CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP
3.2. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
3.3.3. Biến đổi từ ngữ về thành phần kinh tế
Từ ngữ chế định hiến định về thành phần kinh tế trong Hiến pháp thể hiện ở các từ ngữ như sau:
Hiến pháp 1959: - kinh tế quốc doanh; - kinh tế hợp tác xã.
Hiến pháp 1980: - kinh tế quốc doanh; - kinh tế hợp tác xã.
Hiến pháp 1992: - kinh tế quốc doanh; - kinh tế tập thể; - kinh tế cá thể; - kinh tế tư bản tư nhân;- kinh tế tư bản Nhà nước.
Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung 2001: - kinh tế quốc doanh; - kinh tế tập thể; - kinh tế cá thể; - kinh tế tư bản tư nhân; - kinh tế tư bản Nhà nước; - kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiến pháp 2013: - nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo;
Mặc dù là luật cơ sở để Quốc hội dựa vào để ban hành các luật khác, nhưng trước đây, do nhận thức về các chế định kinh tế vào từng thời kỳ khác nhau mà có sự khác nhau về việc chế định các thành phần kinh tế. Cho nên, trong Hiến pháp, các từ ngữ hiến định về các thành phần kinh tế cũng khác nhau. Về mô hình cấu tạo, các thuật ngữ trong Hiến pháp được cấu tạo: KINH
134
TẾ + X, trong đó X là tính chất, đặc điểm, thuộc tính để minh định rõ mỗi thành phần kinh tế trong mỗi bản Hiến pháp.
Hiến pháp 2013, cũng như chế định về hình thức sở hữu, không chế định cụ thể các thành phần kinh tế trong Hiến pháp mà chỉ công nhận ở nước ta thừa nhận có nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước chiếm vai trò chủ đạo; còn minh định đó là thành phần kinh tế nào, tính chất và đặc điểm của thành phần kinh tế đó thế nào là do các Luật trực tiếp về kinh tế quy định. Vì vậy, mà trong Hiến pháp 2013 chỉ xuất hiện 1 lần và duy nhất một thuật ngữ về thành phần kinh tế đó là kinh tế nhà nước - điểm khác biệt so với các Hiến pháp khác.
Điều đặc biệt là trong Hiến pháp 1992, sửa đổi bổ sung 2001 có thuật ngữ kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi vì, sau khi thực hiện công cuộc Đổi mới đất nước, nhiều chính sách thay đổi, sau năm 1994 lệnh cấm vận về kinh tế của Mĩ hết hiệu lực ở Việt Nam, nước ta đã mạnh dạn mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài vào hợp tác kinh doanh, vì vậy mới có sự xuất hiện thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong Hiến pháp.
Thứ hai, cùng trong chế định về kinh tế năm 1992 có thuật ngữ mới mới xuất hiện đó là thuật ngữ doanh nghiệp; Hiến pháp 2013 lần đầu tiên xuất hiện thuật ngữ doanh nhân. Việc xuất hiện thuật ngữ doanh nhân trong Hiến pháp là sự ghi nhận những đóng góp của tầng lớp doanh nhân về kinh tế, tạo nên diện mạo mới cho nền kinh tế đất nước. Trước đó, năm 2004, ngày 13/10 được công nhận là ngày truyền thống của Doanh nhân Việt Nam. “Nhà nước khuyến khích tạo điều kiện để doanh nhân doanh nghiệp và cá nhân tổ chức khác đầu tư sản xuất kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân tổ chức đầu tư sản xuất kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” (điều 51, Hiến pháp 2013).
135
3.4. Biến đổi từ ngữ chế định hiến định về hệ thống các cơ quan nhà nước
Vấn đề hệ thống các cơ quan nhà nước tổ chức bộ máy; chính quyền nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng nó thể hiện sức mạnh của nhà nước của chế độ xã hội chủ nghĩa; đảm bảo cho nhà nước thực hiện được chức năng và nhiệm vụ một cách hiệu quả nhất. Đảng xác định trong công cuộc đổi mới hiện nay cần phải “tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước xây dựng hoàn thiện Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”3. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được định nghĩa là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc nhất định bảo đảm cho Nhà nước ta thực hiện mọi chức năng nhiệm vụ của mình và thực sự là công cụ quyền lực của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân.
