Về mặt định lượng

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” ở trường trung học phổ thông (Trang 82 - 87)

3.4. Kết quả thực nghiệm

3.4.2. Về mặt định lượng

Chúng tôi dựa vào các kiểm tra HS sau khi học truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Với các bài kiểm tra này, chúng tôi nhằm mục đích tìm hiểu mức độ nắm vững những tri thức vừa học của HS.

3.4.2.1 Bài kiểm tra số 01 (kiểm tra 15 phút)

 Đề bài:

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1: Tiền thân của Vợ nhặt là một tiểu thuyết. Tiểu thuyết đó có tên là?

Con chó xấu xí Xóm ngụ cư

Nên vợ nên chồng Đứa con người vợ lẽ

Câu 2: Thế giới nghệ thuật của Kim Lân tập trung ở:

những người nông dân gắn bó với quê hương

phong tục, tập quán của người dân đồng bằng Bắc bộ.

hình tượng người trí thức nghèo và người nông dân nghèo khung cảnh nông thôn và hình tượng người nông dân Câu 3:

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

- Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng […]…

Chọn cụm từ nào sau đây để điền vào chỗ trống [...] theo đúng như văn bản truyện Vợ nhặt.

an lòng vừa lòng

vui lòng mừng lòng

Câu 4: Đi ngang xóm ngụ cư, Tràng không có cử chỉ nào sau đây?

mặt cứ vênh lên tự đắc tặc lưỡi: “Chậc, kệ!”

vẻ mặt phớn phở

tủm tỉm cười nụ một mình

Câu 5: Dòng nào sau đây không phải miêu tả ngoại hình người vợ nhặt?

áo quần tả tơi như tổ đỉa mặt lưỡi cày xám xịt gầy sọp hẳn đi khuôn mặt hốc hác u tối

Câu 6: Trong truyện Vợ nhặt, nhân vật nào nói nhiều đến cuộc sống trong tương lai?

Tràng Người vợ nhặt

Bà cụ Tứ Người dân xóm ngụ cư

Câu 7: Bữa cơm ngày đói của gia đình Tràng được Kim Lân miêu tả ra sao?

trông thật thảm hại trông thật sơ sài

trông quá nghèo nàn trông quá chua xót

Câu 8: Chi tiết nào sau đây không xuất hiện trong suy nghĩ của Tràng ở cuối tác phẩm?

tiếng trống thúc thuế dồn dập

cảnh người đói kéo nhau trên đê Sộp những người phá kho thóc Nhật đám người đói và lá cờ bay phấp phới

Câu 9: Dòng nào sau đây đúng nhất về giá trị nhân đạo của truyện Vợ nhặt?

ca ngợi tình thương yêu, cưu mang, đùm bọc nhau của những người lao động nghèo khổ

ca ngợi tình thương yêu con của người mẹ và tấm lòng nhân hậu của người con trai

ca ngợi sự đảm đang, hiền hậu đúng mực và sự hiểu biết của người vợ nhặt

ca ngợi niềm khát khao hạnh phúc gia đình và niềm tin vào cuộc sống của người nghèo khổ

Câu 10: Đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Vợ nhặt được thể hiện rõ nhất ở phương diện?

Sáng tạo tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật Sáng tạo tình huống và ngôn ngữ kể chuyện.

Miêu tả tâm lí nhân vật và nội dung cốt truyện.

Nội dung cốt truyện và ngôn ngữ kể chuyện.

II. Tự luận: (5 điểm)

Giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt.

 Dụng ý bài kiểm tra:

Kiểm tra vài nét khái quát về tác phẩm Vợ nhặt và nhà văn Kim Lân qua các câu hỏi trắc nghiệm. Bên cạnh đó, bài kiểm tra yêu cầu HS đi sâu vào trình bày ngắn gọn một khía cạnh thành công của truyện ngắn này: ý nghĩa nhan đề của tác phẩm.

