Quan điểm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay (Trang 124 - 134)

Chương 3 THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP TỈNH

4.1. Quan điểm nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La

4.1.1. Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội phải phù hợp với điều kiện và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của Sơn La hiện nay

Trong quá trình thực hiện chính sách xã hội, yêu cầu đối với Đảng bộ tỉnh, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh phải nhận thức, quán triệt đầy đủ, đúng đắn quan điểm chỉ đạo của Đảng; phải xem việc thực hiện chính sách xã hội là nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương; phải phát huy trí tuệ, đổi mới sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phân công nhiệm vụ rõ ràng và phối hợp đồng bộ. Chấp hành chủ trương của Trung ương là yêu cầu bắt buộc nhưng quan trọng hơn nữa là trên cơ sở chủ trương, chính sách xã hội được nêu ra trong các nghị quyết của Đảng, quyết định của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương, Tỉnh ủy, chính quyền cấp tỉnh phải có cơ chế, giải pháp đồng bộ cụ thể hóa chủ trương, chính sách đó phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương.

Tỉnh Sơn La với điều kiện tự nhiên đặc thù: địa hình có độ dốc lớn và mức độ chia cắt mạnh, nhiều núi cao, vực sâu, phần lớn đồng ruộng ở địa phương nhỏ hẹp; giao thông đi lại khó khăn là trở ngại cho sản xuất và đời sống nhân dân. Sơn La có điều kiện khó khăn hơn so với nhiều tỉnh thành khác trên phạm vi cả nước trong phát triển kinh tế và giao lưu với bên ngoài. Sơn La là địa bàn sinh sống chủ yếu của các dân tộc thiểu số, các dân tộc sống rải rác trên khắp các vùng, theo đơn vị bản; các dân tộc Sơn La tuy có phong tục tập quán sống và canh tác khác nhau, nhưng họ vẫn lấy sản xuất nông nghiệp làm nguồn sống chính. Với bức tranh đa dân tộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các dân tộc, đây là

thách thức đặt ra đối với Đảng bộ, chính quyền, mặt trận và đoàn thể trong thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Để thực hiện tốt chính sách xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc; các ngành, các cấp cần rà soát, kịp thời bổ sung những chính sách đầu tư sát hợp với điều kiện từng vùng; tổ chức thực hiện đồng bộ, chặt chẽ từ cấp tỉnh đến cấp huyện và xã, phường, thôn bản, đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng hiệu quả nguồn vốn được cấp phục vụ sự phát triển cộng đồng; cấp ủy và chính quyền phải tiên phong, gương mẫu trong suy nghĩ, tìm hướng phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, tạo điều kiện để đồng bào phấn đấu vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, hòa nhập với tiến trình đi lên của đất nước.

Chính sách xã hội chỉ có thể được thực hiện hiệu quả khi nó được xây dựng phù hợp trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Theo quy luật phát triển, các hoạt động kinh tế ngày càng được tăng cường về quy mô và trình độ sẽ tạo ra điều kiện vật chất thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của đời sống xã hội; do đó, Tỉnh ủy, chính quyền cấp tỉnh phải căn cứ vào đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để tổ chức và thực hiện chính sách xã hội. Sau hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Sơn La đã trở thành tỉnh phát triển khá trong khu vực miền núi phía Bắc; kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa phát huy ngày một năng động, hiệu quả. Tuy nhiên, kinh tế của tỉnh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức: tốc độ tăng trưởng chưa đạt như kỳ vọng, chất lượng tăng trưởng thấp; kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, quy mô và sức cạnh tranh các ngành, lĩnh vực, các thành phần kinh tế còn hạn chế; nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội lớn trong khi nguồn lực hạn hẹp; chính sách thu hút đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư; việc huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội hóa còn hạn chế; tình hình biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp; đời sống nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới còn gặp nhiều khó khăn.

Chính những đặc điểm này đã ảnh hưởng tới nội dung và biện pháp, kết quả thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Để các chính sách xã hội thực thi hiệu quả trong thực tiễn, bên cạnh nguồn lực tài chính được bảo đảm, phân bổ từ ngân sách Trung ương thì nguồn lực từ ngân

sách địa phương, cộng đồng dân cư và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn là vô cùng quan trọng. Nếu địa phương đẩy mạnh tốc độ phát triển kinh tế, thu ngân sách trên địa bàn ngày càng tăng, mức độ thất nghiệp thấp, thu nhập người lao động ngày càng được cải thiện thì việc thực hiện chính sách xã hội sẽ tốt hơn. Ngược lại, mức tăng trưởng kinh tế không đạt mục tiêu đề ra, ngân sách tỉnh thâm hụt, thất nghiệp cao, nguồn tài chính cho thực thi chính sách xã hội sẽ không được đảm bảo, do đó khó triển khai các chính sách theo mục tiêu ban đầu.

