Các công trình nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay (Trang 28 - 32)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.2. Các công trình nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội

Từ góc độ tiếp cận của khoa học lịch sử, địa lý, văn hóa học, dân tộc học…

gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về tỉnh Sơn La, góp phần nhận diện và làm sáng tỏ những đặc điểm về tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn.

Tiêu biểu như công trình: Nghiên cứu, biên soạn Địa chí tỉnh Sơn La (2017) do tác giả Thào Xuân Sùng (chủ nhiệm); tập thể các tác giả đã nghiên cứu toàn diện điều kiện tự nhiên, môi trường; kinh tế - xã hội, lịch sử văn hóa, dân cư, dân tộc, hệ thống chính trị, an ninh quốc phòng trên địa bàn tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó, hướng sự quan tâm vào việc tìm hiểu bản sắc văn hóa của các dân tộc Sơn La như công trình:Giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái ở Sơn La trong quá trình hội nhập quốc tế (2017) do tác giả Thào Xuân Sùng (chủ nhiệm);

công trình đã tập trung nghiên cứucác giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc điểm tộc người và hình thành của dân tộc Thái ở Sơn La; những giải pháp chủ yếu về giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc Thái trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần phục vụ cho Đảng bộ tỉnh xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt chính sách văn hóa nói chung và chính sách văn hóa dân tộc Thái nói riêng. Số công trình nghiên cứu khác bàn sâu về lịch sử và hiện trạng đời sống của các dân tộc Sơn La, cũng có các công trình tập trung nghiên cứu tình hình kinh tế, xã hội của tỉnh Sơn La hiện nay như: Tỉnh Sơn La 110 năm (1895 - 2005) của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2005); Sơn La thế và lực mới trong thế kỷ ..I của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La (2008); Sơn La 115 năm vinh quang một chặng đường phấn đấu của Tỉnh ủy

(2010). Nhìn chung, nhóm công trình nghiên cứu này đều hướng vào mục tiêu tìm hiểu lịch sử hình thành, phát triển và những đặc thù điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội tỉnh Sơn La, trong đó điểm nhấn là vấn đề phát huy giá trị độc đáo của bản sắc văn hóa các dân tộc ở Sơn La. Kết quả nghiên cứu không chỉ dừng ở việc mô tả hiện trạng, phát hiện những vấn đề lớn đang đặt ra đối với yêu cầu phát triển của tỉnh Sơn La, mà còn xác định được các phương hướng và nhiều giải pháp tháo gỡ những khó khăn, hạn chế, nhằm phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, an ninh quốc phòng… của tỉnh Sơn La. Có thể nói, nhóm công trình nghiên cứu này đã

cung cấp những hiểu biết nền tảng về tỉnh Sơn La, phục vụ trực tiếp cho việc nghiên cứu chủ đề vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay.

Các công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp đến chủ đề vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội chiếm số lượng không đáng kể, bao gồm một số công trình về bàn về vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng nói chung, các bài viết riêng lẻ về từng chính sách xã hội như: xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, chính sách đối với người có công; chính sách dân tộc... Kết quả nghiên cứu giúp hình dung thấy bức tranh tổng thể về tình hình tổ chức, hoạt động các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh Sơn La và kết quả thực hiện từng chính sách xã hội. Tiêu biểu có các công trình sau:

Khi đánh giá về vai trò của Đảng bộ các tỉnh vùng Tây Bắc trong việc thực hiện chính sách phát triển miền núi và dân tộc trong 10 năm đầu cả nước cùng đi lên chủ nghĩa xã hội, cuốn sách Đảng bộ và nhân dân các tỉnh Tây Bắc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998), tác giả

Thào Xuân Sùng đã nêu những thành tựu: (1) Đảng đã lãnh đạo xây dựng và phát triển từng bước vững chắc hệ thống chính trị ở vùng đồng bào dân tộc Tây Bắc do chính đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số đảm nhiệm; (2) sự nghiệp phát triển kinh tế, đời sống vật chất và tinh thần đồng bào các dân tộc Tây Bắc không ngừng được nâng lên; (3) sự nghiệp giáo dục, y tế và văn hóa - xã hội được phát triển; (4) khối đại đoàn kết các dân tộc Tây Bắc ngày càng được củng cố; (5) tăng cường sức

mạnh quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra những hạn chế: (1) chưa nắm chắc đặc điểm tự nhiên và xã hội của Tây Bắc nên chủ trương chưa phù hợp; (2) việc xây dựng quan hệ sản xuất ở Tây Bắc còn có những sai lầm, nôn nóng; (3) sự quan tâm lãnh đạo xây dựng Tây Bắc chưa tương xứng với những tiềm năng thế mạnh của vùng; từ đó, tác giả nêu những giải pháp cho vấn đề dân tộc ở Tây Bắc.

Khi bàn về vai trò của hệ thống chính trị cơ sở trong quản lý xã hội vùng dân tộc thiểu số, cuốn sách Quản l xã hội vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong phát triển bền vững (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 2014) tác giả Đặng Thị Hoa đã phân tích một số đặc điểm của hệ thống chính trị cơ sở vùng dân tộc thiểu số trên một số phương diện: đặc điểm về bộ máy và nguồn nhân lực; chất lượng và cơ cấu nguồn nhân lực; về năng lực điều hành và tổ chức thực hiện; vai trò của các tổ chức đoàn thể; đồng thời đánh giá về vai trò và hiệu quả hoạt động, xác định những hạn chế của hệ thống chính trị cơ sở trong quản lý xã hội vùng dân tộc thiểu số; thông qua đó dự báo xu hướng về cơ cấu bộ máy và vận hành của hệ thống chính trị cơ sở.

