Biến đổi từ ngữ về quyền con người

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Trang 121 - 143)

CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP

3.2. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

3.2.1. Biến đổi từ ngữ về quyền con người

Hiến pháp 1946 là văn bản Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam tuy chưa sử dụng trực tiếp thuật ngữ quyền con người nhưng đã cụ thể hóa các quyền con người. Nội dung quyền con người trong Hiến pháp 1946 được xuyên suốt bởi quan điểm học thuật học thuật đã được ghi ở điều 1: “Nước Việt Nam là một nước dân chủ cộng hoà. Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt nòi giống gái trai giàu nghèo giai cấp tôn giáo”. Tuy nhiên phải chờ đến Hiến pháp 1992 thuật ngữ “quyền con người” mới xuất hiện trong văn văn bản Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 sử dụng quyền công dân “quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”.

“Quyền con người Human rights Droits de l’Homme là toàn bộ các quyền tự do và đặc quyền được công nhận dành cho con người do tính chất nhân bản của nó sinh ra từ bản chất con người chứ không phải được tạo ra bởi pháp luật hiện hành.” Charles Debbasch Jacques Bourdon Jean-Marie Pontier Jean – Claude Ricci Từ điển thuật ngữ chính trị Pháp – Việt Nhà xuất bản Thế giới 2005 tr. 193.

Trước hết về tên của chương trong Hiến pháp có thể thấy: Hiến pháp 1946 có chương "Nghĩa vụ và quyền lợi của công dân" chương 2; Hiến pháp 1959 chương 3 Hiến pháp 1980 chương 5 đều có tên là "Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân"; Hiến pháp 1992 có chương "Quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân" chương 5; Hiến pháp 2013 có chương "Quyền con người quyền và nghĩa vụ cơ bản công dân" chương 2. Như vậy chỉ riêng tên gọi của chương qua mỗi bản Hiến pháp cũng cho thấy một sự thay đổi: ở Hiện pháp 1959 1980 không sử dụng hai thuật ngữ nghĩa vụ quyền lợi chung chung mà thêm yếu tố hạn định cơ bản. Đến Hiến pháp 2013 tên chương này đã hiển minh về quyền con người.

122

Thứ hai về sử dụng cụm từ quyền con người và các thuật ngữ có liên quan: Tại điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam các quyền con người quyền công dân về chính trị dân sự kinh tế văn hóa xã hội được công nhận tôn trọng bảo vệ bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật; Quyền con người quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng an ninh quốc gia trật tự an toàn xã hội đạo đức xã hội sức khỏe của cộng đồng". Thuật ngữ quyền con người trong Hiến pháp không những để chỉ những cá nhân được xác định là công dân Việt Nam mà còn bao hàm những người không phải là công dân Việt Nam người nước ngoài người không có quốc tịch người không quốc tịch. Như vậy con người không chỉ tồn tại với tư cách là công dân của một quốc gia mà còn là thành viên của cộng đồng quốc tế. Việc hiến định quyền con người trong Hiến pháp và lựa chọn sử dụng thuật ngữ quyền con người đó là cơ sở đấu tranh phòng chống âm mưu lợi dụng các vấn đề về nhân quyền để chống phá nhà nước ta trong gần 20 năm qua của các thế lực thù địch.

Cùng với sự chế định trực tiếp và độc lập thuật ngữ quyền con người Hiến pháp 2013 thay cụm từ "mọi công dân" thành cụm từ "mọi người" khi quy định về quyền con người từ điều 19 đến điều 24: mọi người có quyền sống điều 19 mọi người có quyền hiến mô bộ phận cơ thể người và hiến xác điều 20 mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư điều 21 mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở điều 22 mọi người có quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo điều 24. Việc thay thế này nhằm đáp ứng yêu cầu về tính chính xác của văn bản quy phạm pháp luật Hiến pháp. Trong Hiến pháp 2013 tương ứng với quyền con người thì chủ thể trong Hiến pháp là thuật ngữ mọi người; tương ứng với quyền công dân thì chủ thể trong Hiến pháp được sử dụng thuật ngữ công dân. Tính chính xác theo sự tương ứng này còn thấy ở thuật ngữ như cử tri Nhân dân hay đại biểu quốc hội đại biểu hội đồng nhân dân. Thuật ngữ Nhân dân được sử dụng khi nhân dân tham gia

