Bài học rút ra cho vùng Bắc Trung bộ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ (Trang 81 - 130)

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên và bài học rút ra cho vùng Bắc Trung bộ

2.4.2. Bài học rút ra cho vùng Bắc Trung bộ

Từ kinh nghiệm của vùng đồng bằng sông Cửu long, vùng đồng bằng sông Hồng và thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội chúng ta có thể rút ra bài học cho vùng Bắc Trung bộ như sau:

GVNT ở các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ phải được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu cả về lý thuyết và thực hành. Kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề là hai yếu tố phát triển song song, hỗ trợ nhau trong quá trình giảng dạy, sáng tác, biểu diễn và nghiên cứu của người GVNT. Các giảng viên cũng cần chú trọng phát huy khả năng sáng tác, biểu diễn để nâng cao thương hiệu của cơ sở đào tạo nghệ thuật.

Các cơ sở đào tạo nghệ thuật cần tạo điều kiện, có chế độ khuyến khích giảng viên tham gia sáng tạo nghệ thuật. Để đạt mục tiêu này cơ sở đào tạo cần chú trọng tạo môi trường thực hành cho giảng viên thông qua các chương trình triển lãm nghệ thuật, biểu diễn nghệ thuật hoặc tham gia các hoạt động sáng tác nghệ thuật cộng đồng. Các tác phẩm nghệ thuật có chuyên môn cao không những làm nên tên tuổi của người nghệ sĩ mà còn tạo nên thương hiệu của cơ sở đào tạo nơi người đó tham gia giảng dạy. Các cơ sở đào tạo nghệ thuật cũng phải trở thành một đơn vị nghệ thuật biểu diễn có uy tín và chất lượng cao hội tụ được nhiều nghệ sĩ xuất sắc.

Các cơ sở đào tạo nghệ thuật cần có các nghệ sĩ nổi tiếng trực tiếp tham gia giảng dạy. Với các ngành nghệ thuật, phát triển đội ngũ giảng viên, không chỉ chú trọng việc đào tạo giảng viên có trình độ cao, mà còn cần cả những giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn, có uy tín trong sáng tác, biểu diễn, có đạo đức nghề nghiệp.

Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường có thể mời các nghệ sĩ có uy tín, có kinh nghiệm tham gia giảng dạy. Với các nghệ sĩ có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân... có thể xem xét quy đổi tương đương trình độ thạc sĩ, tiến sĩ khi xét yêu cầu đối với các chuyên ngành đào tạo.

Tự chủ trong đào tạo là một xu hướng chung của các cơ sở đào tạo trong nước và thế giới. Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ thường có các chương trình đào tạo riêng nhằm vừa để phát triển đội ngũ giảng viên, vừa là cơ hội để thu hút sinh viên cho mình.

Các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ cần nắm bắt được xu hướng nghệ

73

thuật, nắm bắt được nhu cầu của xã hội về nghệ thuật để có hướng đi đúng đắn trong phát triển nguồn nhân lực GVNT.

Vùng Bắc Trung bộ học hỏi cách định hướng quản lý đội ngũ GVNT theo xu thế các thành phố công nghiệp, đào tạo bồi dưỡng phát triển giảng viên theo hướng nghệ thuật công nghiệp. Đầu tư nhiều trang thiết bị cơ sở vật chất hiện đại, mở mã ngành nghệ thuật hiện đại để giảng viên có cơ hội nâng tầm chuyên môn giảng dạy đáp ứng theo nhu cầu sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Vùng Bắc Trung bộ học hỏi cách bảo tồn nghệ thuật truyền thống, vì nghệ thuật truyền thống rất cần thiết và quan trọng đối với nền giáo dục nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ. Cần có chính sách phù hợp đối với phát triển nguồn nhân lực GVNT, cũng như đầu tư phát triển song song hai xu hướng nghệ thuật hiện đại công nghiệp và truyền thống; cố gắng chuẩn hóa GVNT 100% thạc sĩ, 20% tiến sĩ đến năm 2025.

Vùng Bắc Trung bộ học hỏi cách sử dụng GVNT của các vùng khác đó là cần phù hợp đúng chuyên môn, có chính sách đãi ngộ phù hợp đối với các GVNT giỏi, yêu nghề, biết cách trọng dụng nhân tài để phát triển nguồn nhân lực GVNT.