4.1.2. Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội phải phát huy vai trò của cộng đồng, truyền thống đoàn kết dân tộc, chú trọng phương châm xã hội hóa

Chính sách xã hội phải được thực hiện trên cơ sở phát huy cao nhất sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, khơi dậy tiềm năng của từng cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội, huy động mọi nguồn lực thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La. Phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc là kế thừa truyền thống vẻ vang của dân tộc, gắn bó chặt chẽ với nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn. Trong công cuộc đổi mới, đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp hài hòa các lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội được coi là động lực chủ yếu bảo đảm phát huy mọi tiềm năng và nguồn lực của các thành phần kinh tế, của toàn xã hội. Thực hiện đại đoàn kết dân tộc là phát huy sức mạnh của cả cộng đồng, truyền thống yêu nước, ý chí tự lực tự cường và lòng tự hào dân tộc, lấy mục tiêu giữ vững độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, tôn trọng những ý kiến khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc, xây dựng tinh thần cởi mở, tin cậy lẫn nhau, hướng tới tương lai.

Trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định: Sơn La là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước về chính trị, kinh tế và quốc phòng, an ninh; là địa bàn cư trú lâu đời của nhiều dân tộc, các dân tộc dù khác nhau về ngôn ngữ, phong tục tập quán, nhưng đều là “anh em một nhà”. Vì thế, quan điểm của Đảng và Nhà nước coi việc phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng,

an ninh miền núi, phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc, đào tạo cán bộ, nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nâng cao cảnh giác, chống lại các biểu hiện kỳ thị, hẹp hòi, chia rẽ dân tộc, xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

Tỉnh Sơn La với điều kiện tự nhiên, kinh tế đặc thù rất dễ gặp phải rủi ro, ảnh hưởng đến sinh kế và thu nhập của người dân. Trong khi đó, nguồn lực để thực hiện chính sách xã hội còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế; thì việc huy động sự chung tay của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng thực hiện chính sách xã hội là nhiệm vụ cấp bách; trong đó nhấn mạnh tính chia sẻ, tương trợ trong nội bộ và giữa các nhóm dân cư trong xã hội, hướng đến bảo đảm nhu cầu tối thiểu thông qua việc tổng hợp và tái phân phối nguồn lực.

Đảng bộ tỉnh Sơn La chỉ rõ: việc tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, từ xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, ưu đãi người có công với cách mạng, phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe nhân dân… đều phải tiến hành theo phương châm xã hội hóa. Kết hợp và phát huy sức mạnh vật chất và tinh thần của chính quyền tỉnh, cộng đồng và bản thân mỗi người dân. Chính quyền cấp tỉnh giữ vai trò quan trọng trong thể chế hóa Nghị quyết, chỉ thị của Đảng bộ tỉnh và đề ra cơ chế quản lý phù hợp. Chính quyền cấp tỉnh vừa phải quan tâm đầu tư thỏa đáng, vừa có cơ chế, chính sách và biện pháp huy động các nguồn lực trong nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh “đem tài dân, sức dân, của dân để làm lợi cho dân”. Các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các đơn vị sản xuất, kinh doanh đứng chân trên địa bàn tỉnh cùng các đồng bào các dân tộc, tổ dân phố, làng bản… phải phát huy truyền thống đoàn kết, tương trợ, tinh thần “lá lành đùm lá rách” trong cộng đồng để thực hiện chính sách xã hội. Mỗi người dân cố gắng đến mức cao nhất để tự lo toan cuộc sống của bản thân và gia đình, đồng thời góp phần xây dựng quê hương, phát triển đất nước.

Đi sâu phân tích từng lĩnh vực, ta thấy rõ tác dụng của xã hội hóa việc thực hiện chính sách xã hội. Việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo đòi hỏi nguồn lực rất lớn, do đó phải tạo được cơ chế huy động từ nhiều nguồn từ: cán bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, các doanh nghiệp, lực lượng vũ trang trên địa bàn,

nguồn tài trợ quốc tế và các chương trình hợp tác quốc tế cho mục tiêu giảm nghèo.

Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn vốn và đẩy nhanh thực hiện các chương trình, dự án như: Nghị quyết 30a của Chính phủ; chương trình hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; các chương trình 135, 193, 160… Tiếp tục đẩy mạnh duy trì thực hiện tốt “Quỹ vì người nghèo”, quỹ xây dựng “Nhà đại đoàn kết”

giúp các hộ nghèo ổn định đời sống; mạng lưới “Tổ tiết kiệm và tín dụng”, “Tổ tương trợ”, quỹ tín dụng vì người nghèo với quy mô vừa và nhỏ ở các cấp cơ sở;

công khai thực hiện nguyên tắc “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, việc kết hợp này vừa giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước, hạn chế sự trông chờ ỷ lại vào nhà nước, mặt khác vừa phát huy nội lực, vừa nâng cao trách nhiệm của đồng bào trong quá trình quản lý, sử dụng công trình do chính tay mình làm nên. Đồng thời giúp Đảng, Nhà nước hiểu được tâm tư, nguyện vọng của đồng bào để kịp thời xây dựng chính sách phù hợp với lòng dân, phù hợp với điều kiện từng vùng, từng dân tộc.

