Dữ liệu đánh giá tổn thương

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu (Trang 63 - 71)

CHƯƠNG 4. MÔ TẢ DỮ LIỆU THU THẬP

4.1. Dữ liệu đánh giá tổn thương

Bảng 4.1 mô tả dữ liệu được sử dụng để tính toán mức độ xuất lộ của các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế.

Bảng 4.1. Thông tin mức độ xuất lộ từ 1961–2013

Tỉnh Số lượng

cơn bão

Số ngày

>350C

Số ngày

<100C

Số ngày mưa

> 50 mm

Quảng Ninh 9 0,1 0,10 0,36

Hải Phòng 8 0,17 0 0,26

Thái Bình 14 7,28 6,45 7,03

Nam Định 13 11,88 0,03 0,26

Thanh Hóa 15 1,7 3,70 7,10

Nghệ An 20 17,47 3,63 6,85

Hà Tĩnh 17 33,95 2,05 11,08

Quảng Bình 9 34,85 0,38 9,00

Quảng Trị 9 48,75 0,10 9,15

Thừa Thiên Huế 13 43,72 0,06 11,45

Nguồn: Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, 2014

Trong bảng thống kê trên, số lượng cơn bão là tổng số cơn bão từ cấp 6 trở lên (tương đương sức gió tại tâm bão từ 39 km/h trở lên) có tâm bão đổ bộ vào địa phương trong giai đoạn từ 1961 đến 2004. Số ngày >350C là số ngày có nhiệt độ tối cao trên 35oC bình quân năm trong giai đoạn 1971 – 2013. Số

51

ngày <10oC là số ngày có nhiệt độ tối thấp nhỏ hơn 100C bình quân năm giai đoạn 1971 – 2013. Số ngày mưa > 50 mm là số ngày có lượng mưa trên 50 mm bình quân năm giai đoạn 1971 – 2013. Tất cả các số liệu này đều được thu thập từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường4.

Để tính toán độ nhạy cảm và khả năng thích ứng, đề tài sử dụng cả dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp. Các dữ liệu thứ cấp được lấy từ các niên giám thống kê cấp tỉnh năm 2012 của các tỉnh nghiên cứu. Các dữ liệu này bao gồm giá trị sản xuất khai thác thủy sản, giá trị sản xuất nuôi trồng thủy sản, số lượng tàu thuyền, tổng công suất tàu xa bờ. Đối với một số tỉnh, khi số liệu về giá trị sản xuất KTTS và NTTS không có sẵn thì nhóm nghiên cứu tính toán dựa trên công thức:

Giá trị sản xuất NTTS = Diện tích NTTS

x Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha mặt nước NTTS Giá trị sản xuất KTTS = Giá trị sản xuất thủy sản

– Giá trị sản xuất NTTS Số liệu về diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do bão lũ trong giai đoạn 1989–2003 được lấy từ trang web của Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão trung ương5 và số lượng tàu thuyền bị thiệt hại do bão lũ trong giai đoạn 1989–2008 được lấy từ trang web Hiện tượng thời tiết thủy văn nguy hiểm6 của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Các dữ liệu sơ cấp phục vụ tính toán độ nhạy cảm và khả năng thích ứng bao gồm thông tin về quy mô hộ gia đình, tỉ lệ dân số phụ thuộc, tỉ lệ lao

4Website hiện tượng thời tiết thủy văn nguy hiểm, www.thoitietnguyhiem.net, truy cập tháng 8/2014.

5 http://www.ccfsc.gov.vn/KW6F2B34/Co-so-du-lieu-thien-tai.aspx#

6 http://thoitietnguyhiem.net/ttnh/ttnh.aspx?page=15

52

động nữ, tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ nhà kiên cố, chỉ số tài sản, khả năng vay vốn, kinh nghiệm nuôi trồng và kinh nghiệm khai thác thủy sản.

Để có được dữ liệu sơ cấp, đề tài đã thực hiện các cuộc khảo sát về khai thác thủy sản và nuôi trồng thủy sản tại từng tỉnh trong khu vực nghiên cứu.

Điều tra tại Nam Định được thực hiện trong tháng 10/2013. Khảo sát tại các tỉnh còn lại được thực hiện trong tháng 1/2014.

