CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM TỪ NGỮ, CÂU TRONG CÁC BẢN HIẾN PHÁP
3.2. BIẾN ĐỔI TỪ NGỮ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI; QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
3.3.1. Biến đổi từ ngữ về chế độ kinh tế
Tính chất, mô hình nên kinh tế và chính sách đối với các thành phần kinh tế đóng vai trò quan trọng, có tính chất quyết định đối với định hướng phát triển đất nước. Do vậy mà trong Hiến pháp luôn dành một điều khoản
127
riêng để quy định vấn đề này, và về mặt ngôn ngữ sử dụng, mỗi bản Hiến pháp có một thuật ngữ riêng để minh định, chế định về chế độ kinh tế được vận hành trong mỗi thời điểm lịch sử khác nhau. Sau đây là những thuật ngữ chế định chế độ kinh tế trong từng bản Hiến pháp.
Hiến pháp Từ ngữ về chế độ kinh tế
1946 ---
1959 - nền kinh tế xã hội chủ nghĩa
- nền kinh tế quốc dân theo chủ nghĩa xã hội 1980 - nền kinh tế chủ nghĩa xã hội
1992 - nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội
1992 sửa đổi 2001 - nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
2013 - nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Bảng 3.3.1: Từ ngữ về chế độ kinh tế trong các văn bản Hiến pháp
Về mặt cấu trúc, trong mỗi thuật ngữ chế định chế độ kinh tế đều có mô hình cấu tạo như sau: NỀN + KINH TẾ + X.
X là những thuộc tính của nền kinh tế, là mục tiêu mà Chủ thể xây dựng Hiến pháp là Nhà nước Việt Nam định hướng nền kinh tế vận hành.
Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm là thuật ngữ duy nhất có liên quan đến kinh tế được chế định trong điều 12 của Hiến pháp 1946. Tuy vậy, Hiến pháp 1946 không chế định về kinh tế, thuật ngữ này xuất hiện trong phận quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Tại thời điểm 1946, văn bản Hiến pháp của chúng ta được xây dựng dựa theo các bản Hiến pháp của các nước tư sản trên thế giới như Mĩ, Pháp, ở mô hình xây dựng Hiến pháp của các nước tư sản không chế định chế độ kinh tế, để nền kinh tế phát triển một cách tự nhiên, và các nhà lập pháp tư sản cho rằng, thực tế, trong nhiều biến động của kinh tế, chính trị, xã hội thì kinh tế tỏ ra là lĩnh
128
vực dễ biến động nhất. Thuật ngữ Quyền tư hữu tài sản sau này được trở lại trong bản Hiến pháp 2013, như là một sự bảo đảm của nhà nước đối với tài sản của con người, đây là một thuật ngữ hiến định về quyền con người mặc dù mang bản chất kinh tế.
Bắt đầu từ Hiến pháp 1959 có nhiều thuật ngữ về chế độ kinh tế được chế định và sử dụng bên cạnh thuật ngữ cơ bản để mô tả tính chất của nền kinh tế thời điểm này đó là nền kinh tế chủ nghĩa xã hội. Ở trong văn bản Hiến pháp này mặc dù thuật ngữ chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội với thuật ngữ nền kinh tế xã hội chủ nghĩa được minh định trong Hiến pháp là đồng nhất nhưng về hình thức sử dụng lại không giống nhau, do vậy, khi tiếp nhận văn bản Hiến pháp 1959 về chế độ kinh tế các công dân có thể bị nhầm lẫn và rối rắm.
Thừa nhận nền kinh tế của nước ta thời điểm này là lạc hâu không tiến bộ và để đi đến mục tiêu là xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa trong Hiến pháp đã sử dụng nhiều thuật ngữ có nội hàm và nghĩa đối lập để so sánh và nâng cao mục tiêu của nền kinh tế mà nước ta muốn hướng đến trong thời gian tới:
mô tả nền kinh tế hiện tại nền kinh tế nước ta hướng đến - nền kinh tế lạc hậu - nền kinh tế xã hội chủ nghĩa;
- chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội;
- công nghiệp hiện đại;
- nông nghiệp hiện đại;
- khoa học và kỹ thuật tiên tiến
Hiến pháp 1959 hiến định về tính chất, đặc điểm nền kinh tế thời điểm này là "chế độ kinh tế theo chủ nghĩa xã hội biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với công nghiệp hiện đại và nông nghiệp hiện đại khoa học và kỹ thuật tiên tiến".