Trong thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng, Tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Sơn La chủ trương thực hiện xã hội hóa công tác đối với người có công, đó là công việc vừa là tình cảm, vừa là trách nhiệm và biến thành hành động thiết thực của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cá nhân trên địa bàn tỉnh. Bởi lẽ, không phát huy sức mạnh toàn dân, không khơi dậy được trong nhân dân tình cảm yêu mến, lòng biết ơn đối với những người đã vì nước hy sinh xương máu thì khó có thể thực hiện có kết quả công tác này. Thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng nhằm mục đích làm cho mọi đối tượng chính sách “yên ổn về vật chất, vui vẻ về tinh thần” để tiếp tục đóng góp cho xã hội, phát huy truyền thống yêu nước, đạo lý “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” của nhân dân ta.

Có thể nói, trong giai đoạn mới việc khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái, thương yêu đùm bọc lẫn nhau với ý thức “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”; điều đó khẳng định xã hội hóa việc thực hiện chính sách xã hội là quan điểm chỉ đạo đúng đắn trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay.

4.1.3. Nâng cao vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội phải gắn với xây dựng hệ thống chính trị cấp tỉnh vững mạnh

Đây là quan điểm cơ bản, có ý nghĩa quyết định thành công trong thực hiện chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện nay. Bởi hệ thống chính trị cấp tỉnh vững mạnh mới quán triệt, thể chế hóa đường lối, chủ trương và chính sách xã hội của Đảng, Nhà nước phù hợp thực tiễn của địa phương; đề ra những nghị quyết đúng đắn phù hợp nguyện vọng của nhân dân, những giải pháp đồng bộ, những chương trình hành động thiết thực, hiệu quả đi vào cuộc sống nhân dân. Hệ thống chính trị cấp tỉnh vững mạnh mới lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng bộ máy quản lý, tổ chức thực hiện, ban hành quy chế phối hợp trong thực thi chính sách xã hội; đồng thời kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách xã hội; cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn, phát hiện, kiến nghị với Đảng và Nhà nước những điều bất hợp lý trong đường lối, cơ chế, chính sách, pháp luật để kịp thời có những điều chỉnh, bổ sung chính sách.

Vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ tỉnh là một trong những nhân tố quyết định góp phần thực hiện hiệu quả chính sách xã hội, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XIII (2010) nhận định: “Tiếp tục tập trung xây dựng Đảng bộ vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên; đây là nhiệm vụ có tầm quan trọng đặc biệt, có ý nghĩa quyết định đối với việc hoàn thành nhiệm vụ của tỉnh trong thời gian tới” [34, tr.157].

Vấn đề này tiếp tục trở thành một trong những nội dung quan trọng mà Đại hội Đảng bộ Tỉnh Sơn La lần thứ XIV (2015) bàn đến:

Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị; đổi mới phong cách, lề lối làm việc của cấp ủy.

Phát huy dân chủ, trí tuệ tập thể, trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng, cấp ủy viên và đảng viên. Tập trung lãnh đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Đảng [35, tr.53].

Đảng bộ tỉnh Sơn La cần đổi mới phương thức, phong cách lãnh đạo; bắt đầu từ việc xây dựng quy chế hoạt động của ban chấp hành, ban thường vụ, thường trực

cấp ủy; xác định rõ chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh; quy định các mối quan hệ giữa cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh phải được cụ thể hóa thành những chương trình, đề án công tác lớn. Trên cơ sở đó, chính quyền xây dựng các đề án, kế hoạch để tổ chức thực hiện. Trong mỗi giai đoạn tập trung cho những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, những việc mới, khó, phức tạp, những khâu then chốt cần được chỉ đạo sát sao; chú trọng xây dựng những cơ chế, chính sách, quy chế, quy định cụ thể. Các nghị quyết, đề án, chương trình, kế hoạch công tác đều phải có lộ

trình, bước đi cụ thể, phân công rõ ràng trách nhiệm của tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện với yêu cầu nói đi đôi với làm.

Có thể nói, hiệu quả công tác quản lý của chính quyền cấp tỉnh là một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện chính sách xã hội. Chính quyền cấp tỉnh được tổ chức ở các đơn vị hành chính; bao hàm hai cơ quan: Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Chính quyền cấp tỉnh tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên.

Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La tập trung trí tuệ, nghiên cứu để kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước thành những nghị quyết quan trọng, tạo hành lang pháp lý quan trọng để khai thác hiệu quả các tiềm năng lợi thế của địa phương, nâng cao năng lực quản lý, điều hành bộ máy chính quyền các cấp.

Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện tốt chức năng quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn, triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, bảo đảm phù hợp với điều kiện, đặc điểm, khai thác tốt tiềm năng và lợi thế của địa phương. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện chính sách xã hội với tính chủ động và hiệu quả

trong công tác tổ chức xây dựng chiến lược, chính sách, đề án, chương trình hành động, quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt hoặc ban hành. Đặc biệt Ủy ban nhân dân tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện chiến lược, chính sách; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ,

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Chính trị học: Vai trò của hệ thống chính trị cấp tỉnh trong thực hiện chính sách xã hội ở Sơn La hiện nay (Trang 124 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(178 trang)