phải đạt chất lượng cao mà còn đòi hỏi sự đa dạng trong các sản phẩm để phục vụ các mục đích đầu tư khác nhau. Do đó, các CTCK muốn chiếm lĩnh thị trường, thu hút và giữ chân khách hàng cần liên tục sáng tạo, tìm ra các sản phẩm mới, đồng thời với nhiệm vụ không ngừng nâng cao chất lượng các sản phẩm sẵn có để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Có thể thấy với đặc thù của lĩnh vực đầu tư chứng khoán và số lượng lớn các CTCK trên thị trường hiện nay, khách hàng luôn có xu hướng tìm tới những CTCK có thể đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của mình với chi phí
hợp lý nhất. Chính vì vậy, sự đa dạng hóa và chất lượng các sản phẩm, dịch vụ là nhân tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng tới khả năng thu hút và giữ chân khách hàng từ đó quyết định tới khả năng cạnh tranh của CTCK. CTCK sở hữu những dịch vụ đa dạng đáp ứng được nhiều yêu cầu của khách hàng và đồng thời cũng có những sản phẩm đạt chất lượng tốt sẽ có lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn trên thị trường.
Cơ sở vật chất và Trình độ công nghệ
Kinh doanh chứng khoán là lĩnh vực kinh doanh có sự gắn kết chặt chẽ với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong đó quan trọng nhất là công nghệ thông tin. Chỉ tiêu về cơ sở vật chất và trình độ công nghệ đánh giá về cơ sở vật chất của trụ sở, các chi nhánh và khả năng áp dụng các công nghệ tiến bộ nhất vào hoạt động kinh doanh của CTCK. Nhờ có sự phát triển và lợi ích của khoa học công nghệ, CTCK sở hữu cở sở vật chất hiện đại, hệ thống công nghệ tiên tiến sẽ đảm bảo tốt khả năng cung ứng các dịch vụ chất lượng cao, thực hiện các hoạt động kinh doanh chính xác, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Từ đó tạo nên lợi thế cạnh tranh tốt hơn so với các đối thủ khác.
Các thước đo đánh giá chỉ tiêu này có thể là hạ tầng, cơ sở vật chất, công nghệ, các phần mềm ứng dụng mà công ty tạo ra hoặc ngay từ khả năng tích hợp với hệ thống của sở giao dịch và các ngân hàng.
Chất lượng nguồn nhân lực
Trong mọi hoạt động, con người luôn đóng vai trò quan trọng, giữ vị trí then chốt, có tính chất quyết định đến kết quả cuối cùng của các hoạt động. Đối với chứng khoán, nhân sự là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng và tạo ra sự khác biệt giữa các tổ chức định chế tài chính trung gian trên thị trường. Trong lĩnh vực đòi hỏi chất xám cao như chứng khoán, muốn hoạt động có hiệu quả thì chắc chắn các chủ thể kinh doanh cần phải đầu tư chất xám để có khả năng phân tích, truyền đạt thông tin, các nhân tố tác động, các chỉ tiêu tài chính chính xác và nhanh chóng nhất cùng với tinh thần trách nhiệm cao. Mặc dù có sự phụ trợ của các phần mềm công nghệ hiện đại nhưng đội ngũ nhân sự của CTCK vẫn là yếu tố tiên quyết góp phần tạo nên thành
năng và năng lực cạnh tranh của CTCK. Việc đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của CTCK được thực hiện thông qua các chỉ tiêu về trình độ học vấn, kinh nghiệm trong kinh doanh, tính chuyên nghiệp và tư cách đạo đức của các nhân viên và ban lãnh đạo của công ty.
Quản trị rủi ro
Trong thị trường nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc đề phòng từ các rủi ro từ hệ thống cho đến các rủi ro phi hệ thống ngày càng được chú trọng phát triển. Để bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, hoạt động theo đúng chiến lược đề ra và giữ vững các thành quả của mình thì các CTCK cần có nhiều biện pháp quản trị rủi ro hiệu quả. Việc lập trình sẵn kế hoạch trước các tình huống bất ngờ giúp công ty giảm thiểu thiệt hại xuống mức nhỏ nhất và tránh được hậu quả nghiêm trọng hơn. Hoạt động QTRR được thực hiện tốt sẽ giúp hoạt động Quản trị doanh nghiệp phát huy hiệu quả cao hơn, và giúp hoạt động Kiểm soát Nội bộ được thực hiện đúng hướng hơn cùng với phân bổ nguồn lực phù hợp hơn. Chỉ tiêu QTRR nhằm đánh giá tính chủ động và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh. Khi thực hiện xem xét, đánh giá năng lực QTRR, cần xét tới các yếu tố như: kinh tế, lãi suất, pháp luật, đối thủ cạnh tranh… Việc đánh giá các loại rủi ro cần được xem xét tổng hợp về mức độ ảnh hưởng và khả năng xảy ra. Từ đó, công ty sẽ đưa ra được các phương pháp quản trị phù hợp, đúng định hướng, theo hệ thống một cách hiệu quả và chuyên nghiệp. Một công ty có chiến lược quản lý rủi ro tốt có thể giảm thiểu những nhân tố làm xáo trộn kế hoạch kinh doanh, đảm bảo mục tiêu kinh doanh.
