Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ trạng thái tâm-sinh lí con người

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt – Anh có yếu tố tính từ (Trang 65 - 70)

Chương 2: Sự thể hiện đặc trưng văn hoá - dân tộc trong thành ngữ so sánh có yếu tố

2.2. Đặc trưng văn hóa – dân tộc thể hiện qua đối chiếu đối tượng so sánh

2.2.2. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ trạng thái tâm-sinh lí con người

Dường như khi miêu tả trạng thái tâm-sinh lí con người, người Anh ít dùng sự ví von hơn người Việt. Tiếng Việt dùng lối nói ví von so sánh để thể hiện tới 34 tính từ trong 89 thành ngữ, chiếm 21,39 % trong tổng số 416 thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ Việt, thì người Anh chỉ dùng lối nói này cho 16 tính từ trong 53 thành ngữ, chiếm 15,82 % trong tổng số 335 thành ngữ Anh với AS.

Bảng 2.2 dưới đây cho thấy cụ thể sự khác biệt lẫn tương đồng giữa thành ngữ so sánh Việt- Anh chỉ trạng thái tâm-sinh lí:

Bảng 2.2: Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh Việt-Anh có yếu tố tính từ chỉ trạng thái tâm-sinh lí

STT Tính từ ĐTSS trong TNSS tiếng Việt ĐTSS trong TNSS tiếng Anh 1 Bơ vơ chó lạc nhà, gà lạc mẹ

2 Buồn cha chết, chấu/ trấu cắn, đĩ về già, đưa đám, hoa bí buổi chiều

3 Căng

thẳng

gái điếm trong nhà thờ (whore in church)

4 Chán cơm nếp nát cuối tuần mưa ở Wigan (a wet weekend in Wigan), xem nước sơn khô (watching paint dry), con vẹt (parrot), con chó (dog), nước rửa chén (dish-water), nước ao tù (dish- water)

5 Đau búa bổ, cắt, cắt ruột, dao cắt, dần, đứt ruột, hoạn, thắt, xát muối, xé

6 Điên bánh trái cây (a fruitcake), người bán mũ

(hatter), gà mái bị ướt (a wet hen), thỏ rừng vào tháng 3 (a March hare), ong bắp cày (a hornet)

7 Điếc con bọ cánh cứng (beetle), cửa (door-nail),

cột trụ (post), hòn đá (stone ), rắn vipe (adder )

8 Đói cào gấu (bear), sói (wolf), chim ưng (a hawk), thợ săn (a hunter)

9 Hau háu mắt diều hâu 10 Hùng

hục

trâu lăn, trâu húc mã

11 Im/câm bà cốt uống thuốc, gái ngồi phải cọc, hến, pho tượng, không, nấm mồ, ngậm hột thị, thóc (trong bồ), thịt nấu đông, thóc trầm ba mùa, hến

mèo (cat), nghĩa địa (the graveyard/ grave), chuột (mouse), hồ (pool), không có gì xảy ra (nothing happens), con trai (clam), ốc (oyster), cá (fish), pho tượng (statue)

12 Khổ tội lỗi (sin)

13 Kín bưng, hũ nút, buồng tằm nghĩa địa (the grave) 14 Lật đật ma vật ông vải, sa vật ông vải

15 Lừ đừ ông từ vào đền 16 Lúng

búng

ngậm hột thị

17 Lúng túng

gà mắc tóc, thợ vụng mất kim, ếch vào xiếc

18 Ngây ngỗng ỉa 19 Nháo

nhác

gà lạc mẹ, gà phải cáo

20 Nhục con chó 21 Nhức búa bổ

22 Oan oan Thị Kính 23 Rát phải bỏng 24 Rầu dưa

25 Rối (mớ) bòng bong, canh hẹ, tơ vò, gà mắc tóc, mớ bòng bong ruột tằm, gà mắc đẻ

26 Say cá (fish), heo nái (sow), chồn (skunk), vua

(lord) 27 Sướng tiên (non bồng), vua, hoàng hậu vua (a king)

28 Tái gà cắt tiết, chàm đổ xác chết (death) 29 Tất tưởi nợ đuổi sau lưng

30 Tê tái gà mắc đẻ, gà mái nhảy ổ 31 Thân

thiết

những tên trộm (thieves)

