CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP
2.2. ĐẶC ĐIỂM CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP
2.2.2. Các kiểu câu đặc trưng trong các văn bản Hiến pháp
2.2.2.1. Câu có độ dài bất thường
Trong các diễn ngôn Hiến pháp có thể nhận thấy một đặc điểm nổi bật về cú pháp là câu rất dài có dung lượng tiếng lớn. Tổng số lượng câu và số lượng tiếng lần lượt trong các văn bản Hiến pháp như sau:
Hiến pháp Số lượng câu Số lượng tiếng
Số lượng tiếng trung bình mỗi câu
HP 1946 171 câu 3.117 tiếng 18 tiếng
HP 1959 285 câu 8.322 tiếng 29 tiếng
HP 1980 420 câu 14.560 tiếng 35 tiếng
HP 1992 328 câu 13.566 tiếng 41 tiếng
HP 2013 312 câu 12.293 tiếng 38 tiếng
Xem xét cấu trúc cú pháp trong văn bản quy phạm pháp luật các nhà nghiên cứu đều cho rằng câu dài trường cú là một đặc trưng của ngôn ngữ luật pháp. Anna Trosborg tính trung bình trong một câu có tới 50 đơn vị từ.
Dương Thị Hiền [17] Lê Hùng Tiến [41] Vũ Thị Sao Chi [3] Đỗ Thị Thanh Nga [37] cũng đề cập đến một đặc điểm cú pháp quan trọng của văn bản pháp luật nói chung là có độ dài bất thường trung bình có độ dài gấp hai ba lần so với câu trong các thể loại văn bản khác. Điều này tạo nên điểm khác lạ cho loại văn bản pháp luật này.
Câu trong Hiến pháp thường sử dụng các loại câu dài trường cú có nhiều thành phần đồng chức câu nhằm trình bày trọn vẹn một nội dung thông báo lớn với 2 dạng:
Dạng thứ nhất: A a1; a2; a3; a4. hoặc a1; a2; a3; a4. Trong đó A là chủ ngữ chung a1 a2 a3 a4...là các mệnh đề đồng chức mệnh đề liệt kê.
Dạng thứ hai: A như sau để là sau đây gồm có ...:
I/1/a/- [...];
II/2/b/- [...];
III3/c/- [...].
106
Các câu dài trường cú ở dạng thứ nhất trong Hiến pháp thường được mở rộng cả về nội dung lẫn hình thức chứa được nội dung thông tin lớn và cụ thể. Do đó mà câu sẽ đáp ứng được yêu cầu về tính bao trùm và chính xác nội dung phản ánh phong phú và sinh động; hình thức diễn đạt phù hợp để truyền tải các thông tin những quy định của văn bản luật. Thành phần mở rộng trong câu dài trường cú có thể là bất kì thành phần nào thuộc về cấu trúc câu; thành phần trạng ngữ bổ ngữ định ngữ vị ngữ chủ ngữ thậm chí cả nòng cốt chủ - vị.
Trong đó chủ yếu là mở rộng thành phần định ngữ.
Kiểu cấu trúc như dạng thứ hai rất phổ biến trong Hiến pháp. Đây chính là kiểu câu có nhiều bộ phận liệt kê. Một ý tổng quát ý chủ đề được đưa ra sau đó có những ý cụ thể có tác dụng minh hoạ làm rõ nghĩa được trình bày thành một hệ thống. Bằng kiểu kết cấu này những câu có độ dài rất lớn nhưng nội dung vẫn rất rõ ràng minh bạch người đọc dễ theo dõi dễ tiếp thu và tất nhiên việc thực hiện sẽ chính xác. Thường thấy trước phần liệt kê có những từ: sau đây để là như sau...Ví dụ: Điều 91 Hiến pháp 1992 câu có 437 âm tiết.
“Điều 91
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội;
2- Tổ chức việc chuẩn bị triệu tập và chủ trì các kỳ họp Quốc hội;
3- Giải thích Hiến pháp luật pháp lệnh;
4- Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao;
5- Giám sát việc thi hành Hiến pháp luật nghị quyết của Quốc hội pháp lệnh nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ Toà án nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Toà án nhân dân tối cao Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với Hiến pháp luật nghị quyết của Quốc hội và trình Quốc hội quyết định việc huỷ bỏ các văn bản đó; huỷ bỏ các văn bản của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Toà án nhân dân tối cao
107
Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với pháp lệnh nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;
6- Giám sát và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; bãi bỏ các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương; giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân;
7- Chỉ đạo điều hoà phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội; hướng dẫn và bảo đảm điều kiện hoạt động của các đại biểu Quốc hội;
8- Trong thời gian Quốc hội không họp phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm miễn nhiệm cách chức Phó Thủ tướng Bộ trưởng các thành viên khác của Chính phủ và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;
9- Trong thời gian Quốc hội không họp quyết định việc tuyên bố tình trạng chiến tranh khi nước nhà bị xâm lược và trình Quốc hội phê chuẩn quyết định đó tại kỳ họp gần nhất của Quốc hội;
10- Quyết định tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương;
11- Thực hiện quan hệ đối ngoại của Quốc hội;
12- Tổ chức trưng cầu ý dân theo quyết định của Quốc hội.”
Hiến pháp 1992 Như vậy các thành phần đồng chức câu là các mệnh đề được trình bày riêng thành từng dòng có dấu gạch đầu dòng hoặc các số Ả rập hoặc các chữ cái a b c...hoặc dấu gạch ngang… đặt trước. Sau mỗi mệnh đề mỗi ý có thể dùng dấu chấm phẩy ;. Và với phép liệt kê nội dung của điều luật cũng được chi tiết hóa. Nó chỉ ra cụ thể và rõ ràng phạm vi áp dụng cũng như đối tượng áp dụng của từng điều luật. Khi liệt kê các văn bản luật cũng không sử dụng dấu ba chấm … như một dấu hiệu hình thức mà nó lựa chọn cách chỉ ra tất cả
108
những đối tượng có liên quan. Vì thế mà ngôn ngữ trong Hiến pháp trở nên chặt chẽ bao trùm được mọi đối tượng không tạo ra một kẽ hở nào để bị lợi dụng.