Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Rồng Việt qua các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán rồng việt (Trang 50 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN RỒNG VIỆT

2.1. Giới thiệu về Công ty chứng khoán Rồng Việt

2.2.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Chứng khoán Rồng Việt qua các chỉ tiêu định lượng

2.2.2.1. Thị phần công ty và phát triển khách hàng a. Thị phần môi giới cổ phiếu

Năm 2021, Rồng Việt ghi nhận mức giảm 10,78% so với năm 2020 về thị phần môi giới, ở mức 1,39%. Trong đó, thị phần môi giới trên HSX đạt mức 1,43% tương ứng tăng 0,96%, nhưng vẫn ở mức thấp so với các CTCK khác được niêm yết trên sàn.

Biểu đồ 2.2.1. Thị phần môi giới của một số CTCK trên HSX giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị tính: %

Nguồn: BCTN các công ty 2019 – 2021 Thị phần môi giới của VDS năm 2019 trên HSX là 2,9%, giảm còn 1,56% năm 2020 và 1,39% năm 2021. Tuy thị phần suy giảm qua các năm nhưng lĩnh vực môi giới và dịch vụ chứng khoán vẫn duy trì kết quả kinh doanh vô cùng khả quan. So với sự tăng trưởng vượt bậc của VPS, đặc biệt là năm 2021 thì Rồng Việt khá kém cạnh trong việc tranh giành thị phần này. Cùng với xu hướng giảm của Rồng Việt còn có SSI và

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

16.00%

18.00%

VPS SSI VND HSC VDS

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

HSC, tuy nhiên hai công ty này chiếm tỷ trọng thị phần khá lớn nên dù suy giảm vẫn có thể giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Biểu đồ 2.2.2. Thị phần môi giới của một số CTCK trên HNX giai đoạn 2019 – 2021

Đơn vị: %

Nguồn: BCTN các công ty 2019 – 2021 Tương tự như trên sàn HSX, thị phần của SSI và HSC tiếp tục giảm nhưng vẫn đảm bảo được lợi thế cạnh tranh của mình. Năm 2021, VND tăng trưởng đột biến về thị phần với 9,86%, VPS giữ vững vị thế tăng trưởng thị phần trên cả hai sàn. Ngược lại, VDS lại suy giảm về thị phần liên tục trong ba năm trên HNX, năm 2021 ghi nhận mức giảm nhiều nhất khi chỉ còn 0.9% thị phần. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh môi giới của công ty khi đạt tới 314,3 tỷ đồng vào năm 2021, tăng mạnh 214% so với 2020.

Việc suy giảm thị phần của Rồng Việt là do công ty thực hiện chiến lược trong ngắn hạn từ năm 2020. Một công ty càng có thị phần bao phủ rộng thì mức độ nhận diện thương hiệu và sản phẩm, dịch vụ sẽ càng được nâng cao nhưng không đồng nghĩa việc giảm thị phần sẽ làm công ty mất đi các lợi ích này. Vì vậy, công ty không những không đánh đổi mà bằng mọi giá cố gắng giữ vững thị phần nhằm giữ nguyên

0.00%

2.00%

4.00%

6.00%

8.00%

10.00%

12.00%

14.00%

16.00%

18.00%

VPS SSI VND HSC VDS

Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

ngách, tập trung vào chất lượng sản phẩm, chất lượng tư vấn và chất lượng đội ngũ nhân viên.

b. Phát triển khách hàng

Số lượng tài khoản VDS quản lý tính đến thời điểm cuối năm 2021 là 98.450 tài khoản. Toàn bộ đều được quản lý một cách an toàn và bảo mật, không xảy ra bất cứ một sự cố nào liên quan đến thông tin tài khoản của khách, tăng trưởng 13.986 tài khoản (16,6%) so với cuối năm 2020 (84.464 tài khoản). Giá trị tài sản ròng (NAV) của khách hàng tại Rồng Việt đạt hơn 73.100 tỷ đồng, mức tăng trưởng hơn 97%

Với mục đích nâng cao trải nghiệm khách hàng, Rồng Việt chú trọng vào việc xây dựng hệ thống ghi nhận ý kiến phản hồi của khách hàng để nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. Rồng Việt cũng liên tục chia sẻ thông tin thị trường qua các kênh truyền thông, cũng như thông qua các chương trình hội thảo nhằm mang lại các thông tin cập nhật và bổ ích cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, việc thành lập phòng khách hàng trực tuyến để chuyên trách chăm sóc, phục vụ phân khúc khách hàng đại chúng, là một bước tiến mới trong việc tổ chức bộ máy hợp lý để đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc.

