CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản là việc xác định giá trị kinh tế (được đo bằng tiền hay mức giảm GDP) của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản bị mất đi do những tác động cực đoan của biến đổi khí hậu như bão, lũ, nước biển dâng, thay đổi nhiệt độ, lượng mưa,… Trong nghiên cứu này, các tác động cực đoan của BĐKH ngoài yếu tố tăng nhiệt độ, lượng mưa trung bình trong năm theo các kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng năm 2012 [5], các yếu tố khác cũng được xem xét bao gồm: số lượng bão lớn từ cấp 11 trở lên (sức gió tại tâm bão >100 km/h) hàng năm, tổng số cơn bão từ cấp 6 trở lên (tương đương sức gió tại tâm bão từ 39 km/h trở lên) có tâm bão đổ bộ vào địa phương khu vực nghiên cứu trong giai đoạn từ 1961 đến 2004, số ngày có nhiệt độ tối cao trên 35oC bình quân năm trong giai đoạn 1971 – 2013, số ngày có nhiệt độ tối thấp nhỏ hơn 10oC bình quân năm giai đoạn 1971 – 2013, số ngày có lượng mưa trên 50 mm bình quân năm giai đoạn 1971 – 2013 tại các địa phương khu vực nghiên cứu.
Những thiệt hại được xác định là các tổn thất giá trị trực tiếp của ngành khai thác và nuôi trồng thủy sản, bao gồm: (1) sự suy giảm sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản do tác động của biến đổi khí hậu, có tính đến sự thay đổi giá cả tại bến; (2) sự gia tăng chi phí khai thác, nuôi trồng thủy sản, bao gồm cả các thiệt hại kinh tế do đầu tư ứng phó, xử lý hậu quả của các hiện tượng thời tiết để giảm thiểu, khắc phục thiệt hại đối với khai thác, nuôi trồng thủy sản; (3) sự thay đổi của lợi nhuận từ khai thác, nuôi trồng thủy sản.
9
Hình 1.1. Khung nghiên cứu lượng giá kinh tế tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản
Phương pháp tiếp cận của đề tài được dựa trên khung nghiên cứu thể hiện ở Hình 1.1, trong đó, mô tả khung nghiên cứu lượng giá kinh tế tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành thủy sản nói chung. Hình 1.2 và Hình 1.3 mô tả khung nghiên cứu lượng giá kinh tế tác động của biến đổi khí hậu tương ứng đối với khai thác và nuôi trồng thủy sản. Đề tài sử dụng cách tiếp cận và phương pháp đã được Sumaila et al. [86] sử dụng để lượng giá kinh tế tác động của biến đổi khí hậu đối với khai thác hải sản (Hình 1.1). Theo Sumaila et al. [86], tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đối với nghề cá biển có thể tóm tắt như sau:
a) Tác động đến giá cá tại bến: Khi nguồn cung cá giảm do biến đổi khí hậu sẽ dẫn đến giá bán cá sẽ tăng (nếu các điều kiện khác không đổi) và bù đắp lại sản lượng khai thác bị giảm. Tuy nhiên, người tiêu dùng có thể
Nuôi trồng thủy sản
Khai thác thủy sản Kịch bản biến đổi khí hậu
Tác động tiềm năng
Lượng giá kinh tế tác độngcủa BĐKH
đối với KTTS Lượng giá kinh tế
tác động của BĐKH đối với NTTS
Kịch bản biến đổi khí hậu (nước biển dâng, lượng mưa
tăng, nhiệt độ tăng….)
