Về từ, ngữ (cụm từ cố định) trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Trang 36 - 53)

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA LUẬN ÁN

1.2.2. Khái niệm từ, ngữ, câu trong tiếng Việt

1.2.2.1. Về từ, ngữ (cụm từ cố định) trong tiếng Việt

Trong luận án này, chúng tôi sẽ chỉ ra những đặc điểm về từ và ngữ (cụm từ cố định) xuất hiện trong 5 văn bản Hiến pháp. Vì vậy, trong phần lí

37

thuyết này, chúng tôi sẽ trình bày những cơ sở lí thuyết chỉ liên quan đến từ và ngữ cố định (cụ thể đó là những cụm từ cố định là thuật ngữ pháp luật được sử dụng trong 5 văn bản Hiến pháp).

i) Về khái niệm từ, cụm từ cố định trong tiếng Việt

Trong nghiên cứu ngôn ngữ học, từ là một khái niệm phức tạp, trong lý thuyết ngôn ngữ học đại cương chưa có quan niệm thống nhất về khái niệm từ, đồng thời ở những loại hình ngôn ngữ khác nhau, ở mỗi ngôn ngữ khác nhau, từ cũng có những đặc điểm riêng của mình. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Nguyễn Thiện Giáp, hiện nay trên thế giới tồn tại khoảng 300 định nghĩa về từ.

Trong luận án này, chúng tôi sử dụng định nghĩa về từ và cụm từ cố định trong tiếng Việt của tác giả Vũ Đức Nghiệu được in trong "Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt" để làm cơ sở cho nghiên cứu trong luận án.

Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên, được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu. [3, tr. 142].

Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại; tồn tại với tư cách một đơn vị có sẵn như từ, có thành tố cấu tạo và ngữ nghĩa cũng ổn định như từ.

[3, 153].

ii) Những góc độ nghiên cứu cơ bản của từ, cụm từ cố định trong tiếng Việt Tiếng Việt là một ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình ngôn ngữ đơn lập có đặc điểm: tiếng là loại đơn vị cơ sở, từ không biến đổi biến động hình thái, các ý nghĩa ngữ pháp và quan hệ ngữ pháp được biểu thị bằng trật tự từ và hư từ.

Chính đặc điểm loại hình này đã chi phối đến những đặc điểm của từ trong tiếng Việt.

Các nhà khoa học khi nghiên cứu từ ngữ của một ngôn ngữ, thường tập trung nghiên cứu ở một số vấn đề như sau:

1) 2) 3) 4) 5) 6)

38 cấu

tạo từ

nghĩa của từ

hiện tượng nhiều nghĩa,

hiện tượng

đồng âm

trường nghĩa,

các quan hệ

trong trường

nghĩa

biến đổi biến động từ ngữ

các lớp từ trong từ vựng a) theo

nguồn gốc

b) phạm vi sử dụng

c) từ ngữ tích cực và tiêu cực

d) theo phong cách sử dụng,…

Trong luận án này chúng tôi chỉ trình bày những vấn đề lý thuyết cơ bản có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, đó là: cấu tạo từ, từ loại, phân chia các lớp từ từ góc độ nguồn gốc và phạm vi sử dụng từ ngữ (thuật ngữ).

- Đặc điểm cấu tạo của từ trong tiếng Việt

Theo tác giả Vũ Đức Nghiệu trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, đơn vị cơ sở để cấu tạo từ trong tiếng Việt là tiếng (hình vị trong tiếng Việt).

Từ đơn vị cơ bản đó người ta có các phương thức cấu tạo từ ngữ: bằng cách dùng một tiếng, hoặc là tổ hợp các tiếng lại theo cách nào đó.

Phương thức dùng một tiếng làm một từ sẽ cho ta các từ đơn (còn gọi là từ đơn tiết). Vậy từ đơn ở đây được hiểu là những từ cấu tạo bằng một tiếng.

