Phương thức quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ (Trang 73 - 76)

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước trong quá trình phát triển nguồn nhân lực giảng viên

2.3.3. Phương thức quản lý nhà nước

2.3.3.1. Biện pháp hành chính và công cụ pháp luật, chính sách

Giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam” của Trường đại học Luật Hà Nội (2008), đã viết: Quản lý bằng biện pháp hành chính là biện pháp được chủ thể quản lý sử dụng bằng cách ra mệnh lệnh chỉ đạo xuống đối tượng quản lý. Ðặc trưng của phương pháp này là sự tác động trực tiếp lên đối tượng đạt được bằng cách quyết định đơn phương nhiệm vụ và phương án hoạt động của đối tượng quản lý. Cơ sở của phương pháp này là nguyên tắc tập trung dân chủ mà cụ thể là sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên và tính chất bắt buộc thi hành của những chỉ thị, mệnh

65

lệnh của cấp trên đối với cấp dưới. Ðể xác định mệnh lệnh, chỉ đạo của cấp trên có hợp pháp hay không thì phải dựa vào pháp luật. Nếu mệnh lệnh, chỉ đạo không hợp pháp, hợp lý cấp dưới phải kiến nghị bằng văn bản lên cấp trên, nếu cấp trên buộc phải thực hiện thì cấp dưới vẫn thực hiện và nếu hậu quả xảy ra thì cấp trên hoàn toàn chịu trách nhiệm. Trong trường hợp cấp dưới thực hiện mệnh lệnh bất hợp pháp mà không biết thì tùy vào hậu quả của sự thiệt hại xảy ra mà có hình thức xử lý thích hợp [138].

Quản lý xã hội bằng pháp luật nghĩa là nhà nước ban hành pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống của từng người dân và của toàn xã hội. Muốn quản lý xã hội bằng pháp luật, nhà nước phải làm cho dân biết pháp luật, biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Do đó, nhà nước phải công bố công khai, kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, tiến hành nhiều biện pháp thông tin, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện báo, đài, truyền hình; đưa giáo dục pháp luật vào nhà trường, xây dựng tủ sách pháp luật ở xã, phường, thị trấn, các cơ quan, trường học,… để “dân biết”“dân làm”

theo pháp luật [138].

Chính sách là một trong những công cụ chủ yếu mà nhà nước sử dụng để quản lý xã hội. Dưới dạng chung nhất, mỗi chính sách là một tập hợp các giải pháp nhất định để thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình đạt đến các mục tiêu chung của sự phát triển kinh tế - xã hội. Một chính sách bất kỳ thường bao gồm hai bộ phận: các mục tiêu cần đạt và các giải pháp cần áp dụng để thực hiện mục tiêu. Các chính sách có chức năng chung là tạo ra những kích thích đủ lớn để biến những chủ trương, đường lối lớn và các chiến lược của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất về tư tưởng và hành động của tất cả thành viên trong xã hội. Trong hệ thống các công cụ quản lý của nhà nước về xã hội, các chính sách là bộ phận quan trọng nhất, có độ nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sống kinh tế - xã hội, nhằm giải quyết các vấn đề mà xã hội đặt ra [138].

2.3.3.2. Biện pháp và công cụ kinh tế

Giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam” của Trường đại học Luật Hà Nội (2008), đã viết: Quản lý bằng công cụ kinh tế là phương pháp mà chủ thể quản lý

66

dùng những khuyến khích về mặt lợi ích vật chất để cho đối tượng quản lý đem hết khả năng sáng tạo của mình hoàn thành nhiệm vụ được giao với hiệu quả cao nhất.Phương pháp kinh tế sử dụng đòn bẩy kinh tế như quyền tự chủ sáng tạo trong sản xuất kinh doanh; chế độ hạch toán kinh tế, chế độ khen thưởng... nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng quản lý hoạt động có hiệu quả, động viên các đối tượng quản lý phát huy năng lực sáng tạo, chọn cách tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ, sử dụng hợp lý tài sản được giao, phát huy và khai thác hợp lý nhất những khả năng sẵn có. Phương pháp kinh tế chỉ có thể phát triển trong điều kiện được ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi hay nói cách khác là trong điều kiện có các tiền đề hành chính tương ứng vì so với phương pháp hành chính thì đằng sau phương pháp kinh tế là tính hợp lý, là các quy luật chứ không phải là quyền lực nhà nước. Nếu so sánh các phương pháp hành chính và kinh tế từ góc độ tính ổn định, khả năng thẩm thấu vào các quan hệ quản lý kinh tế ta thấy rằng phương pháp hành chính có khả năng nội tại lớn hơn trong việc chiếm lĩnh và duy trì vị trí. Ngoài ra, phương pháp hành chính còn có khả năng tự khẳng định và phát triển không cần đến đòn bẩy từ bên ngoài trong khi phương pháp kinh tế đòi hỏi phải được sự ủng hộ và quan tâm thường xuyên. Bởi vì, đằng sau phương pháp hành chính là quyền lực nhà nước còn đằng sau phương pháp kinh tế là tính hợp lý, là các quy luật kinh tế. Phương pháp kinh tế chỉ có thể phát triển trong điều kiện có các tiền đề hành chính tương ứng [138].

2.3.3.3. Quản lý thông qua tuyên truyền, giáo dục, vận động

Tuyên truyền, vận động là một phương thức QLNN trong xã hội, nhằm triển khai và nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách pháp luật đã ban hành và các chủ thể liên quan nhận thức được sự cần thiết QLNN trong xã hội, huy động sự tham gia của cả cộng đồng xã hội vào quá trình QLNN. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền, vận động còn nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức thực hiện các chủ trương, chính sách, mục tiêu QLNN. Nội dung tuyên truyền cần tập trung làm rõ vị trí, vai trò, ý nghĩa và những tác động tích cực cũng như tiêu cực của xã hội; cách thức tuyên truyền, vận động phải đến được với đông đảo các tầng lớp nhân dân, kể cả vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

67

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)