123

quan hệ pháp luật hiến pháp với tư cách là chủ thể quyền lực nhà nước. Thuật ngữ cử tri được sử dụng khi cử tri đóng vai trò quan trọng trong việc thành lập các cơ quan đại diện nhân dân như Quốc hội Hội đồng nhân dân. Còn 2 thuật ngữ đại biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân dân được sử dụng trong những chế định về bầu cử về các cơ quan đại biểu của nhà nước lúc này đại biểu Quốc hội đại biểu Hội đồng nhân dân là những người giữ trọng trách trong cơ quan nhà nước là những cá nhân có năng lực pháp lý đặc biệt.

Hiến pháp 2013 có nhiều thuật ngữ mới xuất hiện trong các quy định về quyền con người so với các văn bản Hiến pháp trước đó là các thuật ngữ:

quyền sống; quyền hiến mô; quyền hưởng thụ các giá trị văn hóa nghiên cứu và hưởng thụ các các kết quả khoa học; quyền xác định dân tộc của mình sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ tự do lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp tiếng; quyền được sống trong môi trường trong lành…Những thuật ngữ này phản ánh nhận thức hoàn toàn mới về quyền con người của mọi người dân Việt Nam. Hiến pháp 2013 điều 19 đã bổ sung thêm các quy định trong đó có nhiều thuật ngữ mới được xuất hiện: "Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái pháp luật". Tại khoản 3 điều 20 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền hiến mô bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học dược học khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm”. Đây là những điểm tiến bộ được thể hiện bằng những thuật ngữ hoàn toàn mới so với Hiến pháp 1992 và các văn bản Hiến pháp trước ghi nhận quyền hiến mô bộ phận cơ thể người và quyền hiến xác của mọi người để chữa bệnh cho người thân; cũng như đề cao vai trò của bộ phận cơ thể người phục vụ cho việc nghiên cứu chữa bệnh trong y học hiện nay. Những thuật ngữ mới này bổ sung thêm vào hệ thống thuật ngữ luật pháp ở Việt Nam hoàn thiện hơn hệ thống thuật ngữ luật pháp để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

124

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 là sự phát triển mới về tư duy của Đảng Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Xem xét Hiến pháp 2013 chúng tôi thấy cùng với những chế định pháp lý trên tất cả các lĩnh vực chính trị kinh tế xã hội dân sự… tư tưởng đề cao những giá trị chân chính của con người đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển là một trong những nội dung quan trọng cơ bản xuyên suốt của Hiến pháp. Ngay trong Lời nói đầu của Hiến pháp cụm từ Nhân dân được viết hoa một cách trang trọng trong khi ở các văn bản Hiến pháp truớc đó thì cụm từ này chưa được đánh dấu về mặt hình thức như vậy.

Điều đó thể hiện sự tôn vinh của Đảng Nhà nước đối với Nhân dân - chủ thể của quyền lực nhà nước. Đồng thời Hiến pháp 2013 gửi một thông điệp đến toàn thể Nhân dân dân tộc Việt Nam và bạn bè quốc tế rằng: ở Việt Nam mọi thành quả của công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hội nhập quốc tế đều thuộc về Nhân dân. Ngay tại khoản 2 điều 2 của Hiến pháp đã viết:

Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Sự khẳng định này không chỉ là sự cụ thể hóa Cương lĩnh đường lối của Đảng vào thực tiễn mà còn thể hiện bản chất nhân đạo nhân văn cao cả của chế độ xã hội chủ nghĩa - chế độ mà Đảng Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.

3.2.2. Biến đổi từ ngữ về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Trong 5 văn bản Hiến pháp nhóm từ ngữ về quyền công dân có sự thay đổi. Sự thay đổi này phản ánh sự thay đổi trong nhận thức của Đảng và Nhà nước về vấn đề quyền và nghĩa vụ của công dân khi xây dựng Hiến pháp.

Xét về lượng: Hiến pháp 1946 có 28 /70 điều chiếm 40% về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; Hiến pháp 1959 có 21 /112 điều chiếm 18.8%;

Hiến pháp 1980 có 28/147 điều chiếm 19%; Hiến pháp 1992 có 34/147 điều 231%; Hiến pháp 2013 có 35/120 điều chiếm 29.2%. Sự thay đổi về dung

125

lượng điều khi quy định về các vấn đề về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân phản ánh phần nào sự thay đổi của các nhà lập hiến khi quy định về vấn đề này.