32 Thất thểu

cò phải bão

33 Tỉnh táo không, sáo vị thẩm phán (judge) 34 Tiu

nghỉu

chó cụp đuôi, mèo mất tai, mèo cắt tai

35 Trơ đá, phỗng, khúc gỗ, mặt thớt đinh (nails), đá (rock/stone) 36 Tự nhiên ruồi

37 Tức bò đá, đấm bị bông hai que củi (two sticks), gấu (bear)

38 Ủ rũ gà rù

39 Vui trẩy hội, mở cờ (trong bụng) sáo, Tết, (mở) hội

con trai (lúc thuỷ triều lên) (a clam (at high tide)), con chó với hai cái đuôi (a dog with two nails), con lợn trên đống phân (a pig in

shit), những người đàn ông chuyên chở cát (a sand-boy), Larry, the day is long, Punch

Tuy thành ngữ Anh ít dùng sự ví von để diễn tả trạng thái tâm-sinh lí nhưng khi thể hiện một ngữ nghĩa trạng thái tâm-sinh lí nào đó, họ lại dùng khá nhiều hình ảnh. Chẳng hạn như khi thể hiện ngữ nghĩa “im lặng” (silent/quiet/dumb) người Anh dùng tới 9 thành ngữ so sánh, thể hiện nghĩa

“vui mừng” (happy) họ dùng tới 7 thành ngữ so sánh, thể hiện ngữ nghĩa “chán chường” với 6 thành ngữ, thể hiện nghĩa “điếc” (deaf) với 5 thành ngữ, thể hiện “say” (drunk) với 4 thành ngữ, thể hiện

“đói” (hungry) với 4 thành ngữ, thể hiện nghĩa “điên” (mad) với 4 thành ngữ,…

Trong tổng số 39 tính từ thuộc nhóm trạng thái tâm-sinh lí được đề cập tới trên đây, có 9 tính từ được dùng ví von ở cả hai ngôn ngữ (chiếm 23%). Nhưng ngay khi cùng thể hiện một tính từ thì hai ngôn ngữ hầu như đều có sự lựa chọn đối tượng để ví von khác nhau. Ta chỉ tìm thấy hai sự gặp gỡ hiếm hoi: sướng như vua- as happy as a king, trơ như đá- as hard as a rock/ stone (trơ như đá).

Để thể hiện ý chán chường, người Việt nói chán như cơm nếp nát trong khi người Anh lại nói as sick as a dog/ a parrot, as boring as watching paint dry/ a wet weekend in Wigan; as dull as ditch-water/ dish-water (chán như con chó/ con vẹt/ xem nước sơn khô/ cuối tuần mưa ở Wigan/

nước rửa chén/ nước ao tù). Tương tự, để thể hiện rất đói người Việt chỉ dùng một động từ: đói như cào thì người Anh lại dùng nhiều động vật háu ăn để thể hiện: as hungry as a bear (gấu)/ wolf (sói)/ a hawk (diều hâu); rất im lặng: im như Bà cốt uống thuốc/ gái ngồi phải cọc/ hến/ không/

nấm mồ/ ngậm hột thị/ thóc (trong bồ)/ thịt nấu đông/ thóc trầm ba mùa- as quiet as a cat (mèo)/ the graveyard/ grave (nghĩa địa), mouse (chuột), pool (hồ), nothing happens (không có gì xảy ra ), clam (con trai), oyster (ốc), fish (cá); kín: kín như bưng/ buồng tằm/ hũ nút- as secret as the grave(nghĩa địa); tỉnh táo: tỉnh như không/ sáo- as sober as a judge (tỉnh táo như vị thẩm phán); trơ: trơ như phỗng/ khúc gỗ/ mặt thớt- as hard as nails(đinh); tức tối: tức như bò đá/ đấm bị bông- as cross as two sticks/ a bear (hai cây gậy/ gấu); vui: vui như trẩy hội/ mở cờ (trong bụng)/ sáo/ Tết/ (mở) hội- as happy as a clam (at high tide) (con trai (lúc thuỷ triều lên))/ a dog with two nails (con chó với hai cái đuôi)/ a pig in shit (con lợn trên đống phân) / a sand-boy (những người đàn ông chuyên chở cát)/ Larry/ the day is long/ Punch).

Sự ví von cho các tính từ chỉ trạng thái tâm-sinh lí trong tiếng Việt phong phú hơn trong tiếng Anh rất nhiều. Vì vậy có nhiều thành ngữ so sánh Việt không thể tìm thấy sự tương ứng trong thành ngữ so sánh tiếng Anh. Chẳng hạn: bơ vơ như chó lạc nhà/ gà lạc mẹ, buồn như cha chết/ chấu cắn/

đĩ về già/ đưa đám/ hoa bí về chiều, đau như búa bổ/ cắt/ cắt ruột/ dao cắt/ dần/ đứt ruột/ hoạn/

thắt/ xát muối/ xé, hau háu như mắt diều hâu, hùng hục như trâu lăn/ trâu húc mả, lật đật như ma vật ông vải/ sa vật ông vải, lừ đừ như ông từ vào đền, lúng búng như ngậm hột thị, ngây như ngỗng

ỉa, nháo nhác như gà lạc mẹ/ gà phải cáo, nhục như con chó, nhức như búa bổ, oan như Thị Kính, rát như phải bỏng, rối như (mớ) bòng bong/ canh hẹ/ tơ vò/ gà mắc tóc/ mớ bòng bong/ ruột tằm/ gà mắc đẻ,...

Người Việt dùng tất cả các sự vật, hành động, hiện tượng nhìn thấy hàng ngày để đưa vào ví von so sánh. Cho nên cấu trúc cụm từ làm đối tượng so sánh khá phong phú, có thể là danh từ đơn, cụm danh từ, động từ, hoặc cả cấu trúc mệnh đề.

Người Anh cũng thể hiện một vài tính từ không có sự tương ứng trong thành ngữ so sánh tiếng Việt: as nervous as a whore in church (căng thẳng như gái điếm trong nhà thờ), as nutty as a fruitcake (điên như bánh trái cây)/ as mad as a hatter (điên như người bán mũ)/ as mad as a wet hen (điên như gà mái bị ướt), as mad as a March hare (điên như thỏ rừng vào tháng ba), as mad as a hornet (ong bắp cày), as miserable as a sin (khổ như tội lỗi),…

Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng sự “không tương ứng” ở đây được xét trong phạm vi thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ hiển minh trong hai ngôn ngữ. Trên thực tế, nhiều thành ngữ so sánh chứa yếu tố tính từ tiếng Anh và Việt có thể tìm thấy sự tương ứng về ngữ nghĩa ở ngôn ngữ còn lại trong thành ngữ so sánh có tính từ ở dạng tiềm ẩn (tức thành ngữ so sánh với “như” trong tiếng Việt hoặc với “like” trong tiếng Anh). Ví dụ thành ngữ as thick as thieves (thân thiết như những tên trộm)có thể có thành ngữ so sánh tương ứng đồng ngữ nghĩa trong tiếng Việt là: như hình với bóng, như môi với răng,…

Nhiều thành ngữ so sánh tiếng Anh có sự biến nghĩa qua thời gian, có yếu tố so sánh mang nét đặc trưng văn hoá hoặc gắn với quá trình lịch sử dân tộc Anh,… đòi hỏi chúng ta phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu thực sự mới có thể hiểu đầy đủ ngữ nghĩa cũng như nguồn gốc của chúng, để lĩnh hội chúng một cách sâu sắc hơn. Chẳng hạn, để hiểu thành ngữ as mad as March hare (điên như thỏ rừng tháng Ba), đòi hỏi chúng ta phải có tri thức nền về mùa sinh sản của thỏ rừng phương Tây, cứ vào tháng Ba, vào mùa đi tơ, bọn thỏ rừng thường có những dấu hiệu phấn khích quá mức bình thường, cho nên hình ảnh ấy gợi lại sự điên loạn. Hoặc thành ngữ as boring as a wet weekend in Wigan (chán như ngày cuối tuần mưa ở Wigan), chúng ta sẽ không thể hiểu đầy đủ về câu thành ngữ này nếu không biết Wigan là nơi nào, nó liên hệ với ngữ nghĩa cả câu ra sao. Theo từ điển Oxford, Wigan là thành phố công nghiệp nằm ở Greater Manchester, nước Anh. Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, thành phố này nổi tiếng với tầm quan trọng của khu khai thác than và công nghiệp dệt vải. Thành phố này còn nổi tiếng với những thành công lớn trong lĩnh vực thể thao.

Những ngày cuối tuần là thời gian tập trung nhiều hoạt động vui chơi giải trí rộn ràng của thành phố, nên nếu mưa vào cuối tuần sẽ rất chán.

Có hàng loạt các thành ngữ so sánh tương tự như trên, đòi hỏi một sự giải thích nguồn gốc cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt – Anh có yếu tố tính từ (Trang 65 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)