Ví dụ: quyền, luật, bắt, ngang, những, các, hàm, cấp, giáng, phong, tước, tội, mới, nam, nữ, ...

Phương thức tổ hợp các tiếng trên cơ sở hòa phối ngữ âm cho ta các từ láy, ví dụ: lác đác, đo đỏ, heo hút, lắt lay, rung rinh, lung linh, lưa thưa, lớt phớt,….

Phương thức tổ hợp ghép các tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau, sẽ cho ta những từ gọi là từ ghép. Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân loại từ ghép tiếng Việt như sau:

Từ ghép đẳng lập. Đây là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Ở đây, có thể lưu ý tới hai khả năng. Thứ nhất,

39

các thành tố cấu tạo trong từ đều rõ nghĩa. Khi dùng mỗi thành tố như vậy để cấu tạo từ đơn thì nghĩa của từ đơn và nghĩa của các thành tố này không trùng nhau. So sánh: đi ≠ đi đứng ≠ đi lại ≠ đứng ≠ lại,...Thứ hai, một thành tố rõ nghĩa tổ hợp với thành tố không rõ nghĩa. Trong hầu hết các trường hợp, những yếu tố không rõ nghĩa này vốn rõ nghĩa nhưng bị bào mòn dần đi ở các mức độ khác nhau. Bằng con đường tìm tòi từ nguyên và lịch sử, người ta thường xác định được nghĩa của chúng. Ví dụ: chùa chiền,

chợ búa, bếp núc, đường sá, tre pheo, cỏ rả, sầu muộn, chó má, gà qué, cá mú, xe cộ, áo xống,... Từ ghép đẳng lập biểu thị ý nghĩa khái quát và tổng hợp. Đây là một trong những điểm làm cho nó khác với từ ghép chính phụ.

Từ ghép chính phụ. Những từ ghép có thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia, đều được gọi là từ ghép chính phụ. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hoá hoặc gia giảm sắc thái cho thành tố chính.

Ví dụ: tàu hoả, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản, cà chua, máy cái, dưa hấu, cỏ gà, xấu bụng, tốt mã, lão hoá, xanh lè, đỏ rực, ngay đơ, thằng tắp, sưng vù,...

- Đặc điểm về từ loại

Tác giả Đinh Văn Đức (2002) trong Ngữ pháp tiếng Việt (Từ loại) định nghĩa: Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được phân chia theo ý nghĩa, theo khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thực hiện những chức năng ngữ pháp nhất định ở trong câu. [10, tr. 23]

Khi phân định từ loại, dựa vào tiêu chuẩn ý nghĩa, khả năng kết hợp, và chức vụ cú pháp trong câu, tác giả đã phân chia hệ thống từ loại tiếng Việt thành ba mảng: thực từ (bao gồm danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ); hư từ (bao gồm từ phụ và từ nối); tình thái từ (gồm tiểu từ, trợ từ) [10, tr.56].

40

- Đặc điểm từ ngữ xét theo nguồn gốc

Để có một diện mạo từ vựng hiện tại, ngoài những bộ phận từ vựng cơ bản, là xương sống cho vốn từ của mình, thì ở bất kì ngôn ngữ nào cũng có hiện tượng vay mượn từ ngữ. Có nhiều con đường để vay mượn từ ngữ, từ trực tiếp đến gián tiếp. Trong những ngôn ngữ được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới như tiếng Nga, tiếng Anh, tiếng Pháp,... người ta vẫn có thể thấy hàng loạt từ ngữ mà chúng vay mượn, hoặc vốn có nguồn gốc từ ngôn ngữ khác.

Tiếng Việt của chúng ta cũng vậy. Như thế, điều mà người ta có thể dễ thấy nhất ở đây là sự nổi lên đường phân giới hai lớp từ ngữ: lớp từ bản ngữ (còn gọi là lớp từ thuần) và lớp từ có nguồn gốc khác, xa lạ (còn gọi là lớp từ ngoại lai).

