Nghiên cứu quốc tế có liên quan

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.2. Nghiên cứu quốc tế có liên quan

Thủy sản là một trong những ngành chịu ảnh hưởng đáng kể từ tác động của biến đổi khí hậu, đặc biệt là các nước có biển thu nhập trung bình và thấp. Nghiên cứu của Allison et al. [38] cho thấy 33 nước có thủy sản dễ bị tổn thương nhất đối với tác động của biến đổi khí hậu chỉ đóng góp khoảng 2,3% GDP toàn cầu, trong đó 22 nước nằm trong số những nước kém phát triển nhất. Theo Sumaila et al [86], nghề cá biển thế giới đang được vận hành kém hiệu quả do khai thác quá mức, ô nhiễm và những nguyên nhân khác do con người gây nên. Nhóm nghiên cứu cho rằng biến đổi khí hậu làm cho vấn đề của nghề cá biển trở nên trầm trọng hơn bởi vì biến đổi khí hậu đã làm thay đổi nhiệt độ và các quá trình sinh hóa của đại dương, dẫn đến thay đổi năng suất của nghề cá biển. Nhóm nghiên cứu cũng cho rằng các tác động về kinh tế của biến đổi khí hậu đối với nghề cá bao gồm thay đổi về giá, giá trị của sản phẩm khai thác, chi phí khai thác và thu nhập của ngư dân. Cụ thể, biến đổi khí hậu làm giảm doanh thu, thu nhập của các công ty và các hộ gia đình khai thác hải sản ở nhiều nơi trên thế giới, cho dù nghề cá ở một số nơi cũng hưởng lợi từ biến đổi khí hậu.

14

Một phần tác động của biến đổi khí hậu đối với thủy sản có thể được lượng giá thông qua tác động của các hiện tượng thời tiết bất thường, chẳng hạn như hiện tượng El Nino (hiện tượng nóng lên của nhiệt độ bề mặt vùng biển nhiệt đới phía Đông Thái Bình Dương, thường xảy ra khoảng 5 năm một lần gây nên hạn hán và lũ lụt ở nhiều nơi trên thế giới). Khi hiện tượng El Nino xảy ra vào năm 1997–1998, sản lượng đánh bắt cá cơm của Chile và Peru đã giảm 50%, gây thiệt hại giá trị xuất khẩu khoảng 8,2 tỉ đô la và dẫn đến những tác động kinh tế tiêu cực khác như mất việc làm, giảm thu nhập của ngư dân ở hai quốc gia này [86]. Tương tự, khi hiện tượng El Nino xảy ra, sản lượng nghề lưới vây rút chì khai thác cá thu ở khu vực Đông Nam Á cũng bị giảm 48% trong giai đoạn này do thay đổi nhiệt độ bề mặt đại dương, gây thiệt hại ước tính khoảng 6,2 triệu đô la vào năm 1998 [87]. Theo Trotman et al [90], tăng nhiệt độ bề mặt đại dương sẽ dẫn đến giảm diện tích bao phủ của rạn san hô, do đó làm giảm năng suất khai thác, gây thiệt hại khoảng 95 đến 140 triệu đô la (giá trị hiện tại khoảng 310 triệu đô la) ở vùng biển Caribê vào năm 2015. Ngân hàng Thế giới đã ước tính thiệt hại của biến đổi khí hậu là 0,1 đến 2 triệu đô la cho nghề cá mưu sinh và 0,05 đến 0,8 triệu đô la đối với nghề cá thương mại ven biển Viti Levu thuộc quần đảo Fiji vào năm 2050, gây thiệt hại đáng kể đối với nền kinh tế ở đây [86].

Một cách khái quát, các tác động tiềm năng của biến đổi khí hậu đối với thủy sản có thể được mô tả tóm tắt như sau [57]:

- Thay đổi về môi trường vật lý: bao gồm việc tăng tần suất của các hiện tượng thời tiết bất thường như El Nino. Ngoài ra, độ mặn của hầu hết các vùng biển điều tăng (do nước bốc hơi), ngoại trừ các vùng vĩ độ cao (do băng tan, tăng lượng mưa).

- Thay đổi về sinh học: hầu hết các mô hình đều dự báo có sự suy giảm năng suất sơ cấp và thay đổi về cấu trúc của chuỗi thức ăn ở các đại

15

dương (tăng các loại tảo nhỏ). Ngoài ra, phân bố các đàn cá cũng có sự thay đổi, đặc biệt là đối với các loài cá nổi. Cụ thể, ở vùng cực có xu hướng tăng các loài sinh sống ở vùng nước ấm và giảm các loài sinh sống ở vùng nước lạnh (do di cư và tuyệt chủng).

- Các dự báo về sinh thái: các hệ sinh thái sẽ bị tác động do sự thay đổi quy mô lớn về nhiệt độ, lượng mưa, gió và hiện tượng acid hóa (do tăng khí CO2 ở các đại dương). Thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến hạn hạn chế lưu thông oxy và tác động đến bổ sung quần đàn của các đàn cá ở đại dương.

- Tác động chung của biến đổi khí hậu đối với nghề cá: bao gồm các thay đổi trong sản lượng khai thác, chi phí thị trường, thay đổi về giá bán sản phẩm hải sản, và có thể cả tăng mức độ rủi ro phá hủy cơ sở hạ tầng nghề cá, ngư cụ, nhà cửa của ngư dân.

- Tác động của biến đổi khí hậu đối với nuôi trồng thủy sản: biến đổi khí hậu có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực, trực tiếp hoặc gián tiếp đến nuôi trồng thủy sản thông qua nguồn nước, diện tích nuôi, con giống, thức ăn và năng lượng sử dụng. Chẳng hạn, các hiện tượng thời tiết bất thường như bão, lũ có thể tác động tiêu cực đến nguồn nước, diện tích nuôi trồng thủy sản.

- Tác động từ thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu của các lĩnh vực khác đối với nghề cá: việc thích ứng và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu đối với các lĩnh vực khác có thể ảnh hưởng đến nghề cá.

Chẳng hạn, việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị năng lượng tái tạo như thủy triều, sóng và gió… có thể ảnh hưởng đến sinh sản, di cư hoặc khai thác các loại hải sản.

16

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)