 Kết quả kiểm tra:

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra số 01 Xếp loại Giỏi

(9-10)

Khá (7 - 8)

TrungBình (5 - 6)

Yếu (3-4)

Kém (1-2)

Nhóm Lớp

SB % SB % SB % SB % SB %

12A4

42 bài 6 14,3 10 23,8 19 45,2 7 16,7 0 0 Thực

nghiệm

12A10

44 bài 5 11,4 13 29,5 18 40,9 8 18,2 0 0 12A1

43 bài 5 11,6 10 23,3 20 46,5 8 18,6 0 0 Trường

THPT Lý Thường

Kiệt

Đối chứng

12A7

41 bài 3 7,3 11 26,8 18 43,9 9 22 0 0

3.4.2.2 Bài kiểm tra số 02 (15 phút)

 Đề bài:

Phân tích tình huống truyện độc đáo mà nhà văn Kim Lân đã xây dựng trong truyện Vợ nhặt.

 Dụng ý bài kiểm tra:

Bài kiểm tra này yêu cầu HS tìm hiểu, phân tích một phương diện đặc sắc của truyện ngắn Vợ nhặt. Mặc dù, tình huống là yếu tố nghệ thuật nhưng đã góp phần mang lại nhiều giá trị cho tác phẩm này. Tình huống độc đáo là đầu mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của tác phẩm. Vì thế, yêu cầu HS xác định và phân tích được tình huống độc đáo của truyện tức là đã nắm phần lớn nội dung bài học.

 Kết quả kiểm tra

Bảng 3.2. Kết quả bài kiểm tra số 02 Xếp loại Giỏi

(9- 10)

Khá (7 - 8)

TrungBình (5 - 6)

Yếu (3 - 4)

Kém (1 - 2) Nhóm Lớp

SB % SB % SB % SB % SB %

12A4

42 bài 2 4,8 8 19 20 47,6 12 28,6 0 0 Thực

nghiệm

12A10

44 bài 1 2,2 12 27,3 19 43,2 12 27,3 0 0 12A1

43 bài 0 0 9 20,9 20 46,5 14 32,6 0 0 Trường

THPT Lý Thường

Kiệt

Đối chứng

12A7

41 bài 1 2,4 11 26,8 17 41,5 12 29,3 0 0

3.4.3.3. Bài kiểm tra số 03 (45 phút):

 Đề bài:Em hãy phân tích tâm trạng nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

 Dụng ý bài kiểm tra:

Đề bài yêu cầu HS phải biết cách làm bài văn nghị luận phân tích hình tượng nhân vật. Trên cơ sở nắm vững tác phẩm Vợ nhặt và nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản: diễn biến tâm trạng nhân vật Tràng và tài năng diễn tả tinh tế tâm lí nhân vật của nhà văn. Từ sự biến đổi tâm trạng của Tràng, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn, tính cách nhân vật (nhân hậu, khát khao hạnh phúc, lạc quan với niềm tin ở tương lai). Thông qua đó, giá trị nhân bản sâu sắc của tác phẩm cũng được thể hiện.

 Kết quả

Bảng 3.3 Kết quả bài kiểm tra số 03 Xếp loại Giỏi

(9-10)

Khá (7 - 8)

TrungBình (5 - 6)

Yếu (3 - 4)

Kém (1 - 2) Nhóm Lớp

SB % SB % SB % SB % SB %

12C3

43 bài 1 2,3 12 27,9 20 46,5 10 23,3 0 0 Thực

nghiệm

12C4

44 bài 2 4,5 11 25 19 43,2 12 27,3 0 0 12C2

43 bài 0 0 10 23,3 21 48,8 12 27,9 0 0 Trường

THPT Nguyễn

Thái Bình

Đối chứng

12C6

44 bài 0 0 8 18,2 23 52,3 13 29,5 0 0

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Vận dụng lý thuyết kiến tạo vào dạy học truyện ngắn “Vợ nhặt” ở trường trung học phổ thông (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)