Các cơ sở đào tạo nghệ thuật cũng như Ủy ban nhân dân các tỉnh trong vùng Bắc Trung bộ cần quan tâm hơn nữa công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân hay nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân cho đội ngũ giảng viên có chuyên môn tốt có tâm huyết với ngành nghề nghệ thuật.

74 Kết luận chương 2

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý. Để có cơ sở lý luận nghiên cứu vấn đề này thì cần làm rõ những khái niệm công cụ liên quan đến nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực nói chung và GVNT nói riêng, tìm hiểu về nghệ thuật, giảng viên và GVNT, làm rõ khái niệm cơ sở đào tạo và cơ sở đào tạo nghệ thuật dựa trên cơ sở quy định của pháp luật hiện hành. Hơn nữa, cần tập trung làm rõ hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo góp phần phát triển ngành giáo dục và đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ.

Vấn đề phát triển đội ngũ giảng viên cũng được quan tâm nhiều trong bối cảnh đổi mới giáo dục và hội nhập quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT còn là vấn đề bỏ ngỏ, chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức, nhất là dưới khía cạnh quản lý công. Vì vậy, cần tập trung nghiên cứu những yếu tố khách quan, chủ quan có tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT như: quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa, nền kinh tế thị trường, chính sách giáo dục và đào tạo,trình độ khoa học công nghệ, hệ thống các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước hiện tại;

từ đó làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng QLNN, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ ở chương tiếp theo.

Đồng thời cũng xác định rõ nội dung, đối tượng, phương thức QLNN về phát triển nguồn nhân lực GVNT trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung bộ; xác định rõ chủ thể, đối tượng, phương thức QLNN về phát triển nguồn nhân lực giảng viên, từ đó nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về phát triển nguồn nhân lực nước ngoài và vùng đồng bằng sông Hồng, vùng đồng bằng sông Cửu long và rút ra bài học kinh nghiệm cho vùng Bắc Trung bộ.

75 Chương 3:

THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN NGHỆ THUẬT

TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO VÙNG BẮC TRUNG BỘ

3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu vùng Bắc Trung bộ 3.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Về phân vùng

“Phân vùng là việc phân chia lãnh thổ đất nước ra những đơn vị đồng cấp, phục vụ cho một mục đích nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định”. “Nếu ta hiểu “vùng” là một thực thể khách quan thì phân vùng là sản phẩm của tư duy khoa học dựa trên một số chỉ tiêu và phương pháp mà người nghiên cứu, người quản lý lựa chọn để phân định vùng”. “Phân vùng là một loại hệ thống hoá theo lãnh thổ, nó cùng với phân vị, phân loại, phân nhóm, phân kiểu giúp người nghiên cứu khái quát được một số nét về một không gian nào đó, từ đó có những dự báo cho không gian đó”. “Có hai cách phân vùng để xác định các vùng cho phát triển kinh tế - xã hội và tổ chức lãnh thổ: - Cách thứ nhất: phân ngang theo lưu vực sông, theo ranh giới các vùng hành chính kinh tế. Cách phân vùng này gần phù hợp với cách phân vùng tổng hợp kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay; - Cách thứ hai: phân theo các dải lãnh thổ có địa hình giống nhau như dải đồng bằng và ven biển, dải trung du và cao nguyên, dải núi cao và biên giới” [116].

Một nghiên cứu khác của Việt Nam cũng đã khái quát “lý luận chung về phân vùng kinh tế” như sau: Ranh giới của một vùng kinh tế là ranh giới mang tính kinh tế - xã hội - chính trị. Vì thế nó phải được vạch theo ranh giới hành chính của lãnh thổ…, nếu là vùng kinh tế của quốc gia thì phải vạch theo biên giới của các tỉnh.

