Một số vấn đề về ngôn ngữ pháp luật

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Trang 29 - 36)

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

1.2.1. Những vấn đề chung về văn bản pháp luật

1.2.1.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ pháp luật

Trong tiếng Việt hiện nay, có 4 khái niệm cần được phân biệt: luật, luật pháp, pháp luật pháp lý.

- "Luật" tương ứng với Law trong tiếng Anh, và 律 (luật) trong tiếng Hán, Loi trong tiếng Pháp. Khái niệm khác với "luật" (Loi) tiếng La-tin

“ligare” nghĩa là trói buộc

- "Luật pháp" hay "pháp luật" tương đương với hoặc The Law, 法 律 (pháp luật) và Droit. Khái niệm “pháp luật” "luật pháp" (droit) có xuất xứ La- tin “directum” để chỉ sự ngay thẳng, sự chính trực.

- "Pháp lý" tương đương với Legal trong tiếng Anh, Juridique trong tiếng Pháp. Khái niệm “Pháp lý” (juridique) xuất phát từ tiếng La-tin “Jus”

nghĩa là các quy định của pháp luật.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: Luật: (…) 3. Pháp luật (nói tắt). 4. Văn bản do cơ quan quyền lực nhà nước tối cao ban hành, quy định những phép tắc trong quan hệ xã hội buộc mọi người phải tuân theo. Pháp luật: cn. luật pháp. Những quy phạm hành vi do nhà nước ban hành mà mọi người dân

30

buộc phải tuân theo, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và bảo vệ trật tự xã hội (nói tổng quát). Pháp lý: lý luận, nguyên lý về pháp luật. [Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), 2010, tr. 761 và tr. 985]. Như vậy, Luật, Pháp luật, Luật pháp trong tiếng Việt chỉ là biến thể của một từ. Và trong các giáo trình, từ điển chuyên ngành Luật học thì thuật ngữ Pháp luật được lựa chọn để sử dụng chính thức. Còn Pháp lý lại là hệ thống lý luận, những nguyên lý hoạt động về pháp luật. Nếu như pháp luật là một cái khung thì pháp lý chính là những cơ sở khoa học vận hành trong cái khung đó.

Trong luận án này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Pháp luật để thống nhất và làm việc. Pháp luật theo định nghĩa trong Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật "là hệ thống các quy tắc xử sự do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội” [Giáo trình lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Đại học luật Hà Nội, nhà xuất bản Công an nhân dân 2008, tr.]

ii) Khái niệm ngôn ngữ pháp luật

Tác giả Nguyễn Văn Khang (2014) trong cuốn “Chính sách ngôn ngữ và Lập pháp ngôn ngữ" cho rằng: “Ngôn ngữ pháp luật thuộc nội dung nghiên cứu của ngôn ngữ học pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật là một phân ngành khoa học liên ngành giữa khoa học pháp lý và ngôn ngữ học. Đối tượng nghiên cứu của nó là ngôn ngữ được sử dụng trong pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật được hình thành trên cơ sở sự phát triển của khoa học ngôn ngữ liên ngành như ngữ dụng học, ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học xã hội, v.v. Nói cách khác, sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ học pháp luật là do nhu cầu cần phải nghiên cứu một cách sâu sắc hơn các vấn đề về pháp luật từ góc độ ngôn ngữ học, cụ thể là dưới ánh sáng của lý thuyết ngôn ngữ học xã hội, ngữ pháp chức năng, hành động ngôn ngữ, phân tích hội thoại, trong mối quan hệ giữa năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp tiếng ,...”. [Nguyễn Văn Khang, 2014, tr.]

