CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT
2.3. Vận dụng một số chỉ tiêu trong bộ tiêu chí CAMEL để đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt
Việc xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của CTCK và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh qua các chỉ tiêu định tính và định lượng mới chỉ là điều kiện cần khi nghiên cứu về đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCP Chứng khoán Rồng Việt”. Điều kiện đủ là còn phải đánh giá năng lực cạnh tranh của CTCK đó dựa trên một số quy chuẩn chung. Từ đó, các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh mới có thể được đưa ra một cách toàn diện, bài bản và phù hợp.
Khóa luận đánh giá năng lực cạnh tranh của VDS thông qua ba tiêu chí được nêu ra trong số năm bộ tiêu chí CAMEL. Mục đích của bộ tiêu chí này nhằm giúp UBCKNN giám sát và quản lý hoạt động kinh doanh của các CTCK và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời khi có sai phạm để không ảnh hưởng đến tính ổn định và minh bạch của thị trường chứng khoán. Đồng thời đây cũng là yếu tố thúc đẩy các CTCK nỗ lực hơn nữa nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh cũng như năng lực cạnh tranh trên thị trường để có thể được nâng cao xếp hạng và uy tín của mình.
Ba tiêu chí khóa luận áp dụng bao gồm:
Mức độ đủ vốn (C)
Mức độ đủ vốn của một CTCK là mức độ vốn đảm bảo đủ theo quy định của UBCKNN về tỷ lệ an toàn vốn và thỏa mãn các tiêu chí xuyên suốt quá trình kinh doanh. Việc đánh giá mức độ đủ vốn nhằm giúp xác định, đo lường, đánh giá các rủi ro trọng yếu một cách hiệu quả và xem xét những tác động đến vốn, lợi nhuận của công ty trong môi trường kinh doanh ổn định cũng như bất ổn. Từ đó hoàn chỉnh quy trình rà soát và giúp cho quá trình giám sát, quản lý được vận hành hiệu quả hơn.
Mức độ đủ vốn được đánh giá dựa trên ba chỉ tiêu sau đây:
Bảng 2.3.1. Chỉ tiêu xếp hạng mức độ đủ vốn của CTCK
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng
C1 – VCSH/Tổng TS >= 51% 10%
C2 – VCSH/Vốn pháp định >= 150% 10%
C3 – Tỷ lệ an toàn tài chính > 180% 10%
Theo đó, mức độ đủ vốn của VDS được đánh giá như sau:
Bảng 2.3.2. Mức độ đủ vốn của VDS 2019 - 2021
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Mức độ đáp ứng
so với tiêu chí
VCSH/Tổng TS 45,43% 45,4% 40,81% Chưa đáp ứng
VCSH/Vốn pháp định 348,33% 388,67% 548, 67% Đáp ứng Tỷ lệ an toàn tài chính 732% 638% 583,7% Đáp ứng
Trong đó, vốn pháp định của CTCK theo NĐCP là 300 tỷ đồng.
Nguồn: Kết quả tính toán Theo bảng trên, VDS đáp ứng tốt 2/3 chỉ tiêu theo tiêu chí mức độ đủ vốn, tương đương chiếm tỷ trọng 20%. Tuy tỷ lệ an toàn tài chính giảm trong suốt ba năm nhưng vẫn gấp nhiều lần so với quy định nên không phải là điều đáng lo ngại.
Chất lượng quản trị (M)
Với năng lực quản trị tốt về mọi mặt: chiến lược kinh doanh, bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ và ban lãnh đạo, VDS đủ điều kiện đảm bảo chất lượng quản trị tốt, giữ vững vị thế cạnh tranh trên TTCK hiện nay.
Khả năng sinh lời (E)
Khả năng sinh lời là vấn đề nòng cốt của doanh nghiệp vì nó là thước đo hiệu quả cho khả năng tạo ra lợi nhuận trong thời gian dài và tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó. Khả năng sinh lời phản ánh sự tương quan giữa quy mô và lợi nhuận của một doanh nghiệp trong một khoảng thời gian.
Bài luận đánh giá khả năng sinh lời dựa trên hai tiêu chí sau:
Bảng 2.3.3. Chỉ tiêu xếp hạng khả năng sinh lời của công ty chứng khoán
Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng
E1 – LNST/Tổng doanh thu >= 5% 10%
E2 – Lợi nhuận thuần sau thuế/VCSH >= 5% 10%
Theo đó, khả năng sinh lời của VDS được đánh giá như sau:
Bảng 2.3.4. Khả năng sinh lời của VDS giai đoạn 2019 - 2021
Chỉ tiêu 2019 2020 2021 Mức độ đáp ứng
so với tiêu chí LNST/Tổng doanh thu 10,54% 33,04% 41,78% Đáp ứng Lợi nhuận thuần sau
thuế/VCSH 3,35% 12,86% 25,94% Đáp ứng
Nguồn: Kết quả tính toán Theo bảng trên, khả năng sinh lời của VDS đáp ứng tốt so với tiêu chí, đạt đủ 20% tỷ trọng và tăng đều qua các năm. Đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận thuần sau thuế/VCSH cho thấy mức tăng ấn tượng 3,35% từ năm 2019 lên mức 25,94% năm 2021. Điều này phản ánh hoạt động kinh doanh của VDS trong thời gian qua rất hiệu quả và phát triển.
Kết luận: Sau quá trình đánh giá và nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của VDS thông qua các chỉ tiêu định tính, định lượng kết hợp với việc vận dụng một số
tiêu chí trong bộ tiêu chí CAMEL, tác giả cho rằng Rồng Việt đang có vị thế và năng lực cạnh tranh khá trong ngành, triển vọng phát triển của công ty là rất lớn. Vì vậy, VDS cần tiếp tục đưa ra các chiến lược hợp lý, không ngừng nâng cao vị thế cũng như năng lực cạnh tranh để có thể phát triển bền vững trong tương lai.