Ranh giới vùng kinh tế khác với ranh giới các vùng tự nhiên ở chỗ: ranh giới vùng tự nhiên có thể cắt ngang qua một tỉnh, hoặc huyện lỵ… nhưng ranh giới một vùng kinh tế thì không thể cắt ngang qua một tỉnh. Không thể tồn tại vấn đề một tỉnh (một đơn vị hành chính) lại nằm ở hai vùng kinh tế khác nhau… một vùng kinh tế phải bao gồm các tỉnh có chung biên giới (láng giềng với nhau) để tạo ra một đơn vị

76

lãnh thổ thống nhất… một vùng kinh tế phải thể hiện sự liên kết giữa các tỉnh láng giềng với nhau để tạo ra một tổng thể lãnh thổ phát triển kinh tế toàn diện với sự góp mặt của các ngành kinh tế chính yếu: Lâm nghiệp - Nông nghiệp - Công nghiệp - Dịch vụ. Và vì vậy lãnh thổ cần có sự kết hợp: miền rừng núi, miền đồng bằng, miền duyên hải với các đô thị và hải cảng, miền biển để có thể giao lưu với nước ngoài, sân bay để sử dụng đường hàng không.

Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2001 - 2010 đã xác định đất nước Việt Nam được phân thành 6 vùng lớn bao gồm:

1. Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ;

2. Trung du và miền núi Bắc bộ;

3. Vùng Bắc Trung bộ, duyên hải Trung bộ và duyên hải miền Trung;

4. Tây nguyên;

5. Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;

6. Đồng bằng sông Cửu long

Trên cơ sở việc xác định các vùng lớn đó, nhà nước đã xây dựng các đề án phát triển và các chính sách lớn cho phù hợp với đặc thù của từng vùng, trong đó quan trọng nhất là các chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội.

3.1.1.2. Về điều kiện tự nhiên

Vùng Bắc Trung bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế. Vùng này có tính chất chuyển tiếp giữa các vùng kinh tế phía Bắc và các vùng kinh tế phía Nam. Phía Tây là sườn đông Trường Sơn, giáp nước Lào có đường biên giới dài 1.294 km với các cửa khẩu Quan Hoá, Lang Chánh (Thanh Hóa), Kỳ Sơn (Nghệ An), Hương Sơn (Hà Tĩnh), Lao Bảo (Quảng Trị), tạo điều kiện giao lưu kinh tế với Lào và các nước Đông Nam Á trên lục địa; Phía đông hướng ra biển Đông với tuyến đường bộ ven biển dài 700 km, với nhiều hải sản và có nhiều cảng nước sâu có thể hình thành các cảng biển.Vùng có nơi hẹp nhất là Quảng Bình (50 km), nằm trên trục giao thông xuyên Việt là điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế với các tỉnh phía bắc và phía nam.

Vùng Bắc Trung bộ nằm kề bên vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, đường

77

bộ; có hệ thống sân bay (sân bay Thọ Xuân, sân bay Vinh, sân bay Đồng Hới, sân bay Phú Bài và các bến cảng (Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Vũng Áng, Sơn Dương, Cửa Gianh, Nhật Lệ, Hòn La, Chân Mây...) có các đầm phà thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy hải sản, là trung tâm du lịch quan trọng của đất nước (động Phong nha - Kẻ bàng, Cố đô Huế.v.v.) tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các nước Lào, Myanmar...

Vùng Bắc Trung bộ nơi bắt đầu của dãy Trường Sơn, mà sườn Đông đổ xuống Vịnh Bắc bộ, có độ dốc khá lớn. Lãnh thổ có bề ngang hẹp, địa hình chia cắt phức tạp bởi các con sông và dãy núi đâm ra biển, như dãy Hoàng Mai (Nghệ An), dãy Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh)... sông Mã (Thanh Hoá), sông Cả (Nghệ An), sông Nhật Lệ (Quảng Bình)... Cấu trúc địa hình gồm các cồn cát, dải cát ven biển, tiếp theo là các dải đồng bằng nhỏ hẹp, cuối cùng phía Tây là trung du, miền núi thuộc dải Trường Sơn bắc. Nhìn chung địa hình Bắc Trung bộ phức tạp, đại bộ phận lãnh thổ là núi, đồi, hướng ra biển, có độ dốc, nước chảy xiết, thường hay gây lũ lụt bất ngờ gây khó khăn cho sản xuất và đời sống nhân dân.