Xét về chất các văn bản Hiến pháp nhóm từ ngữ quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân được chia nhỏ thành những nhóm từ ngữ khác nhau để quy định một số điều luật cơ bản như tiểu nhóm từ ngữ về quyền bình đẳng nam nữ

Biến đổi từ ngữ về quyền bình đẳng nam nữ

Bình đẳng giới là một thuật ngữ hoàn toàn mới xuất hiện ở Hiến pháp 2013. Bằng chế định "nghiêm cấm sự phân biệt đối xử về giới" thay cho quy định "nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ" (điều 63, Hiến pháp 1992). Hiến pháp 2013 đã thay đổi quan niệm hoàn toàn về giới, chỉ nhấn mạnh một giới là phụ nữ, sang điểm mới là đối tượng của bình đẳng giới là cả nam giới và phụ nữ. Đây là cách tiếp cận phù hợp với nhận thức của cộng đồng thế giới.

Hiến pháp 2013 thuật ngữ giới lần đầu tiên xuất hiện trong khi ghi nhận quyền bình đẳng nam nữ. Hiến pháp 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 là đạo luật gốc mặc dù chưa xuất hiện thuật ngữ giới cụm từ bình đẳng giới nhưng năm 2006 Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội soạn thảo và thông qua. Cụm từ bình đẳng giới xuất hiện thay thế cho cụm từ bình đẳng nam nữ là một sự phát triển của khoa học. Khi khoa học phát triển đã lấp đầy những thiếu hụt về mặt nhận thức của con người về lĩnh vực này. Điều này cũng cho thấy Nhà nước chúng ta đã kịp thời cập nhật ứng dụng những thành tựu của khoa học của sự tiến bộ xã hội vào trong đời sống cụ thể là trong lĩnh vực ban hành luật pháp. Thuật ngữ giới được minh định trong Luật Bình đẳng giới 2006 "Giới chỉ đặc điểm vị trí vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội". Mặc dù trong hệ thống pháp luật hiện nay thuật ngữ giới mới chỉ dừng lại ở việc xác định đối tượng cụ thể là những người có giới tính là nam nữ. Tuy nhiên trong tương lai chúng ta vẫn hy vọng rằng nội hàm khái niệm của thuật ngữ giới tính ở Việt Nam sẽ được mở rộng đối

126

tượng không chỉ là những người có giới tính tính nam nữ mà còn là những người thuộc khác như nội hàm của thuật ngữ này ở một số nước trên thế giới.

Từ đàn bà ngang quyền đàn ông => quyền bình đẳng nam nữ =>

quyền bình đẳng giới tính cho thấy sự thay đổi vận động thay đổi biến độngtrong nhận thức của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng Hiến pháp về vấn đề giới và bình đẳng giới tính . Đây cũng là một cách tiếp cận phù hợp với thực tế và nhận thức của cộng đồng quốc tế. Việc sử dụng thuật ngữ giới tạo điều kiện để thúc đẩy bình đẳng giới tính ở nước ta lên một bước mới có tính cân bằng thực chất và hiệu quả.

3.3. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ CHẾ ĐỊNH HIẾN ĐỊNH CHẾ ĐỘ KINH TẾ Bên cạnh việc ghi nhận vấn đề tổ chức quyền lực nhà nước, quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, Hiến pháp một số quốc gia, chủ yếu là Hiến pháp của các nước xã hội chủ nghĩa và các nước mới chuyển đổi còn quy định những định hướng, chính sách nhà nước liên quan đến văn hóa, kinh tế, xã hội. Hiến pháp hiến định chế độ kinh tế phản ánh nhu cầu của các nước XHCN và các nước mới chuyển đổi trong việc định hướng xã hội phát triển theo một đường hướng nhất định.

Hiến pháp 2013 có nhiều điều quy định trực tiếp chế độ kinh tế. Và đó cũng là những điểm mới của Hiến pháp 2013 về chế định kinh tế. Hiến pháp 1946 không quy định các vấn đề về kinh tế, chế định về kinh tế được chế định từ Hiến pháp 1959 và từ đó đến nay trong các bản Hiến pháp sau này các chế định về kinh tế luôn được thay đổi cho phù hợp với bối cảnh kinh tế xã hội của từng giai đoạn nên từ ngữ quy định về chế độ kinh tế cũng thay đổi.