Đề xuất chính sách Rà soát, đánh giá chính sách
10
mua thực phẩm thay thế khác khi giá cá tăng lên dẫn đến giảm nhu cầu mua và giảm khả năng tăng giá bán cá. Hiện chưa có nghiên cứu liên quan đến thay đổi thặng dư tiêu dùng dưới tác động của các kịch bản biến đổi khí hậu, vì vậy hướng nghiên cứu này cần được quan tâm.
b) Tác động đến thu nhập của ngư dân: Biến đổi khí hậu có thể tác động đến thu nhập của ngư dân thông qua việc thay đổi số lượng, chất lượng, phân bố sản lượng khai thác và giá bán cá tại bến.
c) Tác động đến chi phí khai thác: Lượng giá tác động của biến đổi khí hậu chính là lượng giá các chi phí vốn phát sinh do tàu thuyền, ngư cụ bị phá hủy, chi phí đầu tư bao gồm cảng neo đậu, tàu thuyền, ngư cụ, nhà máy chế biến để thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu đến nguồn lợi thủy sản bao gồm các tác động về số lượng, thành phần loài và phân bổ của nguồn lợi thủy sản. Thay đổi tập tính di cư, phân bổ đàn cá sẽ dẫn đến thay đổi thời gian di chuyển của tàu cá, có thể làm tăng hoặc giảm nhiên liệu hoặc số lượng đá dùng để ướp cá.
d) Tác động đến lợi nhuận và các chỉ số kinh tế khác: Do biến đổi khí hậu làm thay đổi giá trị và chi phí khai thác, dẫn đến sẽ thay đổi lợi nhuận từ khai thác thủy sản.
11
Hình 1.2. Lượng giá kinh tế tác động của biến đổi khí hậu đối với KTTS Nguồn: Sumaila et al. (2011)
Đề tài sẽ sử dụng khung nghiên cứu của Allison et al. [38] để lượng giá kinh tế tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản. Khung phân tích này được mô tả ở Hình 1.3.
Giá bán tại bến Ngư cụ khai thác
Thay đổi thành phần loài ở Vịnh Bắc Bộ
Sản lượng tiềm năng và thực tế (KTTS) Kịch bản biến đổi khí hậu
(bão lũ, nhiệt độ…)
Dự báo phân bố loài cá ở vịnh Bắc Bộ
Lợi nhuận nghề cá
Giá trị sản lượng Tổng chi phí đánh bắt
12
Hình 1.3. Lượng giá kinh tế tác động của biến đổi khí hậu đối với NTTS Nguồn: Allison et al. (2009)
Những tác động của BĐKH đến nuôi trồng thủy sản có thể bao gồm:
a) Giảm sản lượng nuôi trồng do giảm nồng độ oxy khi nhiệt độ tăng, đặc biệt vào ban đêm, làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của loài nuôi. Đối với nuôi mặn, lợ, mưa lớn làm độ mặn trong ao nuôi giảm đột ngột, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thủy sản nuôi trồng. Ngoài ra, các thực vật nổi, mắt xích đầu tiên của chuỗi thức ăn cho động vật nổi bị hủy
KHU VỰC TÁC ĐỘNG (E) Tính chất và mức độ lĩnh vực NTTS chịu tác động dự báo của BĐKH
TÍNH NHẠY CẢM/ PHỤ THUỘC (SD) Mức độ mà nền kinh tế và người dân phụ thuộc vào ngành NTTS dưới tác động bởi BĐKH
KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG (AC) Khả năng đối mặt với BĐKH
LỰA CHỌN THÍCH ỨNG - Chi phí và lợi ích
- Áp dụng chính sách
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN - Ngành NTTS
- Ngành khác TÍNH TỔN THƯƠNG
Bản chất và phạm vi của sự mất mát/thiệt hại của ngành NTTS do tác động BĐKH
V = f (PI, AC) TÁC ĐỘNG TIỀM TÀNG (PI) Sự phụ thuộc vào ngành NTTS
PI = f(E,SD)
13
diệt, làm giảm mạnh động vật nổi, do đó làm giảm nguồn thức ăn chủ yếu của các vật nuôi tầng giữa và tầng trên [22].
b) Gia tăng chi phí nuôi trồng do ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan (ví dụ che nắng, sục khí để duy trì nồng độ oxy trong nước ao, sử dụng thuốc kháng sinh khi vật nuôi bị bệnh).
c) Do sự khan hiếm dần thủy sản tự nhiên thì nhu cầu thủy sản nuôi trồng gia tăng, làm giá thủy sản nuôi tăng.