Trong bộ máy nhà nước căn cứ vào thẩm quyền địa giới hành chính và cấu trúc lãnh thổ thì cơ quan nhà nước được phân chia như sau: cơ quan nhà nước trung ương gồm: Quốc hội Chủ tịch nước Chính phủ Tòa án nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân tối cao Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.
Trong 5 văn bản Hiến pháp có nhiều từ ngữ chế định hiến định về hệ thống các cơ quan nhà nước được thay đổi cho phù hợp với các quan điểm học thuật xây dựng Hiến pháp của từng thời kì như từ ngữ chế định hiến định về Quốc hội từ ngữ chế định hiến định về Chính phủ từ ngữ chế định hiến định về Hội đồng nhân dân từ ngữ chế định hiến định về Tòa án nhân dân từ ngữ chế định hiến định về Viện Kiểm sát nhân dân. Những thay đổi về từ ngữ đó có thể chỉ về hình thức cũng có thể chỉ thay đổi về nội dung và cũng có từ ngữ thay đổi cả nội dung lẫn hình thức. Trong phần này chúng tôi sẽ trình bày những sự thay đổi về từ ngữ chế định hiến định về Quốc hội và từ ngữ chế định hiến định về Chính phủ. Đây là hai cơ quan
3 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996, tr. 129
136
nhà nước trong bộ máy nhà nước có sự thay đổi nhiều nhất trong Hiến pháp.
Thứ nhất, về thuật ngữ Quốc hội và các từ ngữ chế định hiến định về Quốc hội. Về tên gọi Quốc hội chỉ duy nhất văn bản Hiến pháp 1946 thuật ngữ Quốc hội được gọi là Nghị viện nhân dân còn lại từ văn bản Hiến pháp 1959 trở về sau này thuật ngữ Quốc hội được dùng thống nhất và xuyên suốt để chỉ “cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước Việt Nam”.
Chúng tôi đã thống kê và so sánh 2 văn bản Hiến pháp 1946 và 2013 về các từ ngữ chế định hiến định về Quốc hội và nhận thấy có sự thay đổi về từ ngữ rõ rệt khác biệt. Chế định về Nghị viện nhân dân trong Hiến pháp 1946 gồm 21 điều/ 70 điều của cả văn bản Hiến pháp. Vì vậy có thể nói đây là những chế định quan trọng có vai trò quan trọng trong Hiến pháp và trong bộ máy nhà nước của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong 21 điều đó có nhiều từ ngữ mà trong văn bản Hiến pháp 2013 được thay thế bằng những từ ngữ khác cụ thể như sau:
Hiến pháp 1946 Hiến pháp 2013
quyền cao nhất quyền lực cao nhất
Đặt ra pháp luật Làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật
chuẩn y Phê chuẩn
quốc dân thiểu số dân tộc thiểu số
nghị viện nhân dân quốc hội
nghị viên ủy viên
nghị trưởng chủ tịch Quốc hội
phó Nghị trưởng phó chủ tịch Quốc hội
ban thường vụ ủy ban thường vụ Quốc hội
quyền phúc quyết
công chúng nhân dân
hôm ngày
137
thông tri thông báo
ưng chuẩn
giữ chức quyền người giữ chức vụ
kết liễu chấm dứt kết thúc
phế bỏ bãi bỏ
bãi miễn miễn nhiệm
Trong 19 từ ngữ được thống kê ở trên đây là những từ về nội dung thuật ngữ thì giữ nguyên chỉ có hình thức thuật ngữ thay đổi. Những thuật ngữ dùng trong Hiến pháp 1946 là những từ ngữ dùng ở đầu thế kỉ 20 cho đến nay đã ít dùng thậm chí nhiều từ đã được thay đổi về nghĩa. Trường hợp từ kết liễu hiện nay chỉ dùng với nghĩa là “chấm dứt vĩnh viễn làm cho không còn diễn ra không còn tồn tại nữa” [Từ điển tiếng Việt Hoàng Phê chủ biên tr. 630] nhưng chỉ trong ngữ cảnh “kết liễu cuộc đời” mà thôi. Còn đối với tình trạng kết thúc chiến tranh như trong chế định của Hiến pháp thì Hiến pháp 2013 sử dụng từ “chấm dứt” thay cho “kết liễu” như Hiến pháp 1946.