3.1.2. Về dân cư

Lịch sử cho thấy cư dân nơi đây có nguồn gốc chủ yếu là người Thanh - Nghệ - Tĩnh thiên di vào Bình Trị Thiên từ thời Lý- Trần - Lê. Do đó, mối quan hệ của người Việt nơi đây liên quan, gắn bó với các sinh hoạt văn hoá dân gian nói chung. Ảnh hưởng từ các yếu tố tự nhiên là núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng bằng vào trong các thành tố văn hoá vùng. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và cuộc sống trong các làng, xã, đồng bằng ven biển nói riêng. Các làng nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, thủ công nghiệp có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau. Địa hình tự nhiên của vùng Bắc Trung bộ gồm có những tiểu đồng bằng nhỏ hẹp, bám sát vào các chân núi ven biển. Đó chính là yếu tố làm nổi bật nét văn hóa đặc trưng của cộng đồng dân cư ở đây là “văn hoá sông - biển”. Chất sông - liền biển bắt đầu đậm dần trong đời sống cư dân từ Thanh Hoá trở vào. Không chỉ là hình ảnh biển xanh - cát trắng “sống trong cát, chết vùi trong cát” (Mẹ Tơm - Tố Hữu ) ở Thanh Hoá mà xuyên từ những cồn cát Nghi Lộc, Nghi Xuân, Thạch Hà, Kỳ Anh qua “chang chang cồn cát nắng trưa Quảng Bình” (Mẹ Suốt - Tố Hữu)...

78

vào tiếp tục những Truông nhà Hồ, Phá Tam Giang (Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế).

Để từ đó nét văn hóa tự nhiên đặc trưng này nối tiếp vào hết dải đất Trung, Nam Trung bộ. Cũng bắt đầu từ Bắc Miền trung, xuất hiện những điệu Hò sông nước Bắc Trung bộ (mà miền Bắc không có) được xem là sản phẩm tinh thần, biểu hiện sự cố kết của cộng đồng người Việt. Những làn điệu hò đặc trưng của vùng này là: Hò sông Mã (Thanh Hoá); Hò ví dặm Nghệ Tĩnh; Hò khoan Quảng Bình; Hò mái nhì Quảng Trị. Hò mái nhì Trị Thiên và hò Huế khúc “ra khơi vào lộng” chỉ riêng người Việt ở khu vực miền Trung mới có, khác với cư dân Bắc bộ gắn với biển nhiều hơn. Văn hoá này đặc biệt quan trọng với Văn hoá Việt Nam - một quốc gia có diện tích đại dương lớn nhất trong các nước ở bán đảo Đông Dương và chính yếu tố này đã trở thành một yếu tố đặc biệt quan trọng trong tiến trình khai thác, bảo vệ chủ quyền trên biển đảo của cha ông ta.

3.1.3. Về văn hóa

Trên dải đất vùng Bắc Trung bộ này, không chỉ có những vùng đất, những địa danh là tài nguyên thiên nhiên ban tặng mà còn có những địa chỉ in đậm tính nhân văn mà lịch sử cha ông đã để lại. Bãi biển Sầm Sơn thuộc Thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, do người Pháp khai thác từ năm 1906 và đã nhanh chóng trở thành nơi nghỉ mát nổi tiếng của Ðông Dương. Bãi biển Cửa Lò thuộc thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An - là một trong những bãi tắm đẹp của Việt Nam, nằm giữa quần thể du lịch - văn hóa của xứ Nghệ. Ngã ba Đồng Lộc nằm ở giao điểm của tỉnh lộ số 5 và quốc lộ 15, thuộc địa phận huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Trong những năm chiến tranh, ngã ba Ðồng Lộc là cửa ngõ giao thông từ miền Bắc và đường mòn Hồ Chí Minh. Thiên Cầm nằm ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã cho xây dựng Thiên Cầm thành một khu nghỉ mát. Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây là một phần của khu vực núi đá vôi cổ nhất ở châu Á được tạo lập từ hơn 400 triệu năm trước. Địa đạo Vịnh Mốc thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Địa đạo Vịnh Mốc được đào trong vòng 2 năm. Hệ thống đường hầm có tổng chiều dài gần 2 km, chia thành 3 tầng. Địa đạo được thiết kế như một làng dưới mặt đất với 94 căn hộ gia đình, có giếng nước ngọt, hội trường, nhà hộ sinh, phòng phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm. Kinh thành Huế nằm ở

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ (Trang 81 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)