Cũng tương tự như Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980 cũng sử dụng thuật ngữ "nền kinh tế chủ nghĩa xã hội" để nêu rõ mục tiêu, tính chất và đặc
129
điểm mà nền kinh tế của giai đoạn này hướng đến. Hiến pháp 1980 có 22 điều từ điều 15 đến điều 36 quy định chế độ kinh tế. Cũng để nêu lên tính chất và đặc điểm của nền kinh tế giai đoạn này trong hệ thuật ngữ quy định thành phần kinh tế có 2 thuật ngữ đó là thành phần kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể; có hai hình thức sở hữu tương ứng được quy định bởi hai thuật ngữ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Tuy nhiên, do quan điểm học thuật giáo điều và lạc hậu về xây dựng nên kinh tế xã hội chủ nghĩa thời điểm này mà trong Hiến pháp 1980 không hiến định hình thức sở hữu tư nhân, chỉ nhấn mạnh vào hai hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
Theo đánh giá của những người nghiên cứu pháp luật với việc không hiến định hình thức sở hữu tư nhân, thuật ngữ sở hữu tư nhân không có mặt đã đẩy nền kinh tế của Việt Nam thời điểm bấy giờ khủng hoảng một cachs trầm trọng.
Từ khi Hiến pháp 1959 có hiệu lực cho đến Hiến pháp 1980 nước ta vẫn kiên định với việc xây dựng một "nền kinh tế xã hội chủ nghĩa", biến nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế tiên tiến, hiện đại nhưng thực tế thực hiện thì nền kinh tế thời điểm này lại gặp khủng hoảng, bế tắc. Đứng trước nguy cơ này, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986, Đảng và Nhà nước đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện nhằm thay đổi diện mạo tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội đất nước ta. Đảng chủ trương, phải xây dựng một "nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa" được tiến hành mạnh mẽ.
Thể chế hóa đường lối của Đảng về việc xây dựng nền kinh tế trong bối cảnh mới, Hiến pháp 1992 đã hiến định về chế độ kinh tế trong Hiến pháp.
Cụm từ "nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng chủ nghĩa xã hội" được dùng để quy định chế độ kinh tế trong Hiến pháp 1992. So với Hiến pháp 1959 và Hiến pháp 1980 thì mô hình cấu tạo thuật ngữ về chế độ kinh tế vẫn là Nền + kinh tế + X, tuy nhiên các yếu tố đi sau, thể hiện tính chất và đặc điểm nên kinh tế
130
rất dài. Thuật ngữ này gồm 4 cụm yếu tố: NỀN + KINH TẾ + HÀNG HÓA//
NHIỀU + THÀNH PHẦN // THEO + CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG// CÓ + SỰ QUẢN LÝ + CỦA + NHÀ NƯỚC // THEO + ĐỊNH HƯỚNG + XÃ HỘI CHỦ NGHĨA. Đây mặc dù là một thuật ngữ nhằm biểu hiện tính chính xác, quá chi tiết của văn bản Hiến pháp nhưng lại không bao quát, ko mang bản chất của một luật gốc.
Vì vậy, để khắc phục hiện trạng trên, trong Hiến pháp 1992 (sửa đổi 2001) và trong Hiến pháp 2013 chế định chế độ kinh tế Việt Nam bằng thuật ngữ ngắn gọn hơn đó là "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa".
Đúng như bản chất của một văn bản Hiến pháp, thuật ngữ trong Hiến pháp phải mang tính ngắn gọn, tường minh. Chế độ kinh tế được thể hiện bằng một thuật ngữ, và để chế định rõ ràng, cụ thể nền kinh tế như mục tiêu Hiến pháp đưa ra. Còn các quy định cụ thể để nền kinh tế vận hành đi đúng mục tiêu đó lại được quy định rõ trong Điều 51 của Hiến pháp 2013.