Cuộc điều tra về khai thác và nuôi trồng thủy sản được thực hiện tại 10 tỉnh ven biển của khu vực miền bắc, bao gồm: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên Huế. Riêng Quảng Trị và Thừa Thiên Huế chỉ thực hiện khảo sát về KTTS, không khảo sát về NTTS do sản lượng NTTS ở hai địa phương này thấp [29].

Tại mỗi tỉnh, các nhóm điều tra thực hiện khảo sát tại hai huyện ven biển, mỗi huyện thực hiện khảo sát tại 4 xã ven biển, trong đó ưu tiên lựa chọn các huyện/xã có số lượng hộ gia đình làm nghề khai thác/nuôi trồng thủy sản nhiều nhất.

Có 7 loại bảng hỏi được sử dụng cho việc điều tra về khai thác và nuôi trồng thủy sản, bao gồm:

- Bảng hỏi cấp xã về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản - Bảng hỏi sâu về khai thác thủy sản

- Bảng hỏi sâu về nuôi trồng thủy sản

- Bảng hỏi phỏng vấn nhóm khai thác thủy sản - Bảng hỏi phỏng vấn nhóm nuôi trồng thủy sản - Bảng hỏi phỏng hộ gia đình về khai thác thủy sản.

- Bảng hỏi phỏng hộ gia đình về nuôi trồng thủy sản.

53

Người trả lời bảng hỏi cấp xã về tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản thường là lãnh đạo UBND các xã điều tra.

Người trả lời bảng hỏi sâu bao gồm những cá nhân có am hiểu về tình hình khai thác hoặc nuôi trồng thủy sản ở xã, bao gồm lãnh đạo/cán bộ phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng tài nguyên môi trường của xã, trung tâm khuyến nông, hội nông dân, chủ nhiệm hợp tác xã,…

Những người tham gia phỏng vấn nhóm KTTS là lao động chính của các hộ làm nghề KTTS. Đây thường là những người có nhiều kinh nghiệm KTTS. Tương tự những người tham gia phỏng vấn nhóm NTTS là lao động chính của các hộ làm nghề NTTS, có nhiều kinh nghiệm NTTS. Mỗi nhóm phỏng vấn thường có từ 7-10 người. Các cuộc phỏng vấn nhóm thường được tổ chức tại cơ quan UBND xã.

Người trả lời phòng vấn hộ gia đình KTTS là lao động chính của các hộ làm nghề KTTS. Người trả lời phòng vấn hộ gia đình NTTS là lao động chính của các hộ làm nghề NTTS. Họ được trưởng các thôn giới thiệu và dẫn đường cho phỏng vấn viên đến nhà. Các cuộc phỏng vấn này được thực hiện tại hộ.

Số lượng phiếu điều tra về khai thác thủy sản các loại thu được như sau:

Bảng 4.2. Số lượng phiếu điều tra về khai thác thủy sản Tỉnh/thành phố Số

phiếu trả lời cấp xã

Số phiếu trả lời phỏng

vấn sâu

Số phiếu trả lời phỏng vấn nhóm

Số phiếu trả lời phỏng vấn hộ gia

đình

Quảng Ninh 2 20 8 237

Hải Phòng 2 20 8 193

Thái Bình 2 20 8 170

54 Tỉnh/thành phố Số

phiếu trả lời cấp xã

Số phiếu trả lời phỏng

vấn sâu

Số phiếu trả lời phỏng vấn nhóm

Số phiếu trả lời phỏng vấn hộ gia

đình

Nam Định 2 20 8 165

Thanh Hóa 2 20 8 149

Nghệ An 2 20 8 200

Hà Tĩnh 2 20 8 245

Quảng Bình 2 20 8 201

Quảng Trị 2 20 8 200

Thừa Thiên Huế 2 20 8 199

Tổng 20 200 80 1959

Số lượng phiếu điều tra về NTTS các loại thu được như sau:

Bảng 4.3. Số lượng phiếu điều tra về nuôi trồng thủy sản Tỉnh/thành

phố

Số phiếu trả lời cấp

Số phiếu trả lời phỏng

vấn sâu

Số phiếu trả lời phỏng vấn nhóm

Số phiếu trả lời phỏng vấn hộ gia

đình

Quảng Ninh 2 20 8 164

Hải Phòng 2 20 8 239

Thái Bình 2 20 8 230

Nam Định 2 20 8 238

Thanh Hóa 2 20 8 251

Nghệ An 2 20 8 200

55 Tỉnh/thành

phố

Số phiếu trả lời cấp

Số phiếu trả lời phỏng

vấn sâu

Số phiếu trả lời phỏng vấn nhóm

Số phiếu trả lời phỏng vấn hộ gia

đình

Hà Tĩnh 2 20 8 200

Quảng Bình 2 20 8 199

Tổng 16 160 64 1721

Bảng 4.4 mô tả mẫu dữ liệu sơ cấp (dữ liệu điều tra phỏng vấn) được sử dụng để tính toán độ nhạy cảm và khả năng thích ứng.