Trong từ vựng tiếng Việt, lớp từ ngoại lai được phân thành ba lớp nhỏ hơn: lớp các từ ngữ gốc Hán và lớp các từ ngữ gốc Ấn-Âu (chủ yếu là gốc Pháp) và các lớp từ gốc các ngôn ngữ khác.

Các từ ngữ gốc Hán. Tiếng Việt đã trải qua quá trình tiếp xúc với tiếng Hán từ rất lâu đời, thông qua nhiều con đường và bao gồm nhiều giai đoạn khác nhau. Có thể chia quá trình tiếp xúc Hán – Việt thành hai giai đoạn lớn:

một là giai đoạn từ đầu công nguyên đến đầu đời Đường (đầu thế kỉ 8); hai là giai đoạn từ đời Đường (thế kỉ 8 – thế kỉ 10) trở về sau. Hai lần tiếp xúc lớn này cung cấp cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ Hán mà như trước nay vẫn quen gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt.

Các từ gốc Hán nói chung và từ Hán Việt nói riêng, có vị trí rất đặc biệt trong từ vựng tiếng Việt. Chúng có số lượng rất lớn và năng lực sản sinh rất mạnh. Chúng gia nhập vào mọi lĩnh vực giao tiếp tiếng của đời sống người Việt: chính trị, văn hoá, khoa học, kĩ thuật, quân sự, ngoại giao, y tế, pháp luật,... Điều này không có gì lạ, bởi vị trí và quá trình tiếp xúc lâu đời giữa tiếng Hán với tiếng Việt tất dẫn đến kết quả đó. Điều quan trọng là ở chỗ chúng ta phải có cách nhìn nhận và xử lý các nhóm, các lớp trong lớp từ gốc

41

Hán này sao cho thoả đáng, phù hợp với nhu cầu xây dựng một hệ thống từ vựng tiếng Việt phong phú, đầy đủ mà vẫn không làm mất đi bản sắc tiếng nói dân tộc.

Các từ ngữ gốc Ấn-Âu. Bộ phận từ ngữ này vào tiếng Việt từ khi nước ta bị người Pháp xâm lược và chịu ảnh hưởng trực tiếp của họ (giữa thế kỉ 19).

Vừa bằng con đường khẩu ngữ vừa qua con đường chính thức trong giáo dục nhà trường và giao tiếp tiếng hành chính, hàng loạt từ gốc Pháp đã du nhập vào tiếng Việt. Mặt khác, một số từ nguồn gốc Anh; và gần đây, một số từ gốc Nga cũng đã được tiếp thu: síp (ship), síp pơ (shiper - người chuyển hàng), ten nít, bốc, bồi, cao bồi, xì ke, ết (AIDS), ơ (đơn vị tiền tệ của Cộng đồng chung Châu Âu) bôn sê vích, men sê vích, Trốtskit, Xô viết,… Nhìn chung, các từ ngữ gốc Ấn - Âu (chủ yếu là gốc Pháp) đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ đời sống giao tiếp tiếng thường ngày (bao gồm tên gọi một số món ăn, thuốc men, quần áo, đồ đạc, dụng cụ...) cho đến các ngành văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, y tế,... đều có sự xuất hiện của chúng. Ví dụ: pi za, pho mat, kem, xúc xích, pê-ni-xi-lin, canh ki na, ca-phê-in, sơ mi, đờ mi,…

- Đặc điểm thuật ngữ

Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học khi phân chia từ ngữ theo phạm vi sử dụng thường nhắc đến 5 vấn đề, đó là: thuật ngữ, từ nghề nghiệp, tiếng lóng, từ vựng chung, từ địa phương. Tuy nhiên, như đã trình bày ở mục 1.1, văn bản pháp luật mà cụ thể là Hiến pháp là văn bản chuyên môn thuộc ngành luật học, vì vậy mà lớp từ vựng được sử dụng chủ yếu trong văn bản này là thuật ngữ. Trong giới hạn của phần cơ sở lý luận này, chúng tôi sẽ chỉ trình bày những nội dung thuộc về vấn đề thuật ngữ.

