2.2.4.1. Kiểm soát chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí SX tại Công ty nên quá trình kiểm soát chi phí NVL trực tiếp không chỉ tập trung vào việc kiểm soát khi xuất kho đưa vào SX, trong quá trình SX mà cả sau quá trình SX.
a, Kiểm soát NVL khi xuất kho đưa vào sản xuất
Theo kế hoạch sản xuất được triển khai thực hiện, các tổ trưởng sản xuất nước khoáng ở phân xưởng lập giấy đề nghị cấp vật tư, kế toán căn cứ vào giấy đề nghị lập phiếu xuất kho NVL. Tổ trưởng sản xuất sẽ nhận NVL theo yêu cầu thể hiện trên các lệnh sản xuất. Tổ trưởng phải ký vào phiếu xuất vật tư và phiếu vật tư sử dụng cho sản xuất, trên phiếu có xác nhận của thủ kho, quản đốc phân xưởng, giúp cho việc quy trách nhiệm về sau.
Công ty quy định: nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ xuất dùng cho sản xuất thì lô nào nhập trước – xuất trước, tránh trường hợp nguyên vật liệu để lâu sẽ kém phẩm chất hoặc bị hư hỏng.
b, Kiểm soát NVL trong quá trình sản xuất
Các tổ trưởng sản xuất ở phân xưởng khi nhận NVL cho sản xuất có trách nhiệm quản lý NVL trong quá trình sản xuất. Theo dõi NVL đã sử dụng cho sản xuất và NVL chưa sử dụng, tránh mất mát và hư hỏng. Nếu NVL bị mất mát, hư hỏng kém phẩm chất thì người nhận phải chịu trách nhiệm vật chất, tùy theo từng trường hợp cụ thể buộc phải bồi thường.
c, Kiểm soát chi phí NVL sau quá trình sản xuất
Lập báo cáo chi phí NVL: Ở Công ty lập báo cáo chi phí NVL được tiến hành vào cuối kỳ (quý), Để lập báo cáo, căn cứ vào bảng kê, sổ chi tiết: bảng kê xuất vật tư, sổ chi tiết chi phí NVL trực tiếp, kế hoạch chi phí NVL…
Bảng báo cáo chi phí NVL trực tiếp cho sản xuất từng loại nước khoáng được nêu trong Bảng 2.15
Bảng 2.15 BÁO CÁO CHI PHÍ NVL TRỰC TIẾP QUÝ IV/2010 Chỉ tiêu ĐVT Tiêu hao định
mức Thực tế sử dụng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 (6) = (4)*(5) 1. NK MẶN 0,46: Số lượng sản xuất 643.180 chai Ga CO2 thực phẩm Kg 2.829 3.021 5.300 16.012.687 Na bi ca Kg 212 214 7.255,53 1.555.134 Nhãn mặt sau Cái 646.395 592.322 18,01 10.673.475 Dầu dừa Kg 23 30 30.967,1 947.293 Keo dán nhãn chai TT Kg 244 260 71.846,65 18.705.191 Xút rắn (NAOH) Kg 321 775 10.363,24 8.036.325 Dầu Diesel Lít 769 447 13.560,29 6.072.981 ******
2. Nước Khoáng M0,37: số lượng sản xuất 94.120 chai
Ga CO2 thực phẩm Kg 329,42 351,68 5.299,99 1.863.927 Na bi ca Kg 25,41 25,66 7.255,55 186.195 Nhãn mặt sau Cái 94.590,6 86.677,71 18,01 1.561.907 Dầu dừa Kg 3,39 4,47 30.967,29 138.622 Keo dán nhãn chai TT Kg 35,77 38,09 71.846,56 2.737.232 Xút rắn (NAOH) Kg 44,24 106,66 10.363,24 1.105.439 ****
3. Nước khoáng N0,46: Số lượng sản xuất 56.420 chai *****
4. Nước khoáng N 0,33: Số lượng sản xuất 62.064 chai *****
5. Nước khoáng PET 0,5: Số lượng sản xuất 120.120 chai
******
Theo bảng 2.15, nước khoáng M0,46lít sản xuất trong quý 4/2010 là: 643.180 chai
Thực tế tại Công ty báo cáo chi phí NVL trực tiếp được tính cho NK M0,46 lít với sản lượng sản xuất là đơn vị tính bằng chai.