2.2.2.2. Tiềm lực tài chính a. Tiềm lực về vốn

Biểu đồ 2.2.3. Quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của VDS

Đơn vị tính: tỷ đồng

VDS đã có năm lần tăng vốn điều lệ kể từ khi thành lập và sẽ tiếp tục tăng vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu trong quý II-III/2022 ngay sau khi được UBCKNN chấp nhận.

Trong giai đoạn ba năm, cả hai chỉ tiêu tổng tài sản và vốn chủ sở hữu của công ty đều ghi nhận sự tăng trưởng. Đối với cơ cấu tài sản, năm 2020 tổng tài sản của Rồng Việt đạt 2.568 tỷ đồng, tăng tương ứng 11,7% so với năm 2019 chủ yếu từ các khoản đầu tư (CP và TPDN) tăng 46% và khoản tiền và tương đương tiền tăng 94%. Năm 2021, tổng tài sản tăng mạnh lên mức 4.033 tỷ đồng tương đương 57% do các khoản cho vay tăng 88,4%, các khoản đầu tư (CP và TPDN) tăng 23,2%. Về cơ cấu nguồn vốn, năm 2020 và 2021 đều tăng do tăng nợ phải trả và biến động của vốn chủ sở hữu (VCSH). Cụ thể năm 2020, nợ phải trả tăng 1.390 tỷ đồng (chủ yếu là trái phiếu do Rồng Việt phát hành) và VCSH tăng lên mức 1.166 tỷ đồng, tương ứng tăng 11,5%.

Tiếp tục đà tăng này đến năm 2021, nợ phải trả của Rồng Việt tăng 70% cùng với VCSH tăng 41,2%. Nhìn chung, quy mô tài sản và nguồn vốn của VDS đang ngày càng tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ.

So sánh với hai CTCK SSI và VND, quy mô VCSH và tổng tài sản của VDS được đánh giá như sau:

0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 3,500 4,000 4,500

2019 2020 2021

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Biểu đồ 2.2.4. Quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của SSI

Đơn vị tính: tỷ đồng

Theo đó, quy mô tài sản của SSI vô cùng lớn và tăng trưởng mạnh mẽ trong ba năm nhưng VCSH lại không ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ tương tự mà chỉ tăng nhẹ, đáng kể nhất là vào năm 2021.

Biểu đồ 2.2.5. Quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của VND

Đơn vị tính: tỷ đồng

Tương tự, hai chỉ tiêu tổng tài sản và VCSH của VND cũng tăng trưởng mạnh mẽ trong ba năm, đặc biệt là năm 2021.

0 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000

2019 2020 2021

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 35,000 40,000

2019 2020 2021

Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu

Qua đó, có thể thấy dù quy mô tài sản và VCSH của VDS còn khá nhỏ so với hai công ty trên nhưng vẫn tăng trưởng ấn tượng trong suốt ba năm qua thể hiện hiệu quả kinh doanh và quản lý tài sản của công ty.

b. Khả năng sinh lời và cơ cấu tài chính

Cơ cấu tài chính và khả năng sinh lời là hai yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng khi đánh giá tiềm lực tài chính của bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay thì việc có nguồn vốn kinh doanh ổn định, phát triển và sử dụng nguồn vốn đó hiệu quả, đảm bảo khả năng sinh lời cho các nhà đầu tư, các chủ sở hữu là một điều kiện mang ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp cũng như các CTCK. Do đó, VDS cũng không khác biệt, mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, chủ sở hữu chính là các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn vốn và cơ cấu tài chính của công ty.

