Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ màu, mùi, vị

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt – Anh có yếu tố tính từ (Trang 71 - 74)

Chương 2: Sự thể hiện đặc trưng văn hoá - dân tộc trong thành ngữ so sánh có yếu tố

2.2. Đặc trưng văn hóa – dân tộc thể hiện qua đối chiếu đối tượng so sánh

2.2.4. Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh chỉ màu, mùi, vị

Bảng 2.4 cho thấy sự gặp gỡ cũng như sự khác biệt giữa thành ngữ so sánh chỉ màu, mùi, vị của tiếng Việt và tiếng Anh.

Bảng 2.4: Đối chiếu đối tượng so sánh trong thành ngữ so sánh Việt-Anh có yếu tố tính từ chỉ màu, mùi, vị

Nhóm Tính từ ĐTSS trong TNSS tiếng Việt ĐTSS trong TNSS tiếng Anh Bạc vôi, rận

Đen bồ hóng, cột nhà cháy, củ súng, củ tam thất, cuốc, đồng hun, lòng chảo, mực (tàu), quạ, than

quạ (a crow), tay nắm gõ cửa ở nhà tù Newgate (a Newgate's knocker), cánh quạ (a raven's wing), gỗ mun (ebony), địa ngục (Hades, Hell), mực (ink), hạt huyền (jet), đêm khuya (midnight), dầu hắc ín (pitch), nhọ nồi (soot), hắc ín (tar), con xì bích

Màu (the ace of spades), chiếc áo choàng của thần Chết (the Earl of Hell's waistcoat), nghĩa địa (the grave)

Đỏ đồng hun, máu, gà chọi, gấc, hoa vông, mặt trời (mọc), quả bồ quân, râu ngô, son, tôm luộc

củ cải đường (a beetroot), tôm luộc (broiled lobster), máu (blood)

Nâu quả cherry (a berry)

Trắng bông, cước, ngà, ngó cần, hòn bột, trứng gà bóc, tuyết

ma (a ghost), tuyết (snow)

Vàng nghệ

Xanh lá, đít nhái, da trời, nước, biển, tàu lá

cỏ (grass)

Vị

Cay ớt ớt (chilli pepper)

Chua bỗng rượu, cứt mãn, chanh, dấm, mẻ

giấm (vinegar), chanh (lemon)

Đắng mật (cá mè), ngậm bồ hòn bile/gall (mật)

Mặn muối, nước biển cá trích (a herring), nước biển (brine/ sea water), muối (salt)

Ngọt mía lùi, mật, kẹo, đường (phèn)

quả hạch (a nut), mật ong (honey), bánh ngọt (pie), kẹo đường (sugar candy), đường (sugar)

Mùi

Gắt mắm (tôm) Hôi cú

Tanh mật cá mè

Ở phạm vi thể hiện màu, mùi, vị, giữa thành ngữ so sánh Việt và Anh ta đều tìm thấy sự tương ứng trong việc diễn tả ngũ vị (chua, cay, đắng, mặn, ngọt). Trong phạm vi diễn tả màu sắc cả hai ngôn ngữ đều có sự ví von cho 4 màu cơ bản “đen”, “đỏ”, “trắng”, “xanh”, riêng sự so sánh cho màu “bạc” và “vàng” không tìm thấy trong thành ngữ so sánh Anh cũng như sự ví von cho màu

“nâu” không tìm thấy sự tương ứng ở thành ngữ so sánh Việt. Trong phạm vi thể hiện mùi, chỉ tiếng Việt mới có thành ngữ so sánh.

Một điều thú vị là trong việc thể hiện nghĩa ngũ vị: chua (sour), cay (hot), đắng (bitter), mặn (salty), ngọt (sweet), thành ngữ so sánh cả hai ngôn ngữ đều có sự gặp gỡ ở hình ảnh dùng làm so sánh: chua (sour): chua như chanh/dấm- as sour as a lemon/ vinegar, cay (hot): cay như ớt- as hot as a chilli pepper, đắng (bitter): đắng như mật- as bitter as a bile, mặn (salty): mặn như muối/ nước biển- as salty as salt/ sea water, ngọt (sweet): ngọt như đường/kẹo/mật- as sweet as sugar/ candy/

honey. Trừ trường hợp đắng như ngậm bồ hòn, cũng giống như trong thành ngữ tiếng Anh, thành ngữ tiếng Việt thường dùng danh từ để làm đối tượng so sánh.

Cả hai ngôn ngữ đều dùng rất nhiều hình ảnh so sánh để thể hiện nghĩa “rất đen” (black) (tiếng Việt: 10 thành ngữ, tiếng Anh: 14 thành ngữ). Trong đó, hai ngôn ngữ gặp nhau trong cách dùng hình ảnh “mực” và “quạ” để thể hiện, tiếng Việt có: đen như mựcđen như quạ thì tiếng Anh cũng có as black as ink (đen như mực)as black as a crow (đen như quạ). Trong số các thành ngữ thể hiện nghĩa “đen”, có thành ngữ as black as a Newgate's knocker (đen như tay nắm cửa của Newgate) đòi hỏi phải biết tri thức nền mới có thể thấu hiểu đầy đủ. Newgate là một nhà tù lớn ở Luân Đôn, nước Anh. Trên cánh cổng mở vô nhà tù này có một vòng tròn bằng sắc đen rất lớn, dùng để gõ cửa. Trong tâm thức người Anh, tay nắm gõ cửa này trở thành biểu tượng cho màu đen cũng như cho bóng tối.

Để thể hiện ngữ nghĩa “rất đỏ” (red), người Việt dùng 10 thành ngữ so sánh trong khi người Anh dùng 3 thành ngữ so sánh. Nếu như 7 thành ngữ còn lại thể hiện màu đỏ của sự vật chung chung thì thành ngữ đỏ như tôm luộc dùng để chỉ sắc đỏ trên làn da người, còn hai thành ngữ đỏ như gấcđỏ như gà chọi dùng riêng để chỉ sắc đỏ trên gương mặt người. Thành ngữ đỏ như gà chọi chỉ sự tức giận hoặc say xỉn (lúc giận hoặc say, mặt người thường ửng đỏ). Thành ngữ đỏ như gấc cũng chỉ sắc đỏ trên gương mặt, nhưng là gương mặt vào lúc e thẹn, xấu hổ, ngại ngùng. Trong tiếng Anh cũng vậy, nếu như hai thành ngữ as red as blood (đỏ như máu)as red as broiled lobster (đỏ như tôm nướng)chỉ màu đỏ chung chung thì thành ngữ as red as a beetroot (đỏ như củ cải đường)dùng để chỉ màu đỏ trên gương mặt lúc giận dữ hoặc xấu hổ.

Thành ngữ so sánh Việt - Anh cũng gặp gỡ nhau khi ví von thể hiện nghĩa “trắng” (white), người Việt nói trắng như tuyếtthì người Anh cũng nói as white as snow (trắng như tuyết). Bên cạnh đó người Việt còn dùng hình ảnh bông, cước, ngà, ngó cần, hòn bột, trứng gà bócđể thể hiện cùng nghĩa đó. Người Anh cũng còn có câu as white as a ghost (trắng như ma), nhưng ngữ nghĩa “trắng”

trong câu thành ngữ này mang nét tiêu cực, chỉ trắng tái, thần sắc kém do quá sợ hãi hoặc bệnh tật.

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Đặc trưng văn hóa – dân tộc trong thành ngữ so sánh Việt – Anh có yếu tố tính từ (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)