31

“Luật là công việc của ngôn từ" (The law is a profession of words) [Mellinkoff David (1963), The Language of the Law]. Tác giả Mellinkoff – một trong những nhà nghiên cứu đầu tiên đặt nền móng nghiên cứu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật cho rằng, do pháp luật được tạo nên bởi chất liệu ngôn ngữ, nên nghiên cứu ngôn ngữ là một trong những nhiệm vụ thiết yếu để nghiên cứu pháp luật. Ngôn ngữ học pháp luật có trọng tâm nghiên cứu mọi vấn đề ngôn ngữ liên quan đến pháp luật. Cụ thể: 1) phong cách học pháp luật (các hành vi xét xử tại tòa án như lời bào chữa của của luật sư, lời luận tội của thẩm phán, các vấn đề đa ngữ trong xét xử …); 2) lời khai (ghi chép, nghe ghi…); 3) ngôn ngữ trong tài liệu chứng cứ (các chứng cứ ngôn ngữ, ngôn ngữ của người nhỏ tuổi tại tòa…); 4) ngữ âm học pháp luật (vấn đề thanh học, xử lý phần mềm…); bút tích học (ngôn ngữ trong văn bản giám định, chữ kí…).

Trong những trọng tâm nghiên cứu đó của ngôn ngữ học pháp luật có một câu hỏi được đặt ra là, ngôn ngữ pháp luật sử dụng phần lớn các từ ngữ, các mô hình câu, cách phát âm của ngôn ngữ bình thường, vậy ngôn ngữ được sử dụng trong pháp luật có những đặc điểm gì khác biệt so với ngôn ngữ được sử dụng trong đời sống?

Mellinkoff đã đưa ra một ví dụ về việc lặp lại từ ngữ để nhấn mạnh đến tính chính xác của văn bản pháp luật, khác với các văn bản khác có thể dùng đại từ thay thế. Ví dụ:

(i) I bought a car yesterday, it is very expensive.

(ii) I bought a car yesterday, the car is very expensive.

Tác giả của “The Language of the Law” khẳng định: câu (i) là ngôn ngữ bình thường; câu (ii) là thuộc ngôn ngữ pháp luật. Khẳng định trên được Mellinkoff giải thích: câu (ii) thay cho việc dùng it (được coi là để tránh lặp lại trong giao tiếp tiếng thông thường) là việc lặp lại the car để chính xác hóa.

32

Tương tự như trường hợp trên, tác giả Melinkoff còn lấy thêm ví dụ, cụm từ the said document (văn bản đã nói ở trên). Theo tác giả trong văn bản pháp luật tiếng Anh thường xuất hiện, cụm từ trên có chứa từ said là quá khứ của say để làm cho the document không bị mơ hồ.

“Ngôn ngữ pháp luật là một dạng tiêu biểu của ngôn ngữ phong cách hành chính (administrative style)”. Nhận định này đã tồn tại từ lâu trong quan niệm truyền thống của giới ngôn ngữ học như các tác giả Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Hữu Đạt. Ngôn ngữ pháp luật sử dụng trong phong cách hành chính phần lớn tồn tại ở dạng viết (dạng nói vẫn tồn tại nhưng ít hơn), cụ thể là văn bản hành chính luật và các văn bản quy phạm pháp luật (văn bản pháp quy).

Hiện nay, ngôn ngữ học hậu cấu trúc phát triển một cách mạnh mẽ, trong đó có ngôn ngữ học giao tiếp tiếng . Cùng trong xu hướng đó, ngôn ngữ học pháp luật giao tiếp tiếng được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học giao tiếp tiếng chú ý nghiên cứu. Ngôn ngữ được sử dụng trong những phiên tòa, lời khai trực tiếp trong những bản án,… là một trong những nội dung được đề cập đến của ngôn ngữ học giao tiếp tiếng . Và dù ngôn ngữ pháp luật tồn tại ở dạng nói hay dạng viết thì một trong những đặc điểm của ngôn ngữ học pháp luật là ngôn ngữ có tính quyền lực và ràng buộc cao giữa các nhân vật trong quá trình giao tiếp tiếng . Về vấn đề này, tác giả Nguyễn Văn Khang cho rằng

“ngôn ngữ có tính quyền lực là vì nó phản ánh ý chí của chủ thể lập pháp; có tính ràng buộc là vì nó biểu thị quy chuẩn pháp luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến hành vi của con người”. [Nguyễn Văn Khang, 2014, tr. 107 ]

iii) Đặc điểm chung về ngôn ngữ pháp luật trong văn bản pháp quy

Như trên đã trình bày, ngôn ngữ pháp luật tồn tại ở cả hai dạng là nói hoặc viết. Tuy nhiên, nhiệm vụ của luận án này là chỉ ra các đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các văn bản Hiến pháp, mà Hiến pháp tồn tại ở dạng văn bản, nên trong luận án này chúng tôi chỉ quan tâm đến những đặc điểm chung

33

về ngôn ngữ pháp luật trong văn bản pháp luật, và coi đó là cơ sở lí luận để chúng tôi triển khai các nội dung của Luận án.