Bảng 2.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và khả năng sinh lời của VDS từ năm 2019 đến 2021

Chỉ tiêu 2019 2020 2021 +/-%

2020/2019

+/-%

2021/2020 Cơ cấu tài sản

TS ngắn

hạn/Tổng TS 97,61% 97,94% 97,2% 0,34% (0,75%)

TS dài

hạn/Tổng TS 2,35% 2,06% 2,8% (12,09)% 35,76%

Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải

trả/Tổng TS 54,52% 54,63% 59,19% 0,21% 8,33%

VCSH/Tổng

TS 45,43% 45,4% 40,81% (0,07)% (10,11)%

Tổng

nợ/VCSH 1,2 1,2 1,45 0,27% 20,52%

Tỷ suất lợi nhuận Tỷ suất sinh lời/Tổng tài sản bình quân (ROAa)

1,52% 5,84% 10,59% 283,85% 81,26%

Tỷ suất sinh lời/VCSH bình quân (ROEa)

3,35% 12,86% 25,94% 284,1% 101,65%

LNST/Vốn

điều lệ 3 % 14% 40,6% 328,57% 184,67%

LNST/Doanh

thu thuần 10,54% 33,04% 41,78% 213,4% 26,5%

EPS (VNĐ) 346 1.500 4.050 333,25% 170%

BVPS (đồng) 10.444 11.644 15.659 11,5% 34,5%

Nguồn: Kết quả tính toán Khả năng sinh lời

Năm 2021, VDS tiếp tục thành công trong việc duy tri sự ổn định tài chính biểu hiện qua các chỉ số, trong đó có tỷ lệ an toàn tài chính là 583,7%, mức tỷ lệ ấn tượng khi cao hơn nhiều so với quy định của Bộ Tài chính là 180%.

Tỷ suất LNST/Doanh thu thuần tăng đều trong ba năm, tăng 213,4% năm 2020 và 26,5% năm 2021. Cả doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty tăng mạnh bất chấp các tác động của COVID-19. Đặc biệt, năm 2021 doanh thu thuần tăng mạnh lên mức 1.022 tỷ đồng, tương ứng 125,11% so với 2020 do lãi từ sự tăng lên của các tài sản tài chính. Bên cạnh đó, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của TTCK, số lượng tài khoản mở mới, các nhà đầu tư mới gia nhập thị trường gia tăng đột biến kết hợp với chính sách quản trị rủi ro phù hợp khiến cho doanh thu từ các nghiệp vụ chứng khoán tăng.

Hai chỉ tiêu ROEa và ROAa thể hiện mức độ hiệu quả của nguồn vốn và sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng vốn bình quân ghi nhận đà tăng trưởng liên tiếp trong ba năm lần lượt là 3,35%, 12,86% và 25,94%. Vốn chủ của doanh nghiệp cũng tăng tỷ lệ thuận với lợi nhuận phản ánh khả năng sử dụng vốn chủ hiệu quả của công ty. Tỷ suất sinh lời tăng trưởng vượt trội qua các năm nhờ sự tăng trưởng vượt bậc của tất cả các nghiệp vụ kinh doanh, cho vay, đầu tư và ngân hàng đầu tư.

Tỷ suất LNST/Vốn điều lệ 2021 đạt 40,6%, đảm bảo tính hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn của cổ đông. Nhờ kinh doanh hiệu quả nên các chỉ số EPS và BVPS đều đạt mức cao, tăng lần lượt 170% và 34,5% so với năm 2020.

Cơ cấu tài chính

Về cơ cấu tài sản: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản.

Trong năm 2021, tài sản ngắn hạn tăng lên đáng kể, ở mức 55,9%. Trong đó, mức tăng chủ yếu từ hoạt động ứng trước và margin. Tuy dư nợ cho vay tăng mạnh nhưng tỷ lệ dư nợ cho vay/vốn chủ sở hữu và tỷ lệ an toàn tài chính của Rồng Việt luôn duy trì trong hạn mức cho phép của Bộ Tài Chính.

