CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP
2.1.1. Đặc điểm của từ ngữ trong các văn bản Hiến pháp ở góc độ cấu tạo
Từ và của các nhà nước quốc hội nhân dân
tần số xuất hiện
2456 lần 1924 lần 1158 lần 962 lần 941 lần 822 lần
Trong các văn văn bản Hiến pháp không có từ láy nào xuất hiện. Từ láy có tính tượng hình tượng thanh cao thường một tiếng có nghĩa và một tiếng không có nghĩa nên không phù hợp với đặc trưng của ngôn ngữ pháp luật nói chung và Hiến pháp nói riêng là văn bản yêu cầu phải chính xác chuẩn mực, không có tính biểu cảm. Văn văn bản Hiến pháp phải khách quan. Số lượng từ đơn là thực từ cũng rất ít chủ yếu Hiến pháp sử dụng từ đơn là các hư từ, đây là một phương tiện biểu hiện đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập tiếng Việt. Thực từ là từ đơn xuất hiện khi trong vốn từ tiếng Việt không có từ ghép tương đương hoặc tại thời điểm ban hành Hiến pháp các từ đơn đó được sử dụng nhiều như Hiến pháp 1946.
2.1.1.1 Từ đơn
Từ đơn trong tiếng Việt là từ được cấu tạo từ một tiếng một hình vị.
Như chúng ta đã biết tiếng Việt là một ngôn ngữ điển hình thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập nên biểu hiện quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp bằng phương thức trật tự từ và hư từ.
Về thực từ là từ đơn mỗi từ chỉ xuất hiện ít ỏi trong Hiến pháp có từ chỉ được sử dụng 1 2 lần. Duy các trường hợp nước 497 lần quyền 438 lần. Đây
56
là những từ thường dùng trong hoạt động pháp luật như quyền; còn từ nước xuất hiện nhiều là bởi vì đây là văn bản Hiến pháp của Nước Việt Nam; thể hiện tư tưởng lập hiến của nước Việt Nam - là chủ thể của văn văn bản Hiến pháp. Còn lại cụ thể các từ đơn thực từ như sau:
Hiến pháp 1946
+ động từ: thảo ghi quyền bầu họp chọn lựa chọn luật tội phạm tội có ký thưởng cần bắt;…
+ danh từ: nước tỉnh huyện xã cờ quốc kỳ sao ngôi sao bài bài hát việc tiếng tiếng nói luật lệnh tỉnh giờ ngày hôm ngày bộ miền điều giờ phe;
+ tính từ: đỏ vàng chóng nhanh chung kín nghe mới chủ tịch mới Hiến pháp mới hạn thời hạn ít ngang bình đẳng; trái không đúng;
+ đại từ: mình đó ấy ta.
Hiến pháp 1959:
+ danh từ: nước tô giảm tô động từ: hòng ghi đến chí đến; tính từ: mới nhiều mau số từ: mấy.
Hiến pháp 1980:
+ danh từ: luật quyền tiền ngày bộ tỉnh quận huyện phường xã; động từ: bầu cử; tính từ: mới; đại từ: chúng ta đó mình;
Hiến pháp 1992:
danh từ: bộ ca chữ chồng dân đảng hội kỳ hồi luật lệnh quyền vị…; đại từ:
đó mình ta;
Hiến pháp 2013:
danh từ: luật bộ tỉnh quận huyện xã phường nam nữ đất hàm cấp nước khóa…; động từ: lệnh sống bắt giam giữ cấm phòng chống giao nhập chia:
tính từ: mới ít; đại từ: mình đó ta.
Các từ chỉ lượng phụ cho danh từ các những; phó từ phụ cho động tính từ đã sẽ quá; giới từ của trong với…; liên từ và hoặc mà thì… là những từ xuất hiện nhiều trong Hiến pháp. Phần lớn trong số chúng được dùng để biểu thị quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp là một trong ba đặc điểm điển hình của loại hình ngôn ngữ đơn lập tiếng Việt.
57
Trong văn văn bản Hiến pháp từ đơn là thực từ có số lượng xuất hiện ít nhất trong văn bản Hiến pháp 2013; nhiều nhất trong văn bản Hiến pháp 1946. Và để đảm bảo tính khái quát bao trùm co dãn minh xác và trang trọng của Hiến pháp nên từ đơn ít được sử dụng. Tuy nhiên văn bản Hiến pháp 1946 được viết vào những năm giữa thế kỷ 20 tại thời điểm này Hiến pháp vẫn sử dụng một số từ đơn như thảo soạn thảo chọn lựa chọn thưởng tội phạm tội cờ quốc kỳ sao ngôi sao … Đó là những từ ngữ thông dụng được dùng nhiều ở thời điểm đó; nhưng ở các văn văn bản Hiến pháp về sau nhiều từ đơn đã được thay thế bằng các từ ghép đây là một biểu hiện của sự thay đổi từ ngữ pháp luật trong Hiến pháp về mặt hình thức, kĩ thuật. Và điều này càng nhấn mạnh thêm một điều đã được khẳng định là kỹ thuật lập pháp ngày càng tiến bộ.
Soạn thảo Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013 được thay thế cho thảo trong Hiến pháp 1946; tương tự quốc kỳ Hiến pháp 1959 Hiến pháp 1980 Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013 thay thể cho cờ trong Hiến pháp 1946; hay lựa chọn Hiến pháp 1959 1980 1992 2013 được thay cho chọn trong Hiến pháp 1946 và ví dụ cuối cùng chúng tôi đưa ra là bình đẳng trong Hiến pháp 1992 Hiến pháp 2013 đã được sử dụng cho ngang trong Hiến pháp 1946 Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980.
2.1.1.2. Từ ghép
Trong các văn bản Hiến pháp từ ghép xuất hiện với mật độ dày đặc chiếm số lượng áp đảo. Tỉ lệ từ ghép trong Hiến pháp được thể hiện trong bản sau:
Hiến pháp Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1959
Hiến pháp 2013
Tỉ lệ 61% 59% 64%
58
Từ ghép được sử dụng nhiều là để biểu hiện tính khái quát bao trùm của văn văn bản Hiến pháp. Cụ thể trong Hiến pháp từ ghép được dùng nhiều là từ ghép đẳng lập. Ví dụ trong Hiến pháp 1946: Lời nói đầu của Hiến pháp đã có 77 từ tuy nhiên chỉ có 5 từ ghép chủ quyền dân chủ chính sách lãnh thổ thực dân là từ ghép chính phụ; còn lại 54 từ là từ ghép đẳng lập như đất nước nhân dân cộng hòa dân tộc áp bức gạt bỏ chế độ nhiệm vụ giai đoạn bảo toàn độc lập hoàn toàn kiến thiết quốc gia nền tảng đoàn kết giống nòi gái trai giai cấp tôn giáo sáng suốt mạnh mẽ… Điều tương tự ở Hiến pháp 2013. Điều 2 có 42 từ ghép như nhà nước xã hội chủ nghĩa pháp quyền quyền lực nhân dân thực hiện... nhưng chỉ có 4 từ được cấu tạo theo phương thức ghép chính phụ đó là nông dân hành pháp tư pháp lập pháp.