Cơ sở đào tạo và cơ sở đào tạo nghệ thuật

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ (Trang 48 - 52)

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

2.1. Những khái niệm cơ bản

2.1.4. Cơ sở đào tạo và cơ sở đào tạo nghệ thuật

Theo khoản 2, khoản 3 điều 16 Nghị định số 32/2011/NĐ-CP, ngày 11/5/2011 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP

40

ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục, đã nêu:

Cơ sở giáo dục khác thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm các cơ sở giáo dục được quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Giáo dục [103].

Cơ sở giáo dục là Nhà trường và cơ sở giáo dục khác trong hệ thống giáo dục quốc dân. Theo điều 7, Luật Giáo dục đại học [104]:

1. Cơ sở giáo dục đại học trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm: Trường cao đẳng; Trường đại học, học viện; Đại học vùng, đại học quốc gia (sau đây gọi chung là đại học); Viện nghiên cứu khoa học được phép đào tạo trình độ tiến sĩ.

2. Cơ sở giáo dục đại học Việt Nam được tổ chức theo các loại hình sau đây:

Cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc sở hữu nhà nước, do Nhà nước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất; Cơ sở giáo dục đại học tư thục thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất.

3. Cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài, gồm: Cơ sở giáo dục đại học có 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài; Cơ sở giáo dục đại học liên doanh giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước [104].

Như vậy, cơ sở đào tạo là một cơ sở giáo dục thực hiện chức năng giảng dạy giúp cho người học tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, đồng thời giáo dục phẩm chất đạo đức, thái độ học tập cho người học để họ trở thành người lao động có kỷ luật, kỹ thuật, năng suất và hiệu quả cao.

2.1.4.2. Cơ sở đào tạo nghệ thuật:

Các cơ sở đào tạo nghệ thuật có chức năng tổ chức, triển khai các hoạt động giáo dục đào tạo lĩnh vực Văn hóa - Nghệ thuật.

Thực hiện chương trình đào tạo từ bậc trung cấp, cao đẳng và đại học cho các ngành thuộc khối Văn hóa - Nghệ thuật.

Xây dựng quy hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn và kế hoạch, quy mô đào tạo của các cơ sở đào tạo đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội.

41

Tổ chức và triển khai ứng dụng khoa học - công nghệ trong giảng dạy và hoạt động thực tiễn xã hội. Liên kết đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong nước và ngoài nước.

Như vậy, cơ sở đào tạo nghệ thuật là cơ sở đào tạo thực hiện công tác giảng dạy và đào tạo các sinh viên và học viên về lĩnh vực nghệ thuật. Yếu tố cấu thành cơ sở đào tạo nghệ thuật gồm: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý và học viên.

Các cơ sở đào tạo nghệ thuật của vùng Bắc Trung bộ có những đặc điểm cơ bản sau:

Thứ nhất: Các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ nằm trong một vùng còn nhiều khó khăn về nguồn lực đầu tư cũng như phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, nhưng tỷ lệ nghèo cao. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy hết lợi thế về tài nguyên cũng như vị trí địa lí của vùng. Nguồn sinh viên và học viên đào tạo chủ yếu là đối tượng nghèo.

Thứ hai: Điều kiện hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập, đặc biệt là việc đi lại của giảng viên và học viên ở khu vực vùng núi, trung du còn nhiều khó khăn, vất vả.

Thứ ba: Đây là vùng có nhiều nét văn hóa đặc trưng, nên các cơ sở đào tạo phải kết hợp chặt chẽ với các nghệ nhân trong việc xây dựng các chương trình đào tạo.

Thứ tư: Một số khu vực còn chịu ảnh hưởng từ chiến tranh như bom, mìn và chất độc hóa học.

Trong giai đoạn phát triển mới, các cơ sở đào tạo nghệ thuật vùng Bắc Trung bộ đứng trước những thuận lợi và khó khăn mới; cần được phát triển với chiến lược lâu dài, theo hướng bền vững, giải quyết được những khó khăn hiện tại và đối diện với những thách thức trong tương lai, góp phần vào sự nghiệp phát triển nghệ thuật nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung của vùng.

2.1.4.3. Vai trò của giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo

Trong cơ sở đào tạo, giảng viên là bộ phận quan trọng tham gia vào quá trình đào tạo. Chất lượng giảng dạy của giảng viên là nhân tố quyết định đến chất lượng, kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp của người học. Ở tầm vĩ mô, vai trò của nguồn

42

nhân lực giảng viên nói chung và GVNT nói riêng trong các cơ sở đào tạo được thể hiện như sau:

Thứ nhất, giảng viên tham gia đào tạo nguồn nhân lực, tạo ra lực lượng lao động mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Trong lịch sử phát triển đi lên của xã hội, nguồn lực con người luôn đóng vai trò quyết định. Con người thích nghi và cải tạo tự nhiên, những máy móc thiết bị tối tân cũng là sản phẩm của trí óc con người và chúng cần có con người điều khiển. Nguồn nhân lực có chất lượng cao chính là động lực cho một xã hội phát triển.

Thứ hai, giảng viên góp phần nâng cao dân trí, phát triển nhân tài cho đất nước, tạo ra những trí thức tài năng thông qua việc truyền đạt những kiến thức tiên tiến của văn minh nhân loại. Và rồi những trí thức này lại tiếp tục phát triển, nâng cao, lan truyền để tạo ra trí thức mới. Tất cả những trí thức ấy sẽ góp phần xây dựng đất nước, nâng cao nội lực của quốc gia cho một vị thế cao hơn trên trường quốc tế.

Thứ ba, giảng viên có nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu triển khai, nâng cao tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia. Đây cũng là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ của giảng viên. Trên thực tế đã minh chứng nguồn nhân lực giảng viên đã đóng góp to lớn trong sự nghiệp nghiên cứu khoa học phục vụ đất nước.

Thứ tư, trong quá trình hội nhập văn hóa với các nước trong khu vực và thế giới, giảng viên có vai trò trong việc xây dựng, bảo tồn và phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại. Giảng viên là một bộ phận của trí thức dân tộc - những trí thức có trình độ học vấn và vốn hiểu biết xã hội sâu rộng, có óc phân tích, phê bình sâu sắc; trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, khi mà các luồng văn hoá tốt, xấu đan xen nhau thì vai trò này càng tỏ rõ tầm quan trọng.

Thứ năm, giảng viên còn có vai trò tham gia phát triển kinh tế đất nước, mỗi giảng viên là một công dân có trách nhiệm đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế quốc gia. Hơn thế nữa, mỗi giảng viên cần nâng cao trách nhiệm phát huy lượng kiến thức của mình bằng việc xây dựng, đề xuất các mô hình phát triển kinh tế, tham gia tư vấn cho Chính phủ về các vấn đề kinh tế, xã hội khác nhau.

43

Thứ sáu, giảng viên là người trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo đại học và sau đại học, đây là quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực có trình độ từ cao đẳng trở lên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giảng viên là người truyền đạt, hướng dẫn còn sinh viên/học viên là người tiếp thu, chủ động học tập, rèn luyện các kiến thức, kỹ năng của một nghề nào đó.

Thứ bảy, giảng viên hội tụ đủ cả năng lực, phẩm chất của nhà giáo và nhà khoa học. Họ vừa giảng dạy, vừa tham gia nghiên cứu khoa học nghệ thuật. Đây là lý do mà giảng viên được coi là “bộ phận đặc thù của trí thức Việt Nam”.

Tóm lại, giảng viên có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của các cơ sở đào tạo nói riêng và sự phát triển giáo dục của đất nước nói chung; nhất là GVNT giúp giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa tinh thần... nhằm đạt mục đích mong muốn.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)