Về nợ phải trả và nguồn vốn: Nợ phải trả 2021 tăng 70,14% so với năm 2020.

Trong đó, nguồn tăng chủ yếu đến từ trái phiếu Rồng Việt phát hành tăng so với năm 2020, chiếm tỷ trọng 83,4% nợ phải trả ngắn hạn.

Vốn chủ sở hữu tăng 41,2% so với năm 2020. Trong năm 2021, Rồng Việt thực hiện chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 1.051 tỷ đồng.

2.2.2.3. Mức độ gia tăng doanh thu

Doanh thu là cơ sở để tạo ra lợi nhuận, vậy nên việc gia tăng doanh thu có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển bền vững của công ty trong tương lai.

Bảng 2.2.3. Tốc độ gia tăng doanh thu của VDS từ năm 2019 đến 2021

Đơn vị: tỷ đồng

Năm 2019 2020 2021 +/-

2020/2019

+/- 2021/2020 Doanh thu thuần 332 454 1,022 36,75% 125,11%

Nguồn: BCTC 2019 – 2021 Doanh thu thuần của VDS tăng trưởng mạnh mẽ trong ba năm qua. Năm 2020, doanh thu tăng 36,75% tương ứng 122 tỷ đồng. Đến năm 2021, doanh thu tăng đột biến 125,11% tương ứng 568 tỷ.

Khi so sánh với một số doanh nghiệp cùng ngành, tốc độ gia tăng doanh thu của VDS được đánh giá như sau:

Bảng 2.2.4. Mức độ tăng trưởng doanh thu của các CTCK giai đoạn 2019 - 2021

CTCK

Năm 2020 so với 2019 Năm 2021 so với 2020

% tăng Thứ hạng % tăng Thứ hạng

VPS 22,84% 4 150,45% 2

SSI 34,99% 3 70.44% 4

VND 41,77% 1 182,86% 1

VDS 36,75% 2 125,11% 3

Nguồn: Kết quả tính toán Có thể thấy so với các công ty có quy mô và thị phần lớn trên HSX, VDS có mức tăng trưởng doanh thu không hề thua kém. VND có mức tăng trưởng ổn định và cao nhất qua các năm, VDS giữ vị trí thứ hai năm 2020 và thứ ba năm 2021. Dù quy mô và thị phần còn khá nhỏ so với các công ty cùng ngành nhưng doanh thu của VDS lại tăng trưởng ấn tượng nhờ lãi từ các tài sản tài chính và doanh thu từ các nghiệp vụ chứng khoán đều tăng mạnh.

2.2.2.4. Mức độ sử dụng chi phí

Với doanh thu thuần tăng trưởng ổn định, lợi nhuận công ty sẽ được gia tăng khi công ty đó sử dụng chi phí một cách hiệu quả.

Trước tiên, xem xét tổng chi phí, tổng chi phí hoạt động năm 2021 tăng 90% so với năm 2020. Trong đó, chi phí trực tiếp kinh doanh tăng 96% và chi phí quản lý tăng 46%.

Đóng góp vào việc tổng chi phí tăng còn có nhóm chi phí trực tiếp kinh doanh với chi phí lãi vay, chi phí nhân viên và chi phí trả SGDCK là những khoản chiếm tỷ trọng lớn, lần lượt tăng 76%, 137% và 206% so với năm trước. Tuy nhiên, các chi phí này tăng đồng biến với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của các mảng kinh doanh có liên quan nên không gây ra sự thiếu hụt nào.

Cùng với đó, chi phí hoạt động đầu tư năm 2021 là âm (-) 18,05 tỷ đồng, đến từ việc hoàn nhập dự phòng đã trích (-39,4 tỷ đồng), ghi nhận một năm tích cực đối với danh mục đầu tư của Rồng Việt.