Định mức NVL để sản xuất 643.800 chai nước khoáng M 0,46lít được tính như sau:
Tiêu hao định mức NVL = Số lượng SP nhập kho * định mức NVL/ chai Định mức NVL theo bảng định mức tiêu hao NVL mà Công ty đã lập. Để tính tiêu hao định mức Ga CO2 thực phẩm cho sản xuất nước khoáng mặn 0,46 lít cách tính như sau: 643.180 chai * 4,4kg/1000sp = 2.829 kg.
Từđịnh mức cho 1.000sp ta tính ra định mức tiêu hao Ga CO2 thực phẩm tính cho 1sp (1chai nước khoáng mặn) là 0.0044 kg.
(Bảng định mức tiêu hao NVL - xem Phụ lục 02)
Kiểm soát chi phí thông việc đánh giá tình hình thực hiện:
Như vậy thông qua báo cáo chi phí NVL quý 4/2010 Công ty so sánh giữa thực tế và định mức tiêu hao NVL. Nếu thấy vượt định mức thì Công ty xem xét nguyên nhân làm tăng mức tiêu hao NVL, có thể là do tay nghề công nhân, hoặc do khâu quản lý sản xuất làm thất thoát nguyên liệu và một số nguyên nhân khác. Cách truy cứu trách nhiệm như vậy thiếu chặt chẽ và dễ dẫn đến tình trạng đỗ lỗi cho nhau mà không có biện pháp khắc phục một cách cụ thể.
2.2.4.2. Kiểm soát chi phí NCTT
a, Kiểm soát quy trình tính lương và các khoản trích theo lương:
Hằng ngày căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được duyệt và tình hình sản xuất thực tế tại Phân xưởng, Quản đốc phân xưởng giao việc cho từng tổ sản xuất. Tổ trưởng chịu trách nhiệm giao việc cho từng công nhân và xác nhận khối lượng sản phẩm sản xuất vào biên bản bàn giao ca. Biên bản bàn giao ca còn phải được sự kiểm tra, ký duyệt của Phòng kỷ thuật và thủ kho.
Cuối tháng, tập hợp các biên bản bàn giao ca, bảng chấm công, lập giấy xác nhận khối lượng sản xuất từng tổ, từ đó lập bảng lương tháng cho từng tổ, sau đó tổng hợp cho toàn cho Công ty. Qua đó kiểm soát được ngày công lao động trong tháng, kiểm soát được thời gian lao động và năng suất lao động của từng tổ, bộ phận sản xuất cũng như chi phí tiền lương từng tổ, bộ phận.
b, Kiểm soát tình hình thực hiện dự toán
Cuối kỳ tập hợp toàn bộ chi phí nhân công trực tiếp và phân bổ cho từng loại nước khoáng. So sánh giữa thực tế phát sinh với dự toán. Sau đây là tình hình thực hiện chi phí nhân công trực tiếp quý 4/2010.
Bảng 2.16 TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHI PHÍ NCTT QUÝ 4/2010 ĐVT: đồng
Tên sản phẩm Dự toán Thực hiện Chênh lệch
NK Bình 20l 85.000.000 89.003.697 -4.003.697 NK Mặn TT 0,37l 10.000.000 10.980.769 -980.769 NK Mặn TT 0,46l 74.500.000 75.038.366 -538.366 NK Ngọt TT 0,46l 9.000.000 8.586.904 +1.586.904 NK Ngọt TT 0,33l 8.500.000 9.070.229 -570.229 NK PET 0,5l 23.000.000 23.373.353 -373.353 NK PET 1,5l 3.000.000 3.208.956 -208.956 Tổng 213.000.000 219.262.274 -6.262.274
“Nguồn: Phòng KTTC Công ty” Qua bảng trên, Công ty chỉđánh giá số liệu lương sản phẩm của bộ phận lao động trực tiếp. Công ty mới chỉ tập trung vào việc cung cấp thông tin cho việc tính lương, chưa đi vào phân tích và đánh giá nguyên nhân của những biến động của chi phí lao động theo hướng bất lợi hay có lợi.
2.2.4.3. Kiểm soát chi phí SXC
Chi phí SXC là khoản mục chi phí phức tạp bao gồm nhiều loại. Tại Công ty, kế toán tổ chức hạch toán chi tiết chi phí này thành các khoản mục như sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng: tiền lương, các khoản trích theo lương,.. Chi phí vật liệu.
Chi phí dụng cụ sản xuất: chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí vật tư sửa máy, chi phí phụ tùng thay thế….
