Hoàn thiện việc xác định giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở công ty cổ phần nước khoáng bang quảng bình (Trang 88 - 92)

Hiện nay, ở Công ty xác định giá thành sản phẩm theo phương pháp giá thành toàn bộ. Tuy nhiên, tính giá thành theo phương pháp này chưa cung cấp thông tin để phục vụ cho những yêu cầu trong quản trị tại Công ty như: lập dự toán linh hoạt khi Công ty hoạt động với các mức sản lượng khác nhau; cơ sở để thực hiện công tác kiểm soát, đánh giá tình hình thực hiện chi phí tại Công ty; hỗ trợ cho việc ra quyết về giá bán sản phẩm trong ngắn hạn. Vì vậy, tính giá thành theo phương pháp trực tiếp rất cần cho Công ty, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.

Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp là cách tính giá thành sản phẩm hoàn thành chỉ có các chi phí sản xuất biến đổi liên quan đến sản xuất sản phẩm, còn phần định phí không tính vào giá thành. Như vậy, giá thành sản phẩm hoàn thành bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và biến phí SXC. Để tính giá thành theo phương pháp này phải dựa vào số liệu chi phí được tập hợp, phân bổ cho từng loại nước khoáng và nhận diện chi phí theo cách ứng xử chi phí nhưđã trình bày ở mục 3.2.1; ta có bảng nhận diện chi phí theo cách ứng xử của từng loại nước khoáng quý IV/2010 ở Phụ lục 03.

Từ việc phân loại chi phí thành biến phí và định phí tính được giá thành theo phương pháp trực tiếp loại NK M0,46 lít được nêu trong Bảng 3.3

Bng 3.3 BNG TÍNH GIÁ THÀNH NK M0,46L QUÝ IV/2010

Sản phẩm: Nước khoáng M0,46 lít (sản lượng quý IV/2010 là: 295.863 lít) ĐVT: Đồng

Khon mc chi phí Tng giá thành Giá thành đợn vị Biến phí NVL trực tiếp 227.710.454 770

Biến phí NCTT 55.465.748 187

Biến phí SXC 7.960.768 27

Tng cng 291.136.970 984

“Nguồn: Phòng KTTC Công ty” Cũng cách tính tương tự, tính được giá thành một số sản phẩm NK còn lại được nêu trong Bảng 3.4

Bng 3.4 BNG TÍNH GIÁ THÀNH SP

THEO PHƯƠNG PHÁP TRC TIP – QUÝ IV/2010

ĐVT: Đồng Khon mc chi phí Tên SP Biến phí NVLTT Biến phí NCTT Biến phí SXC Tng giá thành Sn lượng (lít) Giá thành đơn vị NK M 0,37L 30.421.655 8.116.602 1.164.942 39.703.199 34.824 1.140 NK N 0,46L 49.134.048 6.320.573 698.322 56.152.943 25.953 2.164 NK N 0,33L 46.895.369 6.652.731 632.618 54.180.718 31.060 1.744 NK P 0,5L 158.521.873 17.232.326 1.224.382 176.978.581 60.060 2.947 NK P 1,5L 23.242.781 2.358.470 83.786 25.685.037 12.330 2.083 BÌNH 20L 117.025.211 65.474.550 4.792.760 187.292.521 761.020 246

Từ thực tế tính giá thành theo phương pháp toàn bộ ở Công ty và theo phương pháp trực tiếp tính ở trên, ta có thể lập bảng so sánh 2 phương pháp qua bảng 3.5

Bng 3.5 BNG SO SÁNH 2 PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SP

Loại NK 0,46 Lít ( sản lượng quý IV/2010: 295.863 lít) ĐVT: Đồng

Phương pháp toàn bPhương pháp trc tiếp Khon mc giá thành Tổng giá thành Giá thành đơn vị Tổng giá thành Giá thành đơn vị Biến phí SX 291.136.970 984 291.136.970 984 Định phí SX 216.208.244 731 Tổng cộng 507.345.214 1.715 291.136.970 984 “Nguồn: Phòng KTTC Công ty” Qua bảng trên cho thấy: Giá thành theo phương pháp toàn bộ mà hiện tại Công ty đang tính lớn hơn giá thành được tính theo phương pháp trực tiếp, vì phương pháp toàn bộ có tính đến định phí sản xuất. Nếu sản lượng sản xuất trong quý bằng với sản lượng tiêu thụ trong quý (tức không có tồn kho) thì lợi nhuận trong cả hai trường hợp là bằng nhau. Tuy nhiên, thực tế không xảy ra trường hợp này, tức là vẫn tồn tại một phần sản lượng tồn kho và phần định phí sản xuất chung tính theo phương pháp toàn bộ vẫn thể hiện trên Bảng cân đối kế toán (sản lượng tồn kho x định phí sản xuất/sản lượng). Trong khi đó, theo phương pháp trực tiếp, định phí sản xuất chung là chi phí thời kỳ và được sử dụng để tính lợi nhuận. Kết quả là phần định phí trong phương pháp tính giá trực tiếp cao hơn phương pháp toàn bộ (phần thể hiện trên Bảng Cân đối kế toán). Đó cũng chính là chênh lệch về lợi nhuận giữa hai phương pháp.