Theo luật định, ngôn ngữ trong các văn phạm pháp quy được quy định rõ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 luật như sau:

“Điều 5. Ngôn ngữ, kỹ thuật văn bản quy phạm pháp luật 1. Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt.

Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu.”

Về phong cách, các văn bản pháp luật tuân theo những đặc trưng chung của phong cách hành chính. Tác giả Đinh Trọng Lạc (1999) trong giáo trình Phong cách học tiếng Việt, đã dẫn lại quan điểm của I.V. Acnôn và tác giả Acnôn cho rằng, dựa vào cách phân loại về chức năng văn bản thì có 2 loại chức năng là chức năng giao tiếp tiếng cơ bản (chức năng giao tiếp tiếng lí trí) và chức năng bổ sung (chức năng ý nguyện, chức năng cảm xúc, chức năng giao tiếp tiếng , chức năng thẩm mĩ)”. Và theo tác giả Đinh Trọng Lạc, chức năng giao tiếp tiếng lý trí (thông báo) và chức năng ý chí (sai khiến) là hai chức năng của ngôn ngữ phong cách hành chính được cụ thể hóa và hiện thực hóa trong văn bản quy phạm pháp luật.

Đinh Trọng Lạc (1999) cũng đề xuất 3 tiêu chí cũng đồng thời là 3 đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn bản pháp luật, đó là: 1) tính khuôn mẫu; 2) tính chính xác – minh bạch và 3) tính nghiêm túc – khách quan xuất phát từ hai chức năng trên của văn bản quy phạm pháp luật. [...., tr55]

Nguyễn Thế Truyền (2002) chú trọng vào đặc điểm của ngôn ngữ trong văn bản pháp luật đã đưa ra các 5 tiêu chí của ngôn ngữ văn bản pháp luật, đó là: 1) tính trang trọng, nghiêm túc; 2) tính bắt buộc phải thực hiện; 3) tính chính xác, chặt chẽ, rõ ràng; 4) tính khuôn mẫu; 5) tính xác thực khách quan [47, tr. 370]

Nguyễn Văn Khang (2012) trong công trình cấp Bộ "Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng luật ngôn ngữ ở Việt Nam", chương 4, có nêu các

34

tiêu chí của ngôn ngữ văn bản pháp luật đó là: 1) tính khái quát; 2) tính chính xác, tính nhất quán và tính linh hoạt; 3) tính rõ ràng 4) tính chuyên môn; 5) tính thông dụng; 6) tính giản ước.

Về tính khái quát. Văn bản pháp luật thường ra đời trong một thời điểm cụ thể nhất định, nhưng lại được áp dụng trong một thời hạn tương đối dài, thậm chí không thay đổi. Tuy nhiên, những hành vi xã hội lại luôn thay đổi không ngừng, nhanh chóng, thậm chí thay đổi rất khó lường và phức tạp.

Những hành vi pháp luật đó đôi khi lại không thể giống với những hành vi pháp luật được quy định trong văn bản pháp luật thời điểm trước đó. Cho nên, văn bản pháp luật phải mang tính khái quát, co dãn để có thể bao trùm được hết các hành vi xã hội đó. Văn bản pháp luật một mặt phải rất chính xác, nhưng một mặt phải mang tính khái quát để có thể lường hết được những tình huống phức tạp có thể diễn ra trong tương lai. Về đặc tính này có thể lấy Hiến pháp Mĩ làm ví dụ. Hiến pháp Mĩ ra đời từ năm 1787 và suốt hơn 230 năm qua, Hiến pháp Mĩ vẫn không thay đổi. Hiến pháp Mĩ vẫn được áp dụng và hoạt động một cách có hiệu quả, là căn cứ pháp luật để thực thi pháp luật, xây dựng và phát triển Hợp chủng quốc cường mạnh, đứng vị trí số một về nhiều mặt trên thế giới như hiện nay. Hiến pháp Mĩ là một biểu hiện của tính khái quát trong văn bản quy phạm pháp luật.

