Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO
2.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1. Nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực
Theo định nghĩa của Liên Hợp Quốc (UN): “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”… “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng” [164].
Việc quản lý và sử dụng nguồn lực con người phức tạp hơn nhiều so với các nguồn lực khác, bởi con người là một thực thể sinh vật - xã hội, rất nhạy cảm với những tác động qua lại của mọi mối quan hệ tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn ra trong môi trường sống của họ.
Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ “vốn người” (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp...) mà mỗi cá nhân sở hữu. Nguồn lực con người được coi như là một nguồn vốn bên cạnh các nguồn vốn khác như tài chính, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên... [166].
Theo các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07: “Nguồn nhân lực cần được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động”[160].
Theo Giáo trình “Nguồn nhân lực” của Nhà xuất bản Lao động xã hội: “Nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư có khả năng lao động, không phân biệt người đó đang được phân bố vào ngành nghề, lĩnh vực, khu vực nào và có thể coi đây là nguồn nhân lực xã hội” [133].
Bởi vậy, nguồn nhân lực có thể được hiểu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng: nguồn nhân lực là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội, cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển. Do đó, nguồn nhân lực bao gồm toàn bộ dân cư trong độ tuổi lao động.
33
Theo nghĩa hẹp: nguồn nhân lực là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Nguồn nhân lực được coi như là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của mỗi quốc gia, nhất là trong xu thế toàn cầu hóa hội nhập kinh tế thế giới. Ngày nay, các nhà quản lý đã nhận thức được tiềm năng tài chính chưa phải là nhân tố quyết định tất cả, tính năng động, tính sáng tạo của con người và bản thân con người mới là nguồn lực không thể thay thế được.
Nguồn nhân lực là lực lượng lao động hiện có và tiềm năng lao động có thể phát triển để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở cấp quốc gia, địa phương hiện tại và tương lai.
Từ những cách hiểu trên ta có khái niệm: Nguồn nhân lực được hiểu là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (gồm cả những người trên tuổi lao động, có khả năng lao động) và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng chưa làm việc do thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc.
2.1.1.2. Phát triển nguồn nhân lực
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa“Phát triển” là “biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp” [142]. Theo quan niệm của David C.Kortan nhà hoạt động xã hội của Mỹ: “Phát triển là một tiến trình, qua đó các thành viên của xã hội tăng được những khả năng của cá nhân và định chế của mình để huy động và quản lý các nguồn lực, tạo ra những thành quả bền vững nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống phù hợp với nguyện vọng của họ” [151]. Phát triển là tăng trưởng, là đi lên; biểu hiện sự thay đổi tăng tiến cả về lượng và chất, cả về không gian của sự vật, hiện tượng, con người trong xã hội.
Tóm lại, mọi sự vật hiện tượng, xã hội,con người có sự biến đổi tăng tiến về mặt số
34
lượng, chất lượng dưới tác động của bên ngoài đều được coi là sự phát triển.
Cho đến nay, cũng do xuất phát từ cách và góc độ tiếp cận khác nhau, nên cũng có nhiều quan niệm khác nhau khi bàn về phát triển nguồn nhân lực.
Theo quan niệm của Liên hiệp quốc: phát triển nguồn nhân lực bao gồm giáo dục, đào tạo và sử dụng tiềm năng của con người nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống nguồn nhân lực [164].
Cũng có quan điểm cho rằng, phát triển nguồn nhân lực là làm gia tăng giá trị cho con người về vật chất, tinh thần, trí tuệ, tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp;
đáp ứng được yêu cầu to lớn và ngày càng tăng của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Một số tác giả, nhà khoa học khác lại quan niệm phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao năng lực của con người về mọi mặt: thể lực, trí lực, tâm lực, đồng thời phân bổ, sử dụng, khai thác và phát huy hiệu quả cao nhất nguồn nhân lực thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm để phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ vĩ mô, là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội), nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển [114].
Phát triển nguồn nhân lực dưới góc độ vi mô, thực chất là tạo ra sự thay đổi về chất lượng của nguồn nhân lực theo hướng tiến bộ. Nói cách khác, phát triển nguồn nhân lực là làm gia tăng đáng kể chất lượng của nguồn nhân lực, chất lượng này cần được hiểu gồm năng lực và động cơ người lao động để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tổ chức. Nội dung của phát triển phát triển nguồn nhân lực là nâng cao năng lực (kiến thức, kỹ năng, hành vi và thái độ), thúc đẩy động cơ nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức [114].
Từ những quan niệm trên, ta có thể hiểu: Phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hình thức, phương pháp, chính sách và biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trí tuệ, thể chất và phẩm chất tâm lý xã hội) nhằm đáp ứng đòi hỏi về nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển.
35
2.1.1.3. Phát triển nguồn nhân lực giảng viên
Theo Menges J.R quan niệm phát triển nguồn nhân lực giảng viên là: “Nhằm mục đích tăng cường hơn nữa đến sự phát triển toàn diện của người giảng viên trong hoạt động nghề nghiệp”.
Phát triển nguồn nhân lực giảng viên là một quá trình tăng tiến về mọi mặt của giảng viên trong một thời kỳ nhất định; trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô, số lượng và chất lượng giảng viên. Đó là sự tiến bộ về nhận thức, học vấn, khả năng chuyên môn đạt đến chuẩn và trên chuẩn của yêu cầu, tiêu chí dành cho giảng viên.
Phát triển nguồn nhân lực giảng viên trước hết phải tạo ra một đội ngũ (một tổ chức) các nhà giáo, đủ cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính... Phát triển nguồn nhân lực giảng viên là làm cho số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên vận động theo hướng đi lên trong sự hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ thống - đội ngũ giảng viên bền vững.
Phát triển nguồn nhân lực giảng viên là một trong những nhân tố quyết định việc nâng cao chất lượng dạy và học và phát triển hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay. Để có thể phát triển được nguồn nhân lực giảng viên, điều cần được xác định là xây dựng một bộ năng lực tối thiểu cần thiết cho giảng viên. Trên cơ sở bộ năng lực này, các cơ sở đào tạo cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực của mình bằng cách kết hợp các loại hình đào tạo khác nhau để phát triển đội ngũ của mình: Đào tạo dài hạn, chính quy (tiến sĩ, thạc sĩ); đào tạo và bồi dưỡng liên tục cho phù hợp với nhu cầu phát triển của từng cơ sở đào tạo, từng khoa, bộ môn. Các giảng viên luôn học tập và bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân, tạo ra các môi trường và điều kiện để giảng viên có thể phát triển các năng lực của mình. Ngoài những tiêu chuẩn về mặt đạo đức và chính trị một giảng viên phải hội tụ đủ 03 yếu tố sau: có năng lực chuyên môn cao, nắm bắt được những phát triển mới nhất trong học thuật cũng như trong thực tiễn chuyên môn của mình; có năng lực giảng dạy, nghiên cứu phù hợp với lĩnh vực chuyên môn sâu của mình.
36
Hình 1.1. Biểu thị năng lực của một giảng viên