Thương hiệu công ty
Trong hoạt động kinh doanh chứng khoán cũng như các hoạt động kinh doanh khác thì uy tín, thương hiệu của công ty là một yếu tố mà hầu hết các khách hàng sẽ xét tới trước khi lựa chọn cho mình nhà cung cấp dịch vụ tốt nhất. Thương hiệu cũng như uy tín công ty thường được hình thành xuyên suốt quá trình hoạt động kinh doanh thông qua việc cung cấp các sản phẩm chất lượng; qua dịch vụ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, tận tình; qua kết quả kinh doanh tốt trong một khoảng thời gian dài liên tục…. Một công ty có thương hiệu sẽ tạo được niềm tin đối với các khách hàng và nhà
đầu tư bởi sự đáng tin cậy và an toàn. Đặc biệt, nếu thương hiệu trở nên nổi tiếng thì nó là phương tiện rất hữu hiệu để cạnh tranh. Bên cạnh đó, giá trị của công ty cao hay thấp phụ thuộc rất nhiều vào sự nổi tiếng của thương hiệu. Không những thế, sau khi gây dựng được uy tín, thương hiệu, việc duy trì được những thành quả đã tạo ra còn khó khăn hơn gấp nhiều lần. Tuy nhiên dễ thấy trên thị trường kinh doanh nói chung và TTCK nói riêng, CTCK có thương hiệu lâu năm, uy tín cao sẽ luôn có được vị thế vững chắc với các khách hàng, tổ chức, có được lợi thế cạnh tranh cao hơn trên thị trường.
Năng lực quản trị
Trong điều kiện hiện nay, dưới sức ép và tác động từ nhiều phía của môi trường kinh doanh, những yêu cầu về sản phẩm dịch vụ mà CTCK cung cấp ngày càng cao và đòi hỏi phải đáp ứng đươc những tiêu chuẩn hết sức khắt khe. Cùng với đó, năng lực về quản lý kinh doanh nói chung và quản trị điều hành nói riêng ngày càng phát triển và có những bước nhảy vọt đáng kể dưới sự trợ giúp của tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Chính vì vậy, CTCK muốn tồn tại và phát triển bền vững cần phải có một bộ máy điều hành quản trị đủ mạnh để sử dụng tốt nhất các nguồn lực trong quá trình hoạt động kinh doanh, biết tận dụng tiềm năng và cơ hội kinh doanh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của thị trường để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ đó, năng lực quản trị được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh trong kinh doanh của CTCK. Chỉ tiêu năng lực quản trị nhằm đánh giá sự bài bản, chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh của CTCK. Khi thực hiện xem xét, đánh giá năng lực quản trị điều hành của CTCK, cần xét tới các yếu tố như: chiến lược kinh doanh và tính hiệu quả, khả thi của chiến lược; sự đầy đủ, chuyên nghiệp, chính xác của quy trình nghiệp vụ; kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của đội ngũ lãnh đạo. Một CTCK sở hữu bộ máy quản trị tốt có thể tận dụng được các cơ hội kinh doanh, đối phó hiệu quả với các biến động, giảm chi phí, thời gian cho mỗi hoạt động kinh doanh. Từ đó nâng cao được tính cạnh tranh của công ty.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu định lượng Thị phần môi giới
Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà CTCK chiếm lĩnh được. Đây chính là tiêu chí rõ ràng nhất cho thấy năng lực cạnh tranh của một CTCK. Thị phần càng lớn chứng tỏ mức độ bao phủ của công ty càng lớn, năng lực cạnh tranh càng lớn.
Bởi để có được thị phần lớn đòi hỏi CTCK phải cạnh tranh được với các công ty khác để giành thị phần và công ty đó phải có lợi thế nhất định thu hút được khách hàng như kinh nghiệm, uy tín, chất lượng sản phẩm, dịch vụ,….