Thứ hai, về thuật ngữ Chính phủ và từ ngữ chế định hiến định về Chính phủ. Trong các thuật ngữ chỉ hệ thống cơ quan nhà nước thì thuật ngữ Chính phủ có sự biến đổi biến động nhiều nhất. Trong Hiến pháp 1946 cũng xuất hiện thuật ngữ Chính phủ nhưng thuật ngữ Chính phủ trong Hiến pháp 1946 lại có nội hàm rộng hơn thuật ngữ trong Hiến pháp 1959 và các văn bản Hiến pháp sau này. Thuật ngữ Chính phủ trong Hiến pháp 1946 có nội hàm rộng cụ thể thuật ngữ Hiến pháp năm 1946 về mặt nhân sự bao gồm cả Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước “Chính phủ gồm có Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hoà Phó chủ tịch và Nội các” điều 44. Trong các văn bản Hiến pháp sau 1946 Chính phủ không bao gồm Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước.
Thuật ngữ Chính phủ trong Hiến pháp 2013 như hiện nay trong các văn bản Hiến pháp trước đó lần lượt là:
138
Sự thay đổi về mặt từ ngữ trong từng văn bản Hiến pháp có sự tác động của các nhân tố xã hội mà cụ thể ở đây là bối cảnh xã hội nhận thức và tư duy về việc làm Hiến pháp thay đổi nên có sự thay đổi về các định danh thuật ngữ này. Nguyên nhân của sự thay đổi từ ngữ đó được giải thích như sau: Tên gọi “Chính phủ” như trong Hiến pháp 1946 về cơ cấu tổ chức bao gồm cả Chủ tịch nước Phó Chủ tịch nước và Nội các là “vì lợi ích chung của toàn dân tộc nên Chính phủ liên hiệp kháng chiến bao gồm cả những thành viên thuộc nhiều đảng phái. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho Chính phủ kháng chiến là đảm bảo sự thống nhất các lực lượng của quốc dân về mọi phương diện tổng động viên nhân lực và tài sản quốc gia để dưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi nước nhà được hoàn toàn độc lập. Mô hình Chính phủ kháng chiến là cơ sở cho sự ra đời những quy định về Chính phủ trong văn bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta.” [Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam tr. 414].
Hiến pháp 1959 sử dụng thuật ngữ Hội đồng Chính phủ thay cho thuật ngữ Chính phủ là bởi vì “Hiến pháp 1959 ra đời mô hình chính phủ có sự thay đổi nhất định. Chính phủ được đổi tên thành Hội đồng Chính phủ để nhấn mạnh tính tập thể của Chính phủ. Thành phần Hội đồng Chính phủ chỉ bao gồm: Thủ tướng các Phó Thủ tướng các Bộ trưởng Chủ nhiệm ủy ban nhà nước và Tổng giám đốc Ngân hàng nhà nước.” [Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam tr. 414]. Như vậy thuật ngữ Chính phủ trong Hiến pháp 1946 đã được Hiến pháp 1959 thay đổi về cả hình thức thành thuật ngữ Hội đồng chính phủ và thay đổi cả mặt nội hàm đó là sự thay đổi về nhân sự.