Bảng 4.4. Mô tả dữ liệu điều tra thực địa phỏng vấn hộ gia đình Tên tỉnh Khu vực điều

tra

Số lượng mẫu điều tra NTTS (phiếu)

Số lượng mẫu điều tra KTTS (phiếu)

Hải Phòng Đồ Sơn 89 126

Kiến Thụy 143 69

Thái Bình Tiền Hải 120 70

Thái Thụy 110 77

Nam Định Giao Thủy 100 67

Hải Hậu 138 97

Thanh Hóa Hoằng Hóa 122 77

Quảng Xương 129 72

Nghệ An

Quỳnh Lưu 100 97

Hoàng Mai 100 101

Hà Tĩnh Cẩm Xuyên 110 117

Thạch Hà 90 82

56 Tên tỉnh Khu vực điều

tra

Số lượng mẫu điều tra NTTS (phiếu)

Số lượng mẫu điều tra KTTS (phiếu)

Quảng Bình Quảng Trạch 90 100

Bố Trạch - 98

Quảng Trị Triệu Phong - 100

Gio Linh - 100

Thừa Thiên Huế

Phú lộc - 124

Phú Vang - 75

Tổng số phiếu điều tra 1543 1250

Biến quy mô hộ gia đình được tính bằng bình quân số nhân khẩu của các hộ được khảo sát tại mỗi huyện.

Biến tỉ lệ dân số phụ thuộc được tính bằng tổng số trẻ em dưới 15 tuổi và người già (trên 60 tuổi đối với nam và trên 55 tuổi đối với nữ) chia cho số người trong độ tuổi lao động của hộ, sau đó lấy bình quân tỉ lệ này của các hộ được khảo sát tại mỗi huyện.

Biến tỉ lệ nhà kiên cố được tính bằng tổng số nhà nhiều tầng kiên cố và số nhà một tầng mái bằng kiên cố chia cho tổng số nhà được khảo sát tại mỗi huyện.

Chỉ số tài sản của mỗi hộ được xác định theođiểm tài sản, trong đó nếu hộ gia đình có tài sản nào trong danh sách liệt kê 20 loại tài sản sau sẽ được cộng 5% điểm (không phụ thuộc vào số lượng hay giá trị của tài sản).

1) Sử dụng điện hoặc ga làm nhiên liệu đun nấu 2) Hố xí hai ngăn

3) Đài/Radio/Casette

57 4) Ti vi

5) Điện thoại cố định 6) Điện thoại di động 7) Máy vi tính

8) Nồi cơm điện 9) Tủ lạnh

10) Máy giặt 11) Máy điều hòa 12) Bình nóng lạnh 13) Máy bơm nước

14) Máy phát điện gia đình 15) Xe đạp

16) Xe máy/xe có động cơ hai bánh 17) Xe cải tiến/lôi/ba gác/súc vật kéo 18) Xe ô tô/xe tải

19) Thuyền có động cơ

20) Thuyền không có động cơ

Biến chỉ số tài sản của huyện được xác định bằng bình quân chỉ số tài sản của các hộ khảo sát tại mỗi huyện.

Hộ có khả năng vay vốn khi hộ đã từng vay vốn hoặc có sổ đỏ (để có thể dùng làm thế chấp khi cần vay vốn). Biến có khả năng vay vốn có giá trị bằng tỉ lệ hộ khảo sát có khả năng vay vốn tại mỗi huyện.

Biến kinh nghiệm KTTS được xác định bằng số năm kinh nghiệm của người có nhiều năm kinh nghiệm KTTS nhất của mỗi hộ, tính bình quân cho các hộ khảo sát tại mỗi huyện.

58

Biến kinh nghiệm NTTS được xác định bằng số năm kinh nghiệm của người có nhiều năm kinh nghiệm NTTS nhất của mỗi hộ, tính bình quân cho các hộ khảo sát tại mỗi huyện.

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu (Trang 63 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)