+) Khái niệm thuật ngữ

Thuật ngữ là những từ ngữ làm tên gọi cho các khái niệm, các đối tượng được xác định một cách chặt chẽ, chuẩn xác trong mỗi ngành, mỗi lĩnh

42

vực khoa học chuyên môn. [Vũ Đức Nghiệu, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, tr.]

Ví dụ: Trong luật học ta có: lập pháp, hành pháp, tư pháp, bị cáo, bị can, nghi can, tội phạm quả tang, bản án sơ thẩm, bản án phúc thẩm,...Trong giáo dục ta có: học sinh, sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giáo viên, giảng viên, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp nghề, cao đẳng, đại học, sau đại học,…

Trong Toán học ta có các thuật ngữ như: đại số, hình học, số tự nhiên, số nguyên, số thập phân, phân số,…

Trong Hóa học ta có các thuật ngữ như: hữu cơ, vô cơ, phản ứng hóa học, phản ứng oxi hóa, phản ứng khử, chất xúc tác, chất khử, kiềm, axit,…

Như vậy, mỗi môn khoa học, kỹ thuật đều có một hệ thống thuật ngữ của mình. Tuy nhiên, đó không phải là những từ vựng biệt lập mà chúng là những bộ phận riêng trong từ vựng của một ngôn ngữ thống nhất.

+) Phân biệt thuật ngữ với danh pháp và từ ngữ thông thường

Thuật ngữ luôn luôn biểu thị khái niệm được xác định trong một ngành họckhoa học và lệ thuộc vào hệ thống khái niệm của ngành họcđó. Trong các khoa học còn có danh pháp (danh từ khoa học) của từng ngành. Danh pháp và thuật ngữ không phải là một. Danh pháp có nội hàm khác với thuật ngữ. Nó là toàn bộ những tên gọi cụ thể của các đối tượng được dùng trong từng ngành học khoa học. Chẳng hạn, nếu ta có một danh sách về tên các loài động vật sách đỏ ở Việt Nam: gà lôi lam đuôi trắng, gà lôi lam mặt trắng, gà tiền mặt đỏ, gà trĩ sao, gà đỏ hung,... thì đó là danh pháp động vật sách đỏ Việt Nam.

So với từ ngữ thông thường thì thuật ngữ có ngoại diên hẹp hơn nhưng nội hàm sâu hơn và được biểu thị một cách logic chặt chẽ hơn. Trong thuật ngữ không bao giờ có nét nghĩa biểu thị thái độ đánh giá của người nói, tích cực hay tiêu cực, khen hay chê, kính trọng hay xem thường,... Từ ngữ bình thường cũng biểu thị khái niệm nhưng đó là “khái niệm đời thường” chứ

43

không phải là “khái niệm khoa học” có tính nghiêm ngặt của nó. Ví dụ:

MUỐI – “hợp chất của Natri và Clo” khác với MUỐI trong xát muối vào mặt, muối mặn rừng cay, muối mặt, nước muối,...

- Đặc điểm cơ bản của thuật ngữ

Các đặc điểm cơ bản của thuật ngữ, đó là: tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế.

Về tính chính xác của thuật ngữ. “Chính xác ở đây là chính xác và chuẩn tắc về nội dung khái niệm do thuật ngữ biểu thị. Nội dung thuật ngữ có thay đổi hay không, thay đổi như thế nào là tuỳ theo sự phát triển, khám phá của ngành học khoa học chứ không lệ thuộc vào những biến đổi biến động của hệ thống từ vựng, ngôn ngữ như các từ thông thường”. [Mai Ngọc Chừ;

Vũ Đức Nghiệu & Hoàng Trọng Phiến, 1997, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H., ]

Nguyễn Đức Tồn trong [Thuật ngữ học tiếng Việt hiện đại, tr 51] cho rằng: “Để tạo được một thuật ngữ chính xác, cần cố gắng sao cho trong nội bộ một ngành học khoa học, mỗi khái niệm chỉ nên có một thuật ngữ biểu hiện, nghĩa là không nên có hiện tượng đồng nghĩa; và ngược lại mỗi thuật ngữ chỉ được dùng để biểu hiện một khái niệm (tức đơn nghĩa).

Về tính hệ thống của thuật ngữ. Mỗi thuật ngữ đều nằm trong một hệ thống nhất định và hệ thống ấy phải chặt chẽ (gọi là hệ thuật ngữ). Thuật ngữ phải đảm bảo cả tính hệ thống về mặt nội dung và tính hệ thống về hình thức.

Thuật ngữ phải bảo đảm tính hệ thống về mặt nội dung trong toàn bộ hệ thống các khái niệm của từng ngành. Từ tính hệ thống về nội dung, dẫn đến tính hệ thống về hình thức biểu hiện. Tính hệ thống về hình thức, ngược lại giúp cho người ta nhận ra được tính hệ thống trong nội dung. Ví dụ: Trong Vật lí ta có: nhiệt kế, ampe kế, điện kế, nhớt kế, rượu kế,…Trong Sinh học ta có: gen, gen nhân tạo, gen ti thể, đột biến gen,…

44

Về tính quốc tế của thuật ngữ: Thuật ngữ phải được quốc tế hoá về mặt nội dung. Thuật ngữ là những từ, ngữ biểu thị khái niệm khoa học là thành tựu chung của nhận thức và trí tuệ nhân loại; là sự thống nhất khoa học trên con đường nhận thức chân lý của nhân loại. Do vậy mà nội dung khái niệm của một ngành nghiên cứu khoa học ở các nước phải được hiểu giống nhau.

Tuy về mặt nội dung của thuật ngữ được hiểu giống nhau, có cùng nội hàm khái niệm, nhưng về mặt hình thức không thể đòi hỏi sự quốc tế hoá hoàn toàn về mặt hình thức của các thuật ngữ được, vì mỗi ngôn ngữ có những đặc trưng riêng của nó. Về mặt hình thức của thuật ngữ, tính quốc tế chỉ có thể có được ở cách thức xây dựng cấu trúc của mỗi thuật ngữ mà thôi.

1.2.2.2. Vấn đề câu trong tiếng Việt

Về mặt lí thuyết, câu làm một trong những đơn vị cơ bản của ngôn ngữ.

Vì thế, trong ngôn ngữ học nói chung và Việt ngữ học nói riêng đã có nhiều công trình khảo cứu về câu. Trong ngôn ngữ học truyền thống, câu được coi là đơn vị lớn nhất trong hệ thống ngôn ngữ. Những đơn vị trên câu được coi là thuộc lĩnh vực lời nói và, theo quan niệm của F. de Sausure, đó không phải là đối tượng chân chính của ngôn ngữ học. Tuy nhiên, sau khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa hậu cấu trúc, ngôn ngữ học quan tâm đến nhiều đơn vị khác trên câu. Và khi phân tích các đơn vị ngôn ngữ thì luôn xem xét chúng trong một tổng thể giữa các mối quan hệ trên/dưới đơn vị ngôn ngữ đó và đặt chúng trong ngữ cảnh nhất định để phân tích. "Hoạt động giao tiếp tiếng ngôn ngữ với nhau bằng ngôn ngữ được gọi là hoạt động ngôn từ. Ngôn từ có thể chia thành những đơn vị tách biệt ít nhiều gọi là những phát ngôn. Phát ngôn nhỏ nhất có thể dùng trong giao tế là một câu" (Cao Xuân Hạo).

Về mặt chức năng, câu là đơn vị có khả năng thông báo. Nhờ có đặc điểm này mà ta có thể phân biệt câu với đơn vị dưới câu như từ. Về mặt cấu tạo, trong số các đơn vị có chức năng thông báo, câu là đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ pháp luật trong các bản Hiến pháp của Việt Nam (Trang 36 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)