Đề tài nghiên cứu: Hệ thống chính trị các tỉnh miền Đông Nam Bộ đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trên địa bàn hiện nay của Đinh Văn Thành (2015). Trong đề tài này, tác giả làm sáng tỏ âm mưu, thủ đoạn và các hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Đưa ra và phân tích quan niệm, nội dung, phương thức hệ thống chính trị các tỉnh miền Đông Nam Bộ đấu tranh chống hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất yêu cầu và những giải pháp cơ bản để hệ thống chính trị các tỉnh miền Đông Nam Bộ đấu tranh làm thất bại hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch trong giai đoạn tới.

Đề tài nghiên cứu: Hệ thống chính trị ở cơ sở phục vụ phát triển bền vững ở Tây Nguyên (2015), đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến xây dựng hệ thống chính trị cơ sở phục vụ phát triển bền vững Tây Nguyên. Đánh giá tiến trình phát triển và thực trạng tổ chức, hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở Tây Nguyên từ năm 1986 đến nay; chỉ ra hiệu quả hoạt động và mức độ đáp ứng hệ

thống chính trị cơ sở đối với nhu cầu phát triển bền vững Tây Nguyên; xác định những yêu cầu hiện thực của việc tiếp tục phát triển hệ thống chính trị cơ sở ở các tỉnh khu vực Tây Nguyên trên quan điểm phát triển bền vững. Đề xuất phương hướng và giải pháp tiếp tục phát triển hệ thống chính trị cơ sở phục vụ phát triển bền vững giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn 2030.

Bên cạnh các công trình tiêu biểu nêu trên, còn một số bài báo đề cập đến những khía cạnh khác nhau liên quan đến vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội như: Bài viết “Đảng bộ tỉnh Sơn La với công tác di dân tái định cư” (2009) tác giả Thào Xuân Sùng khẳng định: Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La đã tìm tòi cách làm, bước đi thích hợp, thể hiện rõ tính chủ động sáng tạo và phù hợp với thực tiễn của tỉnh Sơn La. Từ năm 2004 đến nay, Tỉnh ủy đã tập trung giải quyết 09 vấn đề lớn của công tác di dân tái định cư thủy điện Sơn La. Sau hơn 5 năm đã di chuyển trên 80% hộ dân phải di chuyển, chuyển huyện Quỳnh Nhai từ nơi ở cũ tại xã Mường Chiên về xã Mường Giàng tạo điều kiện khánh thành nhà máy sớm hơn so Nghị quyết của Quốc hội. Bài viết “Phát huy vai trò các tổ chức xã hội trong giải quyết lao động việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo ở vùng Tây Bắc Việt Nam

(2014), tác giả Lê Văn Thái nhận định: vấn đề phát huy vai trò của các tổ chức xã

hội trong giải quyết lao động việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo ở vùng Tây Bắc trong thời gian qua đã được Đảng, Nhà nước, cấp ủy và chính quyền các địa phương quan tâm, song kết quả vẫn còn nhiều hạn chế. Bài viết đề cập đến phát huy vai trò của các tổ chức xã hội: Hội Nông dân, Hội Liên hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản, Hội Cựu chiến binh. Đồng thời, bài viết đã đưa ra một số ý tưởng, giải pháp để phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong vấn đề tạo việc làm và tăng thu nhập cho người nghèo ở vùng Tây Bắc hiện nay. Bài viết “Nâng cao chất lượng cuộc sống đồng bào vùng tái định cư” của tác giả Hoàng Văn Chất (2016), đã khẳng định: công tác ổn định đời sống và sản xuất cho các hộ dân tái định cư tại nơi ở mới được đặc biệt quan tâm, tỉnh đã tập trung chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền, tổ chức đoàn thể nơi tiếp nhận dân tái định cư, vận động nhân dân nơi sở tại nhường đất, nhường nguồn nước và giúp đỡ các hộ tái định cư dựng lại nhà

để ổn định chỗ ở; đồng thời tiến hành đẩy nhanh tiến độ thu hồi đất, tổ chức giao đất cho các hộ dân tái định cư phát triển sản xuất. Bài viết “Vai trò của hội phụ nữ trong xóa đói giảm nghèo ở Tây Bắc nước ta” (2016), tác giả Trần Thị Xuân Lan phân tích vai trò của các cấp Hội Phụ nữ ở một số tỉnh Tây Bắc trong tham gia các hoạt động xóa đói giảm nghèo tại địa phương. Các cấp Hội Phụ nữ tập trung tuyên truyền các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng, Nhà nước về xóa đói giảm nghèo như: Nghị quyết 30a, chương trình 134, chương trình 135; Nghị quyết xóa đói giảm nghèo của các tỉnh; Đề án tạo nghề cho lao động nông thôn… Bên cạnh đó, các cấp Hội Phụ nữ tích cực trong hoạt động hỗ trợ tiếp cận tín dụng cho các hội viên. Hội Phụ nữ ở các tỉnh Tây Bắc đã phối hợp với các ban ngành chức năng như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các dự án triển khai các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho án bộ, hội viên. Bên cạnh đó các cấp Hội Phụ nữ tích cực trong các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Với tư cách đại diện cho quyền và lợi ích chính đáng của phụ nữ, các cấp Hội Phụ nữ Tây Bắc trực tiếp tham gia xây dựng, giám sát, phản biện về luật pháp, cơ chế, chính sách.

Như vậy, các công trình nghiên cứu, bài biết trên cung cấp những thông tin ở những khía cạnh khác nhau về thực trạng và giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện các chính sách xã hội trên địa bàn vùng miền nhất định. Các tác giả đã trình bày kết quả thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay; đây là những gợi ý, xuất phát điểm quan trọng cho việc nghiên cứu của tác giả về những vấn đề được đề cập trong luận án.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)