Khai thác thủy sản

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu (Trang 31 - 35)

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN THỦY SẢN MIỀN BẮC

2.1. Khai thác thủy sản

Nghề cá có vai trò quan trọng ở Việt Nam, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cung cấp dinh dưỡng cho người dân, tạo công ăn việc làm và thu hút ngoại tệ. Giá trị xuất khẩu thủy sản đã đạt khoảng 6,1 tỉ đô la, chiếm khoảng 5,3% tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2012 và chỉ riêng khai thác thủy sản đã tạo ra khoảng 1,7 triệu việc làm trực tiếp cho khu vực ven biển năm 2010 [29].

Theo Nghị định số 33/2010/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản, vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng khai thác thủy sản theo thứ tự: a) Vùng biển ven bờ: được giới hạn bởi mép nước biển tại bờ biền và tuyến bờ; b) Vùng lộng: được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng; c) Vùng khơi: được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế của vùng biển Việt Nam. Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 CV trở lên (gọi là tàu xa bờ) khai thác thủy sản tại vùng khơi và vùng biển cả, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng lộng. Tàu lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 CV đến dưới 90 CV (tàu ven bờ) khai thác thủy sản tại vùng lộng và vùng khơi, không được khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và vùng biển cả; Tàu lắp máy có công suất máy chính dưới 20 CV hoặc tàu không lắp máy (tàu ven bờ) khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ không được khai thác thủy sản tại vùng lộng, vùng khơi và vùng biển cả. Các tàu làm nghề lưới vây cá nổi nhỏ, nghề khai thác nhuyễn thể không bị giới hạn công suất khi hoạt động khai thác trong vùng biển ven bờ và vùng lộng.

Ngư trường khai thác thủy sản của Việt Nam được chia làm năm vùng

19

sinh thái chính: Vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ, giữa Biển Đông, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ. Số lượng tàu thuyền và sản lượng khai thác thủy sản ở Vịnh Bắc Bộ là đáng kể so với cả nước, chiếm tương ứng 31% và 17% tổng số tàu thuyền và tổng sản lượng khai thác thủy sản của cả nước năm 2011 [32].

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là khu vực miền Bắc bao gồm các tỉnh ven biển phía Bắc từ Quảng Ninh đến Quảng Bình và hai tỉnh Bắc Trung Bộ là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Đây là các tỉnh có điều kiện thời tiết tương đối giống nhau và có tàu thuyền khai thác thủy sản chủ yếu hoạt động trong khu vực Vịnh Bắc Bộ (VBB).

Hình 2.1. Số lượng tàu khai thác ven biển khu vực miền Bắc năm 2008 Nguồn: Thái Ngọc Chiến (2009)

Thống kê số lượng tàu thuyền khai thác hải sản ven bờ của các tỉnh miền Bắc năm 2008 được thể hiện trong Hình 2.1. Các tỉnh có số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ nhiều bao gồm Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.

20

Hình 2.2. Cơ cấu nghề theo nhóm công suất khu vực Vịnh Bắc Bộ năm 2009 Nguồn: Nguyễn Văn Kháng (2010) Cơ cấu nghề cá Vịnh Bắc Bộ được mô tả trong Hình 2.2. Có thể thấy, đối với nhóm tàu khai thác xa bờ thì nghề chụp mực, lưới rê, lưới vây và nghề câu là các nhóm nghề chính. Còn đối với nhóm tàu ven bờ thì nghề lưới rê, nghề lưới kéo và nghề câu là các nhóm nghề chính.

Hình 2.3. Tổng công suất tàu xa bờ và tổng sản lượng thủy sản khai thác các tỉnh ven biển miền Bắc năm 2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)

0 10 20 30 40 50 60

0 50 100 150 200

Tng sn lưng hi sn (1000 tn) Tng công sut u xa b (1000 CV)

Tổng công suất tàu xa bờ Tổng sản lượng hải sản

21

Hình 2.3 mô tả chi tiết về đội tàu khai thác thủy sản xa bờ ở các tỉnh miền Bắc năm 2011. Có thể nhận thấy mối tương quan giữa tổng công suất của đội tàu khai thác xa bờ và tổng sản lượng khai thác thủy sản của các tỉnh.

Các tỉnh có tổng công suất đội tàu khai thác xa bờ lớn có sản lượng thủy sản khai thác lớn và ngược lại. Các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An và Quảng Bình có sản lượng thủy sản và công suất đội tàu xa bờ lớn nhất, trong khi Quảng Trị, Hà Tĩnh và Ninh Bình có sản lượng thủy sản và công suất đội tàu xa bờ nhỏ nhất khu vực miền Bắc. Các tỉnh có số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ nhiều bao gồm Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Trong khi Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Ninh Bình có số lượng tàu ven bờ nhỏ nhất khu vực miền Bắc.

Hình 2.4. Sản lượng và giá trị sản xuất KTTS của các tỉnh ven biển miền Bắc năm 2012

Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90

Quảng Ninh

Hải Phòng

Thái Bình

Nam Định

Thanh Hóa

Nghệ An

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Quảng Trị

Huế SL KTTS (1000 tấn) Giá trị KTTS (tỉ đồng)

22

Thống kê sản lượng và giá trị sản xuất KTTS của các tỉnh ven biển thuộc miền Bắc có nghề KTTS phát triển được thể hiện trong Hình 2.4, Thanh Hóa và Nghệ An là các tỉnh có sản lượng KTTS cao nhất, trong khi Thanh Hóa và Quảng Ninh có giá trị KTTS cao nhất khu vực phía Bắc.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)