Về tính chính xác, tính nhất quán và tính linh hoạt. Để đảm bảo sự công bằng, nghiêm minh của pháp luật, văn bản pháp luật phải chính xác và nhất quán. Bởi vì, chỉ có sự chính xác và nhất quán trong xét xử thì mới đảm bảo tính công minh của pháp luật. Cùng một tội danh, cùng vi phạm một một tội thì phải được xử lí nhất quán. Tuy nhiên, thực tế lại muôn màu muôn vẻ, trong pháp luật, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật cũng cần có tính linh hoạt để người phán quyết có thể chủ động trong xét xử.

Về tính rõ ràng. Tác giả Nguyễn Văn Khang phân biệt tính chính xác và tính rõ ràng trong văn bản pháp luật. Tác giả cho rằng, ngôn ngữ pháp luật phải đảm bảo tính minh bạch, không sử dụng cách biểu đạt gián tiếp, hàm ẩn,

35

đa nghĩa, không sử dụng lối nói ví von, hình tượng. Ngôn ngữ pháp luật sử dụng hình thức trần thuật trực tiếp. Tính rõ ràng còn thể hiện ở chỗ các yếu tố ngôn ngữ biểu thị quá khứ, hiện tại, tương lai phải minh bạch, đúng với nội dung mà văn bản muốn đề cập. Tuy nhiên theo quan điểm của chúng tôi, người viết luận án này thì tính rõ ràng cũng chỉ là một phần biểu hiện của tính chính xác, minh bạch của văn bản pháp luật.

Về tính chuyên môn. Pháp luật là đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý. Trong quá trình phát triển chuyên ngành này đã hình thành nên một hệ thống thuật ngữ phong phú, đa dạng, có tính hệ thống và khuôn mẫu tương đối cố định để áp dụng trong đời sống pháp luật. Thuật ngữ trong văn bản pháp luật làm nên tính chuyên môn của văn bản đó, cụ thể ở cả nội dung chuyên môn về pháp luật và chuyên môn về ngành mà văn bản luật đó áp dụng.

Về tính thông dụng. Chủ thể tiếp nhận văn bản pháp luật là mọi người và công dân. Vì vậy, ngôn ngữ trong văn bản pháp luật phải mang tính thông dụng để có thể phổ biến, tuyên truyền đến với mọi người, mọi công dân. Nếu ngôn ngữ trong văn bản pháp luật không thông dụng, ngôn ngữ pháp luật sẽ trở thành xa lạ, mơ hồ. Trường hợp trong văn bản pháp luật xuất hiện những thuật ngữ khó, xa lạ, ít phổ biến thì phần mô tả nội hàm phải được dùng ngôn ngữ thường nhật hàng ngày làm cơ sở để giải thích và tham chiếu.

Về tính giản ước. Trong văn bản pháp luật phải dùng một lượng ngôn ngữ hữu hạn và cô đọng để đề cập tới hàng loạt hành vi xã hội đa dạng, vì vậy ngôn ngữ pháp luật phải có tính giản ước. Trong văn bản pháp luật sử dụng nhiều câu vô chủ, câu giản lược, các hiện tượng đề hóa, danh hóa,... để biểu đạt những sự tình hay các khái niệm tương đối phức tạp. Tuy ngôn ngữ trong văn bản pháp luật có tính giản ước nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính xác.

Cho nên, trong nhiều trường hợp bất khả kháng, văn bản pháp luật thường sử dụng các trường cú, trong đó có sử dụng phép lặp từ vựng để đảm bảo tính chính xác cho văn bản pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)