BÁO CÁO LÃI L THEO 2 PHƯƠNG PHÁP

Tính giá thành theo phương pháp toàn bộ Tính giá thành theo phương pháp trực tiếp Doanh thu 2,122,252,031 Doanh thu 2,122,252,031 Giá vốn hàng bán 1,249,314,799 Biến phí SX hàng bán 805,857,970 Lợi nhuận gộp 872,937,232 Biến phí BH 411,130,084 Chi phí BH 732,096,466 Số dưđảm phí 905,263,977 Chi phí QLDN 302,826,727 Định phí SX 437,774,367 Lợi nhuận thuần -161,985,961 Định phí BH 320,966,382 Định phí QLDN 302,826,727 Lợi nhuận thuần -156,303,499

Trong đó: Chỉ tiêu doanh thu và giá vốn hàng bán trích từ Phụ lục 04 Chỉ tiêu biến phí sản xuất hàng bán được tính theo Phụ lục 05

“Nguồn: Phòng KTTC Công ty” Qua việc lập báo cáo lãi lỗ dựa vào phương pháp tính giá trực tiếp (hay dựa vào cách ứng xử chi phí) đã thể hiện sự quan tâm đến vấn đề Công ty có bù đắp chi phí cố định hay không? Bảng trên đã cho thấy được sự quan tâm của Công ty đối với việc bù đắp chi phí cốđịnh, thể hiện qua việc Công ty vẫn sản xuất mặc dù lợi nhuận thuần của Công ty bị âm. Vì việc sản xuất kinh doanh của Công ty có tính chất mùa vụ, mùa cao điểm (tháng 5, 6, 7, 8), mùa trung bình (tháng 3, 4, 9, 10) và mùa thấp điểm (tháng 1, 2, 11, 12). Quý IV (tháng 10, 11, 12) rơi vào mùa trung bình và mùa thấp điểm, cho nên Công ty vẫn sản xuất để duy trì hoạt động và bù đắp một phần định phí (số dưđảm phí dương). Nếu Công ty quyết định không sản xuất thì Công ty sẽ bị lỗ toàn bộ định phí (định phí sản xuất, định phí bán hàng và định phí QLDN).

Ta thấy chênh lệch lợi nhuận thuần giữa 2 phương pháp còn liên quan đến mức tồn kho của Công ty. Mối quan hệ này giúp nhà quản trị Công ty có chính sách quản lý tồn kho phù hợp, tiên liệu lợi nhuận thông qua biến động tồn kho.

Mối quan hệ giữa lợi nhuận theo 2 phương pháp thể hiện qua công thức 3.1 LN thuần theo phương pháp trực tiếp = LN thuần theo phương pháp toàn bộ + Định phí SXC cho hàng tồn đầu kỳ - Định phí SXC cho hàng tồn cuối kỳ Công thức (3.1)

Trong Phụ lục 05, ta thấy 2 sản phẩm (N 0,46 L và P 1.5 L) có số lượng tiêu thụ trong quý lớn hơn số lượng sản xuất trong quý, nghĩa là Công ty sẽ tiêu thụ thêm một phần tồn đầu kỳ, làm cho lợi nhuận theo cách tính giá toàn bộ bé hơn theo cách tính giá trực tiếp. Các sản phẩm còn lại có số lượng tiêu thụ trong quý nhỏ hơn số lượng sản xuất trong quý, làm cho lợi nhuận theo cách tính giá toàn bộ lớn hơn theo cách tính giá trực tiếp. Như vậy, Công ty đã không có chính sách quản lý tốt tồn kho. Qua đó, ta thấy được Công ty cần có chính sách thúc đẩy giải phóng tồn kho để tăng lợi nhuận hơn nữa, nhìn theo khía cạnh vềứng xử chi phí.

Tuy nhiên để phục vụ cho việc tính giá thành tương đối chính xác hơn thì Công ty cần xác định đúng chi phí theo đúng khoản mục, vì hiện nay chi phí điện năng đang sử dụng ở Công ty dùng cho sản xuất và thắp sáng tính vào chi phí NVL trực tiếp. Công ty đưa chi phí này vào chi phí NVL trực tiếp, mặc dù đây là chi phí thuộc khoản mục chi phí SXC, nếu theo Công ty, chi phí điện năng vẫn thuộc khoản mục chi phí NVL trực tiếp thì Công ty cần phải lắp đặt đồng hồđiện riêng dùng cho thắp sáng. Chi phí này thuộc định phí, chi phí điện dùng cho sản xuất là biến phí. Như vậy, cung cấp số liệu hữu ích cho việc tính giá thành sản phẩm theo phương pháp trực tiếp, đồng thời Công ty có những phân tích về giá phí hợp lý hơn.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán quản trị chi phí ở công ty cổ phần nước khoáng bang quảng bình (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)