Và tịnh tiến đến Hiến pháp 1980 thuật ngữ Chính phủ trong Hiến pháp 1946 và là Hội đồng Chính phủ trong Hiến pháp 1959 lại được thay đổi thành thuật ngữ Hội đồng Bộ trưởng. Sự thay đổi về tên gọi như vậy được giải thích như sau “Sau khi thống nhất đất nước do ảnh hưởng của mô hình chính phủ theo Hiến pháp Liên Xô năm 1977 Hiến pháp Việt Nam năm 1980 quy định: Hội đồng bộ trưởng là cơ quan chấp hành và hành
139
chính nhà nước cao nhất của cơ quan quyền lực cao nhất. Quy định này làm hạn chế tính độc lập tương đối của Chính phủ với tính chất vốn có của nó là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất.” Như vậy cũng như Hiến pháp 1959 thuật ngữ Chính phủ một lần nữa lại được thay đổi cả về nội dung lẫn hình thức cho phù hợp với tư duy nhận thức và bối cảnh xã hội thời điểm năm 1980 thời điểm sau khi thống nhất đất nước có sự ảnh hưởng của khối xã hội chủ nghĩa của Hiến pháp Liên Xô năm 1977.
Năm 1992 Hiến pháp mới ra đời do có “nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và những kinh nghiệm tích lũy trong thực tiễn tổ chức quyền lực nhà nước bộ máy nhà nước có những cải cách phù hợp đặc biệt là hệ thống cơ quan quản lí nhà nước.” Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam tr. 414. Thuật ngữ Hội đồng bộ trưởng Hiến pháp 1980 đổi tên thành Chính phủ. Về mặt hình thức so với Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1992 đã sử lại thuật ngữ Chính phủ. Và cũng như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 mỗi khi một văn bản Hiến pháp mới ra đời đã có sự điều chỉnh về mặt nội hàm nội dung của thuật ngữ để phù hợp với nhận thức tư duy bối cảnh xã hội khi xây dựng văn bản Hiến pháp mới đó. Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam nhận định
“theo Hiến pháp năm 1992 vị trí của Chính phủ được xác định lại quyền hạn của Chính phủ và Thủ tưởng được tăng cường.”
Đến Hiến pháp 2013 về hình thức thuật ngữ Chính phủ được giữ nguyên tuy nhiên nội dung của thuật ngữ Chính phủ đã được thay đổi bởi vì “Hiến pháp 2013 ra đời nhằm nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước nói chung trong đó có cơ quan hành chính đảm bảo bộ máy hành chính thực sự mạnh trong việc điều hành quản lí về mặt nhà nước và lãnh đạo nền kinh tế đất nước. Hiến pháp mới khẳng định quyền hành pháp của Chính phủ và đề cao hơn nữa vai trò của Thủ tướng, Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan ngang bộ; đồng thời sửa đổi bổ sung một số nhiệm vụ quyền hạn của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ nhằm tạo điều kiện cho Chính phủ thực hiện tốt chức năng của mình.”
[Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam tr. 415].
140
3.5. Biến đổi từ ngữ về các vấn đề liên quan đến ngôn ngữ
Một trong những biểu tượng, chỉ dấu để nhận diện quốc gia đó là ngôn ngữ. Tuy nhiên, tùy vào thực tế của mỗi nước mà ngôn ngữ có được hiến định trong Hiến pháp hay luật hay không? Có quốc gia theo mô hình thực hiện chính sách ẩn ngôn ngữ, ví dụ như Mĩ, hay có quốc gia thực hiện mô hình chính sách hiện ngôn ngữ, ví dụ như Pháp, Trung Quốc.
Trong 5 bản Hiến pháp ở Việt Nam, trước đó các bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 tuy không có điều khoản riêng về ngôn ngữ, ngôn ngữ được lồng ghép trong các vấn đề về văn hóa, giáo dục, bầu cử, dử dụng trong tòa án,... nhưng thực tế cho thấy, tiếng Việt là ngôn ngữ được sử dụng thống nhất trong cả 4 bản Hiến pháp đó và người dân tộc thiểu số được quyền sử dụng tiếng nói và chữ viết của mình. Và phải đến Hiến pháp 2013, tiếng Việt mới được trang trọng hiến định trong Hiến pháp "Tiếng Việt là ngôn ngữ Quốc gia." Và có hiến định "các dân tộc được sử dụng tiếng nói chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của mình".