3.3.1. Biến đổi từ ngữ về chế độ kinh tế

Tính chất, mô hình nên kinh tế và chính sách đối với các thành phần kinh tế đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đối với định hướng phát triển đất nước. Do vậy mà trong Hiến pháp luôn dành một điều khoản

127

riêng để quy định vấn đề này, và về mặt ngôn ngữ sử dụng, mỗi bản Hiến pháp có một thuật ngữ riêng để minh định, chế định về chế độ kinh tế được vận hành trong mỗi thời điểm lịch sử khác nhau. Sau đây là những thuật ngữ chế định chế độ kinh tế trong từng bản Hiến pháp.

Hiến pháp Từ ngữ về chế độ kinh tế

1946 ---

1959 - nền kinh tế xã hội chủ nghĩa

- nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội 1980 - nền kinh tế chủ nghĩa xã hội

1992 - nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội

1992 sửa đổi 2001 - nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

2013 - nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Bảng 3.3.1: Từ ngữ về chế độ kinh tế trong các văn bản Hiến pháp

Về mặt cấu trúc, trong mỗi thuật ngữ chế định chế độ kinh tế đều có mô hình cấu tạo như sau: NỀN + KINH TẾ + X.

X là những thuộc tính của nền kinh tế, là mục tiêu mà Chủ thể xây dựng Hiến pháp là Nhà nước Việt Nam định hướng nền kinh tế vận hành.

Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm là thuật ngữ duy nhất có liên quan đến kinh tế được chế định trong điều 12 của Hiến pháp 1946. Tuy vậy, Hiến pháp 1946 không chế định về kinh tế, thuật ngữ này xuất hiện trong phận quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Tại thời điểm 1946, văn bản Hiến pháp của chúng ta được xây dựng dựa theo các bản Hiến pháp của các nước tư sản trên thế giới như Mĩ, Pháp, ở mô hình xây dựng Hiến pháp của các nước tư sản không chế định chế độ kinh tế, để nền kinh tế phát triển một cách tự nhiên, và các nhà lập pháp tư sản cho rằng, thực tế, trong nhiều biến động của kinh tế, chính trị, xã hội thì kinh tế tỏ ra là lĩnh

128

vực dễ biến động nhất. Thuật ngữ Quyền tư hữu tài sản sau này được trở lại trong bản Hiến pháp 2013, như là một sự bảo đảm của nhà nước đối với tài sản của con người, đây là một thuật ngữ hiến định về quyền con người mặc dù mang bản chất kinh tế.

Bắt đầu từ Hiến pháp 1959 có nhiều thuật ngữ về chế độ kinh tế được chế định và sử dụng bên cạnh thuật ngữ cơ bản để mô tả tính chất của nền kinh tế thời điểm này đó là nền kinh tế chủ nghĩa xã hội. Ở trong văn bản Hiến pháp này mặc dù thuật ngữ chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội với thuật ngữ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được minh định trong Hiến pháp là đồng nhất nhưng về hình thức sử dụng lại không giống nhau, do vậy, khi tiếp nhận văn bản Hiến pháp 1959 về chế độ kinh tế các công dân có thể bị nhầm lẫn và rối rắm.

Thừa nhận nền kinh tế của nước ta thời điểm này là lạc hâu không tiến bộ và để đi đến mục tiêu là xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong Hiến pháp đã sử dụng nhiều thuật ngữ có nội hàm và nghĩa đối lập để so sánh và nâng cao mục tiêu của nền kinh tế mà nước ta muốn hướng đến trong thời gian tới:

mô tả nền kinh tế hiện tại nền kinh tế nước ta hướng đến - nền kinh tế lạc hậu - nền kinh tế xã hội chủ nghĩa;

- chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội;

- công nghiệp hiện đại;

- nông nghiệp hiện đại;

- khoa học và kỹ thuật tiên tiến

Hiến pháp 1959 hiến định về tính chất, đặc điểm nền kinh tế thời điểm này là "chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại khoa học và kỹ thuật tiên tiến".

Cũng tương tự như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 cũng sử dụng thuật ngữ "nền kinh tế chủ nghĩa xã hội" để nêu rõ mục tiêu, tính chất và đặc

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Trang 121 - 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)