CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Các mô hình đánh giá tổn thương
3.1.1. Đánh giá tổn thương do tác động của BĐKH
Tính tổn thương (vulnerability – V) và rủi ro (risk – R) là những khái niệm quan trọng khi nghiên cứu về thiên tai và BĐKH. Không có một định nghĩa chính xác về tính tổn thương hay rủi ro vì hai khái niệm này được sử dụng rất linh hoạt trong các bối cảnh nghiên cứu khác nhau [49], [93]. Định nghĩa về tính tổn thương do BĐKH được nhiều tổ chức và nhà khoa học sử dụng do Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đưa ra trong Báo cáo Đánh giá Thứ 3 [72] như sau: tính tổn thương là “mức độ một hệ thống tự nhiên hay xã hội có thể bị tổn thương hoặc không thể ứng phó với các tác động bất lợi do BĐKH (bao gồm các hình thái thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu”. Để định lượng tính tổn thương do BĐKH, IPCC [72] đã chỉ rõ tính tổn thương (V) là một hàm số của 3 yếu tố sau: (i) mức độ xuất lộ của hệ thống trước các tác động bất lợi của BĐKH (Exposure – E); (ii) mức độ nhạy cảm của hệ thống trước những thay đổi của khí hậu (Sensitivity – S); (iii) năng lực thích ứng với BĐKH (Adaptive Capacity – AC). Mức độ nhạy cảm (S) được xác định là mức độ mà hệ thống phản ứng lại một sự thay đổi của khí hậu (bao gồm cả sự thay đổi bất lợi hoặc có lợi của khí hậu). Năng lực thích ứng (AC) được xác định là mức độ mà các điều chỉnh của hệ thống có thể làm giảm nhẹ khả năng gây tổn thương do BĐKH hoặc bù đắp các thiệt hại do BĐKH gây ra hoặc tận dụng các cơ hội do tác động tích cực của BĐKH đem lại. Như vậy mối quan hệ của chỉ số tính tổn thương với các chỉ số thành phần có thể viết ngắn gọn lại theo mối quan hệ toán học là V = f(E,S,AC).
Đến Báo cáo Đánh giá Thứ 4, định nghĩa tính tổn thương được phát triển và nêu cụ thể hơn so với Báo cáo Thứ 3. IPCC [73] nhấn mạnh chỉ số
30
tính tổn thương là một chỉ số tổng hợp của nhiều yếu tố thành phần. Tính tổn thương phụ thuộc vào hai yếu tố là (i) yếu tố tự nhiên: các tác động liên quan đến thay đổi khí hậu và thời tiết; (ii) yếu tố con người: các tác động do con người tạo ra. Chỉ số tổn thương tổng hợp phải phản ánh được tính tổn thương về kinh tế (economic vulnerability), tổn thương về môi trường (environmental vulnerability) và tổn thương về xã hội (social vulnerability) [47]. Trong đó, các yếu tố liên quan đến tính tổn thương về xã hội như giảm nghèo, đa dạng hóa sinh kế, bảo vệ tài sản cộng đồng và tăng cường các hoạt động của tập thể ngày càng quan trọng vì chúng liên quan trực tiếp đến năng lực ứng phó với BĐKH. IPCC cũng nêu rõ tính tổn thương do BĐKH phụ thuộc nhiều vào địa điểm khảo sát và quy mô đánh giá, bên cạnh đó cần xem xét đến nguồn gốc của các tác động liên quan đến khí hậu và ý nghĩa của những tác động đó. Các yếu tố rủi ro và tính không chắc chắn liên quan đến đánh giá tổn thương cũng cần được xem xét [47].
Khái niệm về rủi ro (risk) trong bối cảnh liên quan đến thiên tai và BĐKH là khả năng bị tổn thất hoặc là xác suất bị thiệt hại, mất mát. Rủi ro bao gồm hai yếu tố: xác suất xảy ra tổn thất (Probability – P) và thiệt hại do tổn thất gây ra (Loss – L) [49], [64], [93]. Về mặt toán học, rủi ro được biểu diễn dưới dạng R = P x L. Rủi ro và tính tổn thương có mối quan hệ với nhau đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu về thiên tai và BĐKH. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ toán học giữa rủi ro và tính tổn thương [36], [64], [70].
(xem Hình 2.4). Theo đó, rủi ro một thiên tai xảy ra (hazard risk) được xác định bằng xác suất thiên tai xảy ra (hazard – H), mức độ xuất lộ của hệ thống khi thiên tai xảy ra (exposure – E) và mức độ tổn thương của hệ thống khi thiên tai xảy ra (vulnerability – V). Do mức độ xuất lộ (E) đã được tính trong (V) nên công thức biểu diễn mối quan hệ giữa rủi ro và tính tổn thương là: R
31
= f(H, V). Theo Hình 3.1 và công thức tính chỉ số rủi ro trên thì tính tổn thương V là một thành phần của rủi ro (R).
Hình 3.1. Mối quan hệ giữa tính tổn thương và rủi ro xảy ra thiên tai Nguồn: Hori et al. (2002), ADRC (2005), Greiving (2006)
Quá trình tổng hợp các báo cáo và tài liệu cho thấy, có rất nhiều tổ chức và nhà khoa học đã đưa ra các phương pháp và mô hình đánh giá rủi ro và tổn thương khác nhau [35], [48], [49], [64], [66], [78], [82], [84], [93], [94]. Mặc dù các phương pháp và mô hình đưa ra có những điểm khác nhau trong việc gọi tên và định nghĩa các chỉ số thành phần để tính toán chỉ số tổn thương do BĐKH nhưng bản chất và phương pháp xác định các chỉ số thành phần đó lại giống nhau. Sự khác nhau cơ bản giữa các nghiên cứu tập trung chủ yếu ở quy
Mức độ xuất lộ (E)
Khả năng ứng phó (AC) Tiềm năng xảy ra thiên tai (Hazard potential - H) Thiên tai
Rủi ro (R) Xác suất xảy
ra thiên tai
Tính tổn thương (V)
32
mô đánh giá, phương pháp phân nhóm và tổng hợp các chỉ số thành phần cũng như phương pháp thể hiện kết quả. Tuy nhiên nguyên tắc chung để xác định các chỉ số thành phần trong các nghiên cứu đều dựa trên cơ sở phương pháp luận về đánh giá tổn thương được đưa ra trong Báo cáo Thứ 3 của IPCC [66], [71].