Tính chính xác của Hiến pháp một lần nữa lại được khẳng định khi dùng thuật ngữ ngôn ngữ học một cách hợp lí. Tiếng Việt là một ngôn ngữ hoàn thiện gồm cả tiếng nói và chữ viết nên khi hiến định về ngôn ngữ quốc gia chỉ dùng một thuật ngữ là tiếng Việt, trong khi đó với 53 dân tộc còn lại, có dân tộc có tiếng nói nhưng chưa có chữ viết cho nên khi chế định về ngôn ngữ của các dân tộc còn lại thì sử dụng "tiếng nói" và "chữ viết" để minh định một cách rõ ràng hơn.
Cũng trong Hiến pháp 2013 lần đầu tiên trong Hiến pháp bổ sung một quy định mới liên quan đến ngôn ngữ trong chính sách dân tộc đó là "Công dân có quyền xác định dân tộc của mình sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp tiếng ." (điều 42). Như chúng ta đã biết Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc đa ngôn ngữ mặc dù trong Hiến pháp chế định tiếng Việt
141
là ngôn ngữ quốc gia ngôn ngữ được sử dụng chính thức trong các phạm vi giao tiếp tiếng chính thức nhưng bên cạnh đó mọi người mọi công dân sống trên đất nước Việt Nam đều có quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ và lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp tiếng . Điều này cho thấy đây là một văn bản Hiến pháp dân chủ vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân, và vì dân. Và trong thực tế về tình hình sử dụng ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở nước ta điều này được hiện hữu rõ trong đời sống của người dân của các tỉnh miền núi phía Bắc:
ngoài tiếng Việt là ngôn ngữ phổ thông ngôn ngữ quốc gia dùng trong giao tiếp tiếng chính thức thì người dân được lựa chọn ngôn ngữ để sử dụng. Ví như ở tỉnh Cao Bằng, tỉnh có trên 95% dân tộc thiểu số sinh sống thì ngoài ngôn ngữ giao tiếp tiếng chính thức là tiếng phổ thông – tiếng Việt thì ngôn ngữ mà hầu hết người dân ở đây lựa chọn như là ngôn ngữ phổ thông vùng là tiếng Tày vì người Tày ở đây chiếm số lượng cao nhất. Và những dân tộc khác sinh sống ở tỉnh này như Nùng, Dao, Mông, Lô Lô, Ngái,... đều sử dụng được tiếng Tày để giao tiếp tiếng thậm chí khi trao đổi công việc cán bộ và người dân ở đây cũng giao tiếp tiếng bằng tiếng Tày và chỉ khi giao tiếp tiếng trong những công việc cụ thể liên quan đến văn bản mới sử dụng tiếng phổ thông. Còn trong giao tiếp tiếng ở chợ, giao tiếp tiếng gia đình ở vùng đa dân tộc, đa ngôn ngữ như thế này tùy vào hoàn cảnh giao tiếp tiếng cụ thể mà tự người dân có thể lựa chọn ngôn ngữ để giao tiếp tiếng cho phù hợp với mục đích giao tiếp tiếng của mình.
3.5. TIỂU KẾT
Vận động thay đổi biến độngvà biến đổi biến động ngôn ngữ là một tất yếu trong lịch sử phát triển một ngôn ngữ. Ở chương 3 này chúng tôi đã trình bày các vấn đề sự biến đổi biến động ngôn ngữ trong các văn bản Hiến pháp.
Chúng tôi không có điều kiện để trình bày hết tác cả các vấn đề được chế định trong Hiến pháp và chỉ chọn những vấn đề nổi trội và điều này được chúng tôi giải thích ở phần Dẫn nhập. Sau khi trình bày sự biến đổi biến động chúng tôi đã giải thích sự biến đổi biến động của từ ngữ trong Hiến pháp dưới tác động của các nhân tố, của bối cảnh trong nước và tác động của thế giới ta.