Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay (Trang 32 - 37)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Đánh giá kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết

1.3.1. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các tài liệu liên quan

Căn cứ tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề luận án, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Thứ nhất, số lượng các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án rất lớn, phong phú và đa dạng, được tiếp cận từ nhiều hướng với các mức độ liên quan khác nhau.

Đây là một thuận lợi đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với việc triển khai nghiên cứu đề tài luận án. Kết quả của các công trình nghiên cứu đã cung cấp một lượng kiến thức quan trọng về hệ thống chính trị, chính sách xã hội và vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam, là nguồn tư liệu vật chất cần thiết và có thể tiếp thu để tiếp tục triển khai nghiên cứu sâu về những nội dung cơ bản của đề tài luận án. Tuy nhiên, các quan điểm nghiên cứu về hệ thống chính trị, chính sách xã hội và vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội có nhiều sự khác biệt, thậm chí trái chiều nhau, cộng với các thông tin đa chiều, thiếu thống nhất và tính phức tạp của vấn đề lại là những trở lực không nhỏ cho công việc nghiên cứu đề tài.

Thứ hai, nhiều vấn đề liên quan đến chủ đề luận án đã được làm sáng tỏ và đề tài có thể tiếp thu, không cần phải trở lại để phân tích, lập luận làm sáng tỏ thêm.

Một là, trên phương diện lý luận, một số nhận thức chung về hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay: khái niệm, đặc trưng, phương thức tổ chức, hoạt động; quá trình hình thành và phát triển; cơ chế vận hành của hệ thống chính trị nước ta trong quá trình đổi mới; quan điểm, phương hướng và giải pháp cụ thể để đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta; trong đó có những chủ trương, biện pháp tiếp tục đổi mới, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội. Hai là, các công trình nghiên cứu về chính sách công đã đề cập đến khái niệm, đặc điểm, vai trò và phân loại chính sách công; cấu trúc nội dung và chu trình chính sách công; hoạch định chính sách công; tổ chức thực thi chính sách công;

phân tích chính sách công; đánh giá chính sách công; tổ chức công tác phân tích chính sách công - quy trình phân tích chính sách công, nội dung và phương pháp phân tích chính sách công, truyền đạt kết quả phân tích chính sách công. Ba là, những vấn đề cơ bản của chính sách xã hội: quan niệm, cách phân loại, đặc điểm, mục tiêu, nguyên tắc, chức năng của chính sách xã hội. Các công trình nghiên cứu trên cung cấp cơ sở khoa học thực hiện chính sách xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Được nghiên cứu từ góc độ tổng kết thực tế, các công trình và bài viết trên chỉ ra thành tựu, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp thực hiện các chính sách xã hội vùng Tây Bắc hiện nay.

Bốn là, trên phương diện thực tiễn, một số khía cạnh về vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị (Đảng Cộng sản, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội) trong thực hiện chính sách xã hội đã được làm rõ. Các tác giả đã phân tích quá trình lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên những địa bàn khác nhau của đất nước, trong những thời điểm khác nhau; đánh giá một cách khách quan những thành tựu, hạn chế; lý giải nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm chủ yếu để phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Năm là, trên phương diện vai trò của tỉnh ủy, chính quyền cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã

hội đã có những nét phác họa cơ bản. Tỉnh ủy, chính quyền cấp tỉnh, Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tìm tòi cách làm, bước đi thích hợp, thể hiện rõ tính chủ động sáng tạo và phù hợp với thực tiễn của tỉnh Sơn La. Bên cạnh đó, các tác giả cũng đề xuất những kiến nghị và giải pháp thiết thực để thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội giai đoạn tới.

Như vậy, kết quả nghiên cứu của các công trình, đề tài khoa học, bài viết được trình bày trên là những vấn đề lý luận quan trọng về hệ thống chính trị, chính sách xã hội và vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội trên phạm vi cả nước nói chung trong đó có tỉnh Sơn La nói riêng. Đó là những công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, có giá trị khoa học cao.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về hệ thống chính trị, vai trò của hệ thống chính trị nói chung. Nhưng việc nghiên cứu về vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội, dù đã có, nhưng còn rất ít; những nghiên cứu này cũng chỉ được nhận diện trên phương diện thiết chế tổ chức hay những vùng miền khác nhau của đất nước. Đặc biệt, vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở các địa bàn cụ thể thì gần như chưa có các nghiên cứu cụ thể. Ở địa bàn tỉnh Sơn La, chủ đề này cũng chưa được đề cập. Không chỉ vấn đề hệ thống chính trị mà ngay cả

vấn đề thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay cũng chưa được nghiên cứu.

Cho đến nay, hoàn toàn chưa có công trình nào nghiên cứu, tiếp cận dưới góc độ

chính trị học về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã

hội ở Sơn La hiện nay. Mặc dù vậy, những kết quả nghiên cứu của các công trình trên đã cung cấp những gợi ý về lý luận và thực tiễn để tác giả tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đề trong đề tài luận án.

1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết

Đến nay việc nghiên cứu vai trò của hệ thống chính trị tỉnh Sơn La trong thực hiện chính sách xã hội chưa được giải quyết một cách triệt để cần tiếp tục nghiên cứu thể hiện ở những điểm sau:

Một là, luận giải một số vấn đề lý luận về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội. Đề tài, luận án sẽ tập trung phân tích: quan niệm, chức năng của hệ thống chính trị cấp tỉnh; quan niệm thực hiện chính sách xã

hội; vai trò các chủ thể của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong tuyên truyền, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách xã hội.

Hai là, phân tích thực trạng vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La. Vì vậy, luận án tập trung luận giải: những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội tác động đến vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La; từ đó, luận án đi sâu phân tích thực trạng vai trò của tỉnh ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La và xác định những vấn đề đặt ra.

Ba là, đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La thời gian tới.

Đề tài luận án mà tác giả lựa chọn nghiên cứu là đề tài độc lập, không trùng lắp với các công trình nghiên cứu có liên quan; có nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu làm rõ những vấn đề được đặt ra ở trên.

Tiểu kết chương 1

Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, nghị quyết về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thống chính trị; nhờ đó góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và thực hiện chính sách xã hội nói riêng; chính vì vậy, đây là vấn đề nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học.

Trong chương 1, luận án đã tiến hành khảo cứu nhiều công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước có liên quan đến chủ đề vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội. Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong thực hiện chính sách xã hội trên những địa bàn khác nhau của đất nước, trong những thời điểm khác nhau, đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập ở những góc độ, khía cạnh khác nhau. Nhìn chung, đã có nhiều chất liệu tốt cho việc tiếp tục triển khai nghiên cứu đề tài luận án. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung giải quyết một trong hai vấn đề lớn: (1) đổi mới hệ thống chính trị

Việt Nam; (2) thực tiễn phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong thực hiện chính sách xã hội ở Việt Nam. Rất ít các công trình luận bàn toàn diện về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội. Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu trực diện về vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay.

Vì vậy, còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay chưa được giải quyết triệt để. Luận án, một mặt tìm kiếm những giá trị có thể kế thừa và phát triển trong các công trình đã công bố, mặt khác có nhiệm vụ triển khai nghiên cứu nhiều nội dung mới, hướng tới tạo lập cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La thời gian tới.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)