Thông thường, các doanh nghiệp lớn, uy tín cao và nhiều kinh nghiệm sẽ chiếm phần lớn thị phần trên thị trường. Thị phần của CTCK biểu hiện bằng tỷ lệ khách hàng của công ty trên tổng khách hàng của toàn bộ CTCK trên thị trường. Khách hàng chính là nhân tố quyết định sự tồn tại và phát triển của bất kỳ doanh nghiệp nào và cũng là động lực thúc đẩy các công ty nâng cao vị thế cạnh tranh của mình. Trên thị trường, các CTCK luôn tìm cách thu hút khách hàng qua giá phí, chất lượng các dịch vụ tiện ích hỗ trợ khách hàng. Một CTCK có thể thu hút được khách hàng của các công ty khác, gia tăng số lượng khách hàng của công ty mình chứng tỏ công ty đó có năng lực cạnh tranh cao. Số lượng khách hàng càng lớn thì càng chứng tỏ lợi thế cạnh tranh của công ty trong việc thu hút khách hàng.
Tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Bên cạnh đó, một công ty có tiềm lực tài chính tốt cũng thể hiện ở cơ cấu tài chính tốt và khả năng sinh lời cao. Tiềm lực tài chính của CTCK không chỉ thể hiện ở số vốn hiện có mà còn thể hiện ở khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực trong và ngoài công ty để phục vụ chiến lược phát triển của công ty. Một doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ thể hiện không chi ở khả năng huy động vốn mà còn ở khả năng sử dụng hiệu
quả nguồn vốn đó để phát triển. Đây là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK.
Mức độ gia tăng doanh thu
Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đồng thời là hoạt động tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Doanh thu của CTCK là khoản thu lãi chênh lệch bán chứng khoán tự doanh của CTCK, khoản doanh thu cung cấp dịch vụ của các hoạt động dịch vụ chứng khoán (phí môi giới, bảo lãnh phát hành, đại lý bán chứng khoán, chiết khấu chứng khoán bảo lãnh phát hành, phí tư vấn đầu tư,…), doanh thu từ các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính khác của công ty (thu lợi tức cổ phiếu, lãi trái phiếu, hoạt động cho thuê,…).
Doanh thu có ý nghĩa lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và CTCK nói riêng. Doanh thu là nguồn tài chính tiềm năng để trang trải các khoản chi phí hoạt động kinh doanh, là nguồn quan trọng để các CTCK có thể thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước như nộp thuế, là nguồn để tham gia góp vốn cổ phần, tham gia liên doanh liên kết với các đơn vị khác. Khi doanh thu không đủ đảm bảo các khoản chi phí đã bỏ ra doanh nghiệp sẽ khó khăn về tài chính. Nếu tình trạng này kéo dài, sẽ làm cho CTCK không đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường và sẽ gặp khó khăn trong kinh doanh.
Tốc độ gia tăng doanh thu thuần: Là chỉ tiêu phản ánh doanh thu thuần của doanh nghiệp theo thời gian, là tỷ lệ phần trăm của chênh lệch doanh thu năm nay so với năm trước trên doanh thu năm trước:
Tỷ suất lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần: Phản ánh kết quả của hoạt động kinh doanh. Nó cho biết cứ 100 đồng doanh thu thuần thì sinh ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh:
Mức độ sử dụng chi phí
Chi phí kinh doanh trong CTCK là toàn bộ các chi phí phát sinh liên quan đến HĐKD thường xuyên của công ty trong một thời kỳ nhất định. Chi phí kinh doanh trong CTCK bao gồm chi phí kinh doanh và chi phí tài chính.
Chi phí kinh doanh của CTCK chia làm hai bộ phận là chi phí HĐKD và chi phí QLDN. Chi phí HĐKD gồm khoản lỗ bán chứng khoán tự doanh, các khoản chi phí phát sinh liên quan đến thực hiện các hoạt động dịch vụ chứng khoán (môi giới, đại lý phát hành, tư vấn, và các hoạt động khác như chi phí cho thuê sử dụng tài sản, chi phí dự phòng,…) phản ánh chi phí thực tế phát sinh trong năm.
Chi phí QLDN trong CTCK bao gồm các khoản chi phí về lương cho nhân viên bộ phận quản lý trong công ty (tiền lương, các khoản phụ cấp,…), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn,……
Việc sử dụng tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng chi phí sẽ trực tiếp làm gia tăng lợi nhuận cho công ty. Tiết kiệm chi phí còn tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện tốt việc cung cấp dịch vụ do có thể cạnh tranh về giá cả dịch vụ cung cấp.
Đánh giá hiệu quả sử dụng các loại chi phí này qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ suất chi phí HĐKD trên Doanh thu thuần: Là tỷ lệ phần trăm giữa chi phí HĐKD chứng khoán trên doanh thu thuần. Nó phản ánh 100 đồng doanh thu thuần thu được thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí. Đối với CTCK, chỉ tiêu này có công thức như sau:
Tỷ suất chi phí QLDN trên Doanh thu thuần: Là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ phần trăm của chi phí QLDN trên doanh thu thuần. Công thức tính của chỉ số này như sau: