Chính sách liên quan đến BĐKH

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu (Trang 88 - 96)

CHƯƠNG 4. MÔ TẢ DỮ LIỆU THU THẬP

4.4. Chính sách liên quan đến BĐKH

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh phát triển kinh tế – xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học. Chủ động phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và tiếp tục giải quyết hậu quả chiến tranh còn lại đối với môi

76

trường. Đại hội Đảng X [17] đã nhận định những diễn biến phức tạp về thời tiết và khí hậu đã gây nhiều khó khăn cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội. Trong Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về các Văn kiện Đại hội X [18] cũng nhận định “nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia và các tổ chức quốc tế phải phối hợp giải quyết như khoảng cách chênh lệch giữa các nhóm nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn; tình trạng môi trường tự nhiên bị huỷ hoại, khí hậu diễn biến ngày càng xấu”.

Ngoài ra, trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng [19], nhìn lại 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001– 2010, 20 năm thực hiện cương lĩnh năm 1991, Đảng ta nhận thấy rằng “thiên tai, dịch bệnh, khủng hoảng năng lượng, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu trở thành những vấn đề nghiêm trọng trên quy mô toàn thế giới. Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp”.

Báo cáo cũng đưa ra mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế xã hội là“đến năm 2020, có một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, y tế đạt trình độ tiên tiến, hiện đại; cải thiện chất lượng môi trường; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng”. Báo cáo cũng nhấn mạnh

“bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân. Kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái. Phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo và ứng phó với sự biến đổi khí hậu, các thảm họa thiên nhiên. Tăng cường quản lý, bảo vệ và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia”.

77

Nghị quyết hội nghị lần 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về việc chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đã nêu rõ: "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường phải trên cơ sở phương thức quản lý tổng hợp và thống nhất, liên ngành, liên vùng. Đến năm 2020, về cơ bản, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, giảm phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững, kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường. Đến năm 2050, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững tài nguyên; bảo đảm chất lượng môi trường sống và cân bằng sinh thái, phấn đấu đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với mức hiện nay của các nước công nghiệp phát triển trong khu vực."

Đảng ta quan tâm đến nhiệm vụ phòng tránh, ứng phó, trong đó chú trọng: “Xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, nước, khí thải và các công trình bảo vệ môi trường. Sớm hoàn chỉnh hệ thống dự báo khí hậu, thời tiết và cơ sở nghiên cứu về biến đổi khí hậu toàn cầu để nâng cao năng lực dự báo, phòng, chống, hạn chế tác hại của thiên tai... Xây dựng đô thị ven biển cần tính đến nước biển dâng do biến đổi khí hậu. Hỗ trợ quy hoạch, xây dựng, tổ chức tốt hơn các điểm dân cư nông thôn theo hướng sạch, đẹp, văn minh”.

Coi trọng bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ được xác định trong phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức, bảo vệ môi trường: “...Chủ động nghiên cứu, đánh giá, dự báo tác động của biến đổi khí hậu đối với nước ta;

thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với biến đổi

78

khí hậu; tích cực tham gia, phối hợp cùng cộng đồng quốc tế hạn chế tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất”. Trong việc triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, Đảng cũng chú ý nhấn mạnh đến việc: “Tích cực hợp tác cùng các nước, các tổ chức khu vực và quốc tế trong việc đối phó với những thách thức an ninh phi truyền thống, và nhất là tình trạng biến đổi khí hậu; sẵn sàng đối thoại với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực có liên quan...”. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong phát triển đất nước 5 năm (2011 – 2015) đó là: “Tiếp tục xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Bảo vệ môi trường, chủ động phòng tránh thiên tai, ứng phó có hiệu quả với tình trạng biến đổi khí hậu.”7

Trong “Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020”8, quan điểm phát triển được nhấn mạnh: “...Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hoà với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế – xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Nước ta có điều kiện phát triển nhanh và yêu cầu phát triển nhanh cũng đang đặt ra hết sức cấp thiết. Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế – xã hội...”. Mục tiêu chiến lược, về môi trường Đảng ta có đề ra: “Cải thiện chất lượng môi trường. Đến năm 2020, tỉ lệ che phủ rừng đạt 45%. Hầu hết dân cư thành thị và nông thôn được sử dụng nước sạch

7Nguồn: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Văn kiện Đại hội Đảng XI năm 2011.

8Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020, Văn kiện Đại hội Đảng XI năm 2011.

79

và hợp vệ sinh. Các cơ sở sản xuất kinh doanh mới thành lập phải áp dụng công nghệ sạch hoặc trang bị các thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 80% các cơ sở sản xuất kinh doanh hiện có đạt tiêu chuẩn về môi trường. Các đô thị loại 4 trở lên và tất cả các cụm, khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung. 95% chất thải rắn thông thường, 85% chất thải nguy hại và 100% chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn. Cải thiện và phục hồi môi trường các khu vực bị ô nhiễm nặng. Hạn chế tác hại của thiên tai; chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng”.

Trong định hướng phát triển kinh tế xã hội, phát triển hài hoà, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới, Đảng ta nhận định: “Việc thực hiện các định hướng phát triển vùng phải bảo đảm sử dụng đất có hiệu quả và tiết kiệm, gắn với các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng để bảo đảm phát triển bền vững”. Định hướng Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, cần “Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu và đánh giá tác động để chủ động triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp phòng, chống thiên tai và Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng. Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế”.Danh mục chi tiết các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể hóa các văn kiện của Đảng liên quan đến biến đổi khí hậu được mô tả trong Bảng 4.11.

80

Bảng 4.11. Các văn bản quy phạm pháp luật được triển khai

quan

Năm Tên tài liệu Văn bản kèm theo

Chính phủ

2006 Về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Nghị định của Chính phủ số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006

2008

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ- CP ngày 07 tháng 09 năm 2006 của Chính phủvề lập, phê duyệt và quản lí qui hoach tổng thể phát triển kinh tế – xã hội

Nghị định của Chính phủ số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008

2008 Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH

Quyết định số

158/2008/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ

2010 Hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH giai đoạn 2009 – 2015

Thông tư liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính-Bộ Kế hoạch và Đầu tư số

07/2010/TTLB-BTNMT- BTC-BKHĐT ngày 15 tháng 3 năm 2010 2011 Phê duyệt Chiến lược quốc gia

về biến đổi khí hậu

Quyết định số 2139/QĐ- TTg ngày 05 tháng 12 năm 2011

2011 Phê duyệt Khung ma trận chính sách chu kỳ 3 năm 2011

Quyết định số 1410/QĐ- TTg ngày 16 tháng 8 năm

81

quan

Năm Tên tài liệu Văn bản kèm theo thuộc Chương trình hỗ trợ ứng

phó với Biến đổi khí hậu (SP- RCC);

2011

Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn

2010 Chương trình khung về Thích ứng và giảm thiểu với biến đổi khí hậu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2008–2020

Quyết định số 2730/QĐ- BNN-KHCN ngày 5 tháng 9 năm 2010

2011 Kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011–2015 và tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định số 543/ QĐ- BNN-KHCN ngày 23 tháng 3 năm 2011

Lồng ghép Biến đổi khí hậu vào xây dựng, thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án giai đoạn 2011–2015

Chỉ thị số 809/CT-BNN- KHCN ngày 28 tháng 3 năm 2011

Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020

Quyết định số 3119/QĐ- BNN-KHCN ngày 16 tháng 12 năm 2011

2013

Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia biến đổi khí hậu giai đoạn 2012–2020

Quyết định số 66/QĐ-BNN- KHCN ngày 11 tháng 1 năm 2013

82

quan

Năm Tên tài liệu Văn bản kèm theo

Bộ Công thương

2010 Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của ngành công thương

Quyết định số 4103/QĐ- BCT ngày 3 tháng 8 năm 2010

Bộ Giao thông Vận tải

2011 Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011 – 2015

Quyết định 199/QĐ- BGTVT ngày 26 tháng 1 năm 2011

83

Một phần của tài liệu Lượng giá kinh tế do biến đổi khí hậu đối với thủy sản miền bắc và đề xuất giải pháp giảm thiểu thiệt hại do biến đổi khí hậu (Trang 88 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(275 trang)