Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ (Trang 76 - 81)

Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC GIẢNG VIÊN TRONG CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO

2.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên và bài học rút ra cho vùng Bắc Trung bộ

2.4.1. Kinh nghiệm một số địa phương trong nước

Tại thành phố Hồ Chí Minh: Kể từ khi đất nước thống nhất, ngành văn hóa, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đã phát triển, tiên phong trong nhiều hoạt động, là tấm gương tiêu biểu, điển hình của cả nước học tập. Các loại hình nghệ thuật đã phản ánh sự muôn màu của cuộc sống hoặc phản ánh tư tưởng, tình cảm của tác giả chuyển tải đến các cá nhân trong cộng đồng nhằm lựa chọn, định hướng giá trị cho cộng đồng. Những tác phẩm nghệ thuật lớn thường định hướng cho cộng đồng đến những giá trị nhân bản bền vững mang tính phổ biến. Thế nhưng, bên cạnh những kết quả đạt được, cùng với yêu cầu phát triển xã hội, xu thế hội nhập càng sâu, rộng, sự bùng nổ của khoa học công nghệ, ngành văn hóa nghệ thuật thành phố cần có những bước chuyển mình hơn nữa để phát triển một cách bền vững.

Trong hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng năm 1986, Thành phố Hồ Chí Minh dương cao ngọn cờ “cùng cả nước, vì cả nước” nhanh chóng trở thành đầu tàu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội;

trong đó, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật đã tăng cường đội ngũ văn nghệ sĩ cả về chất và lượng. Chủ trương đổi mới của Đảng từ năm 1986 đã thay đổi toàn diện, cuộc sống tinh thần của người dân đã thoáng hơn, chuyển động từ đóng sang mở. Hơn nữa, đội ngũ GVNT rất được quan tâm và đầu tư mua sắm máy móc, thiết bị, nhạc cụ hiện đại phục vụ giảng dạy cho giảng viên và biểu diễn nghệ thuật. Kế hoạch phát triển của thành phố phấn đấu đưa trình độ GVNT phát triển lên trên 80%

thạc sĩ và tiến sĩ. Đầu tư cho đào tạo, bồi dưỡng và giao lưu học hỏi kinh nghiệm nghệ thuật của các nước tiên tiến. Đội ngũ GVNT được quan tâm, đầu tư phát triển về mọi mặt, đáp ứng yêu cầu thị trường CNH-HĐH của đất nước. Song hiện nay do đặc điểm của vùng theo xu hướng công nghiệp nhiều nên phần nào nghệ thuật truyền thống đã bị mai một, không còn phù hợp với lối sống hiện đại và sự náo nhiệt của cộng đồng. Vì vậy, nhà nước cần có chính sách hỗ trợ, động viên, khuyến khích, quan tâm đến đội ngũ giảng viên âm nhạc dân gian, Hội họa, Điêu khắc, nhằm bảo tồn loại hình nghệ thuật truyền thống để chúng ta lưu truyền, bảo tồn

68

những nét văn hóa đặc thù, đậm đà bản sắc dân tộc như nó vốn có từ xưa. Ngoài chính sách chung của Nhà nước mới đây Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Nghị Quyết số: 03/2018/NQ-HĐND, ngày 16/3/2018, ban hành quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do Thành phố quản lý. Theo đó: Thủ trưởng đơn vị căn cứ kết quả đánh giá hiệu quả công việc của năm đó và thực hiện chi trả sau khi có kết quả đánh giá hiệu quả công việc hàng quý, hàng năm của từng cán bộ, công chức, viên chức theo lộ trình: năm 2018 tối đa là 0,6 lần; năm 2019 tối đa là 1,2 lần; năm 2020 tối đa là 1,8 lần hệ số điều chỉnh tăng thu nhập để thực hiện cơ chế đặc thù tại từng đơn vị so với tiền lương theo ngạch bậc, chức vụ; đảm bảo nguyên tắc sắp xếp bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế, thực hiện cải cách tiền lương theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; gắn với hiệu quả công việc và không cào bằng. Đây cũng là một chính sách tốt nhằm động viên, khuyến khích cho đối tượng này hoàn thành nhiệm vụ.

Vùng đồng bằng sông Cửu long bao gồm các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang có tổng diện tích tự nhiên 39.734 km2 chiếm 12,2%

diện tích cả nước. Sau năm 1975, lĩnh vực nghệ thuật nhanh chóng được phát triển rầm rộ, việc hợp tác quốc tế được đẩy mạnh, các nghệ sĩ có cơ hội nghiên cứu ở các trường chuyên sâu như ở trong nước và nước ngoài. Trong hoạt động QLNN lĩnh vực nghệ thuật vùng đồng bằng sông Cửu long thiết lập các mô hình cụ thể nhằm định hướng cho hoạt động nghệ thuật ở các trường mang đậm bản sắc vùng sông nước. Tuy lực lượng GVNT còn thiếu nhưng vai trò của GVNT được định hình rõ:

vừa là người thầy, vừa là nghệ sĩ, trải nghiệm cùng sinh viên và cùng khám phá nghệ thuật. Người giảng viên có trách nhiệm bằng nhiều biện pháp khác nhau để giúp sinh viên thích và tìm hiểu về nghệ thuật, khơi gợi năng lực nghệ thuật tiềm ẩn của sinh viên. Các trường nghệ thuật đã phải cạnh tranh trên cơ sở những giảng viên tài năng để được sinh viên lựa chọn nơi học tập. Về chế độ chính sách vùng gần như không có chế độ gì đặc thù so với các quy định chung của cả nước, đây cũng là mặt hạn chế của vùng trong công tác QLNN đã nhiều người phải bỏ nghề để mưu sinh vì cuộc sống quá khó khăn.

69

Vùng đồng bằng sông Hồng (hay châu thổ sông Hồng) là một vùng đất rộng lớn nằm quanh khu vực hạ lưu sông Hồng thuộc miền Bắc Việt Nam, vùng bao gồm 10 tỉnh và thành phố như: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Vùng có đội ngũ GVNT hùng hậu, đông đảo và trình độ chuyên môn cao. Vì vậy, GVNT cũng rất được Đảng và Nhà nước quan tâm, được hỗ trợ đầu tư về mọi mặt tài chính, thời gian, chế độ ưu đãi, cơ sở vật chất và được đào tạo bài bản, chính quy trong các trường nghệ thuật lớn mang tính hàn lâm trong cả nước. Đứng trước tình hình thực tế hiện nay, với yêu cầu và nhiệm vụ mới, GVNT được đào tạo vững vàng, sâu về chuyên môn và được đào tạo tăng thêm về chuyên môn lý luận, kiến thức nền về GDĐT. Tăng khả năng cảm thụ nghệ thuật, sáng tác giỏi, truyền đạt và giáo dục nghệ thuật tốt. Ngoài ra, các trường đã có mức độ hợp tác quốc tế khác nhau, các trường đã có các hoạt động giao lưu với các trường nghệ thuật nổi tiếng trên thế giới nhằm xây dựng được đội ngũ giảng viên đông đảo có trình độ chuyên môn cao. Một số chuyên ngành nghệ thuật dân tộc đã đạt được những bước tiến đột phá trong đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên: đào tạo được nhiều nhân tài nghệ thuật có trình độ chuyên môn cao, trong đó có nhiều nhân tài được nhà nước phong tặng danh hiệu và nhân dân tôn vinh. Hàng năm các trường trong vùng cũng đã xây dựng được hệ thống các tiêu chí đánh giá riêng cho các trường đào tạo nghệ thuật, GVNT làm cơ sở cho việc đánh giá các trường này một cách riêng biệt mang tính đặc thù. Tuy nhiên, trong hệ thống đào tạo nghệ thuật chuyên nghiệp cũng không tránh khỏi những mặt hạn chế, đó là phương pháp và kinh nghiệm quản lý cũ trước đây vẫn được áp dụng, mặc dù không còn phù hợp với yêu cầu phát triển của thời đại mới cần phải thay đổi.

Hiện nay khi mà nhịp sống thay đổi từng giờ, từng phút, là một hình thái ý thức xã hội đặc thù nên nghệ thuật cũng thay đổi, thậm chí quan điểm nghệ thuật cũng không ngừng vận động. Việc cập nhật thông tin, sàng lọc và nhận định đúng về nghệ thuật, trao dồi kiến thức kỹ năng về nghệ thuật, là một đòi hỏi cấp thiết, nếu như mỗi GVNT không muốn tự loại mình ra khỏi môi trường nghệ thuật. Nắm bắt được tầm quan trọng của vấn đề trên, các cấp quản lý đội ngũ GVNT đã tập trung phát triển đội ngũ GVNT lớn mạnh về chuyên môn, kỹ năng giảng dạy. Các cơ sở

70

đào tạo đã cử giảng viên đi học tập, thực tế tại nước ngoài tiếp thu được tinh hoa và sự thay đổi trào lưu nghệ thuật của thế giới về vận dụng cho các cơ sở đào tạo, vận dụng trong công tác quản lý. Bên cạnh việc phát triển nguồn nhân lực theo hướng cập nhật sự thay đổi trào lưu nghệ thuật thì việc phát triển đội ngũ GVNT giảng dạy các bộ môn nghệ thuật truyền thống của vùng rất tốt. Thành phố Hà Nội và một số tỉnh trong vùng có chế độ ưu đãi tốt đối với các giảng viên giỏi chuyên môn, công tác xét tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú, Nhà giáo nhân dân cho đội ngũ giảng viên có chuyên môn tốt có tâm huyết với nghề, được thực hiện rất tốt. Nhờ đó trình độ GVNT của vùng được chuẩn hóa trình độ thạc sĩ cao, chiếm trên 80% và đang có xu hướng tăng tỉ lệ tiến sĩ, giáo sư lĩnh vực nghệ thuật nhiều hơn so với các tỉnh, thành phố và vùng khác trong cả nước. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số: 75/2014/QĐ-UBND, ngày 08/10/2014, về việc phê duyệt cơ chế thực hiện tiền lương và tạo nguồn cải cách tiền lương đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao theo Luật Thủ đô; theo đó: cho phép các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao được chủ động sử dụng nguồn thu học phí để chi lương và các khoản có tính chất lương theo cơ cấu chi của trường khi xây dựng mức thu học phí, đảm bảo nguyên tắc tự đảm bảo kinh phí hoạt động và cải cách tiền lương theo lộ trình của Chính phủ (ngân sách nhà nước không câp bổ sung). Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND, ngày 19/5/2015 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, quy định về chính sách giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, môi trường, giám định tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Một số nước trên thế giới:

Liên bang Nga, giảng viên giảng dạy trong các cơ sở đào tạo nghệ thuật không quy định thời gian nghỉ hưu và làm việc với tính chuyên nghiệp cao theo lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu. Về lý luận giảng viên phải dành tâm huyết cả đời nghiên cứu một lĩnh vực hẹp nào đó. Những lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu như vậy sẽ trở thành tư liệu, hành trang cho những lần giảng bài của giảng viên. Về mặt sáng tác, các họa sĩ nổi tiếng trực tiếp giảng dạy các thể loại tác phẩm sở trường của mình tại xưởng sáng tác chuyên ngành của họ. Từ đó sẽ hình thành tư duy nghệ thuật cho học viên và phát triển các xưởng đào tạo chuyên ngành như: đào tạo họa

71

sĩ tranh hoành tráng, họa sĩ chân dung, họa sĩ tranh sinh hoạt,... Như vậy về mặt chuyên môn đòi hỏi người thầy phải có thành tích nổi bật trong nghiên cứu sáng tác, nổi tiếng trong nghệ thuật nếu không thì không được phân công giảng dạy. Hệ thống đào tạo của Liên Xô (cũ) đòi hỏi sự bao cấp, trợ giúp của nhà nước rất lớn nên đã phần nào ảnh hưởng đến tư duy sáng tác, tuy nhiên đây cũng là ưu thế của hệ thống đào tạo niên chế.

Cộng hòa Liên bang Đức, Ba Lan đào tạo nguồn nhân lực GVNT tập trung cả về phần lý thuyết và phần thực hành; tuy nhiên môn học thực hành được chú trọng hơn. Trong thời gian đào tạo, nhà trường quy định 2 tuần sinh viên bắt buộc phải biểu diễn bài đang học ra công chúng, mặc dù mới chỉ học được 1 phần tác phẩm (có thể ở các sân khấu quần chúng, nhà văn hóa, phòng trà, bar...). Ngoài việc tham gia học các môn học chính khóa, sinh viên còn thực hiện các chương trình ngoại khóa trong và ngoài trường hoặc các tổ chức xã hội và trường liên kết như ở Ba Lan (1 lần trong toàn khóa học). Sinh viên ngành nghệ thuật tốt nghiệp ra trường có thể công tác tại các cơ sở đào tạo từ mầm non cho đến bậc đại học.

Vương quốc Anh, hệ thống quản lý hoạt động đào tạo GVNT được thực hiện tại 7 cơ quan và có mối liên hệ mật thiết với nhau; tuy nhiên Bộ Giáo dục và Kỹ năng đóng vai trò chủ đạo nhất. Trong thời gian từ năm 1988 trở đi, Chính phủ Anh đã dần tăng cường sức ảnh hưởng của mình lên lĩnh vực giáo dục; trong đó Chính phủ kiểm soát ngày càng trực tiếp hơn đối với giáo dục nghệ thuật, cũng như tạo ra sự công bằng trong cơ hội và cải thiện chất lượng của đào tạo GVNT. Chính phủ đã thiết lập các tiêu chí cụ thể để đánh giá giảng viên.

Như vậy, chúng ta thấy công tác QLNN về GVNT ở vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu long, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và một số nước nhìn chung có nhiều ưu điểm và định hướng QLNN rõ ràng, tạo thuận lợi cho GVNT được phát huy theo năng lực, sở trường của mình. Tuy nhiên về mặt chính sách hỗ trợ thì chưa có một văn bản cụ thể nào áp dụng cho đối tượng là GVNT. Đây là kinh nghiệm quý báu cho vùng Bắc Trung bộ học hỏi để quản lý tốt nguồn nhân lực GVNT.

72

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Quản lý công: Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực giảng viên nghệ thuật trong các cơ sở đào tạo vùng Bắc Trung Bộ (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)