Tiếp theo, để xem xét mức độ sử dụng chi phí của VDS thì phải đánh giá tỷ suất chi phí HĐKD trên doanh thu thuần và tỷ lệ chi phí QLDN trên doanh thu thuần. Nếu tỷ suất càng lớn thì việc sử dụng chi phí càng kém hiệu quả và ngược lại.

Bảng 2.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ sử dụng chi phí của VDS giai đoạn 2019 – 2021

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021

DTT (tỷ đồng) 332 454 1.022

Chi phí HĐKD (tỷ đồng) 239 200 398

Chi phí QLDN (tỷ đồng) 61 72 120

Tỷ suất CPHĐKD/DTT (%) 71,99% 44,05% 38,94%

Tỷ suất CPQLDN/DTT (%) 18,37% 15,86% 11,74%

Nguồn: BCTC 2019 – 2021 Bảng trên cho thấy tỷ suất chi phí của VDS giảm dần từ năm 2019 thể hiện việc sử dụng chi phí đang ngày càng được cải thiện và hiệu quả hơn. Cho đến năm 2021, tỷ suất CPHĐKD/DTT chỉ còn chiếm 38,94% trong doanh thu thuần. Tương tự, tỷ suất CPQLDN/DTT chiếm 11,74% trong doanh thu thuần, giảm 6,63% so với năm 2019.

Tiến hành so sánh với các CTCK khác, mức độ sử dụng chi phí của VDS được đánh giá như sau:

Bảng 2.2.6. Chỉ tiêu đánh giá mức dộ sử dụng chi phí của một số CTCK giai đoạn 2019 – 2021

Năm

Tỷ suất CPHĐKD/DTT (%) Tỷ suất CPQLDN/DTT (%)

VPS SSI VND VDS VPS SSI VND VDS

2019 84,85% 36,2% 20,39% 71,99% 3,65% 5,97% 20,52% 18,37%

2020 82,33% 43,55% 31,57% 44,05% 4,23% 4,21% 10,63% 15,86%

2021 87,32% 42,39% 38,5% 38,94% 2,85% 3,56% 4,97% 11,74%

Nguồn: Kết quả tính toán Trong năm 2019, tỷ suất CPHĐKD/DTT của VDS chiếm tới 71,99% nhưng sang năm 2020, công ty đã giảm được chi phí này xuống chỉ còn 44,05% trong khi hai công ty SSI và VND đều tăng.

Cùng với đó tỷ suất CPQLDN/DTT cao thứ hai năm 2019 nhưng giảm 2,51% về mức 15,86% vào năm 2020. Đến năm 2021, mức độ sử dụng chi phí này của các công ty đều giảm nhưng VDS ghi nhận mức giảm đáng kể nhất. Theo bảng trên, tỷ suất CPQLDN/DTT của VDS năm 2021 đạt mức cao nhất so với ba công ty còn lại là do các khoản chi phí quản lý cao hơn kế hoạch 27%, trong đó chi phí nhân viên vượt 48%

kế hoạch và tăng 67% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này phù hợp với chiến lược trong công tác điều hành công ty của Rồng Việt, vì mục đích đẩy mạnh công tác chuyển đổi số nên cần thu hút thêm nhiều nhân sự có năng lực hợp tác cùng công ty. Bên cạnh đó, việc thuê thêm diện tích văn phòng làm việc dẫn đến các chi phí sửa chữa cải tạo, tiền thuê văn phòng cũng tăng 33% so với năm trước. Ngoài ra, khoản chi phí hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 với tổng giá trị đóng góp hơn 5,7 tỷ đồng cũng góp phần làm tăng chi phí quản lý trong kỳ.

Qua đó có thể thấy, Rồng Việt đã có mức độ sử dụng chi phí phù hợp và hiệu quả. Dù các mảng hoạt động có tăng thêm chi phí trong năm 2021 nhưng nếu so sánh tỷ suất qua các năm thì có thể thấy rõ ràng là chi phí được giảm đi đáng kể, sử dụng tiết kiệm hơn. Thêm vào đó, việc gia tăng chi phí lại có tiềm năng đem về doanh thu cao hơn trong dài hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần chứng khoán rồng việt (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)