Chi phí khấu hao TSCĐ Chi phí sửa chữa TSCĐ Chi phí dịch vụ mua ngoài Chi phí bằng tiền khác
Công ty đã chi tiết các chi phí SXC để tạo thuận lợi cho kế toán theo dõi, hạch toán và giám sát các khoản chi. Cụ thể:
- Kiểm soát chi phí tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng:
Chi phí này tính cho bộ phận quản lý tại phân xưởng bao gồm quản đốc, phó quản đốc, nhân viên thống kê…Quá trình kiểm soát chi phí này cũng gần như kiểm soát chi phí nhân công trực tiếp.
- Kiểm soát chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ:
Khi có nhu cầu vật tư, công cụ dụng cụ, phân xưởng sản xuất sẽ viết giấy đề nghị cấp vật tư gửi Phòng kỹ thuật và Giám đốc ký duyệt, chuyển Phòng Kế toán và xuống kho nhận vật tư.
Cuối tháng, kế toán đối chiếu, ký xác nhận với thủ kho về số lượng nhập – xuất – tồn trong tháng theo chủng loại vật tư. Cuối quý kế toán lập bảng tổng hợp nhập – xuất – tồn đểđánh giá tình hình sử dụng vật tư trong kỳ.
- Kiểm soát chi phí khấu hao TSCĐ
Khi có nhu cầu mua sắm, đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp TSCĐ, bộ phận sử dụng lập kế hoạch và phiếu yêu cầu gửi Giám đốc để ký duyệt, các bộ phận có liên quan sẽ tiến hành mua sắm, tập hợp chi phí để tính giá của TSCĐ. Việc kiểm soát chi phí phải bắt đầu từ khâu chuẩn bị cho đến khi tài sản được đưa vào sử dụng để tính nguyên giá tài sản chính xác, hợp lý. Trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng phải được sự phê duyệt của Phòng kỹ thuật và Giám đốc.
Mọi sự biến động tăng giảm TSCĐ phải được cập nhật vào sổ chi tiết tình hình tăng giảm TSCĐ trong kỳ. Căn cứ vào sổ chi tiết và mức khấu hao, kế toán lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.
- Kiểm soát chi phí chi phí sửa chữa TSCĐ
Phòng kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi tình trạng hoạt động của máy móc và lập lịch duy trì bảo dưỡng. Trường hợp máy móc bị hư hỏng ngoài dự kiến thì bộ phận sử dụng sẽ báo cáo cho Phòng kỹ thuật. Phòng kỹ thuật kiểm tra, đưa ra kế hoạch sửa chữa và viết giấy yêu cầu xuất vật tư hoặc mua ngoài (trường hợp không có trong kho). Kế toán kiểm soát tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ (giấy đề nghị cấp vật tư, phiếu xuất kho, hóa đơn mua hàng); tập hợp chi phí và lập bảng tổng hợp chi phí sửa chữa, ghi sổ, tiến hành trích trước hoặc phân bổ chi phí cho các kỳ sau.
- Kiểm soát chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác
Các khoản chi phí này kế toán xem xét tính hợp lý, hợp lệ các chứng từ, hóa đơn. Riêng chi phí điện toàn Công ty (điện dùng sản xuất và văn phòng) Công ty đưa vào chi phí NVL trực tiếp. Nước phục vụ cho sản xuất như rửa két, …và sử dụng cho các bộ phận thì sử dụng nguồn nước khoan nên không hạch toán vào khoản mục chi phí này.
Cuối kỳ khi tập hợp và phân bổ chi phí SXC xong thì Công ty mới thực hiện so sánh giữa thực tế với kế hoạch thực hiện, không đi vào phân tích, tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều chỉnh.
2.2.4.4. Kiểm soát chi phí BH và chi phí QLDN
Chi phí bán hàng: Chủ yếu kiểm soát những khoản chi đặc trưng của chi phí bán hàng: Chẳng hạn Kiểm soát chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi bởi vì chi phí này phát sinh không ổn định, tùy theo thời điểm trong năm. Ví dụ như mùa nắng – mùa cao điểm vào các tháng 5, 6,7.., hoặc khi có sản phẩm mới thì Phòng kế hoạch thị trường mới tiến hành quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi. Vì vậy khi phát sinh chi phí thì tập hợp chứng từ chuyển Phòng kế toán để thanh toán.
Chi phí quản lý DN: Kiểm soát khoản mục này chủ yếu dựa vào các chứng từ gốc như hóa hơn, giấy đi đường, các phiếu yêu cầu….
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý DN phát sinh ở Công ty kế toán tập hợp vào cuối kỳ và sau đó chỉ so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí kế hoạch từ đó có phương pháp điều chỉnh và lập kế hoạch cho kỳ tới. Tuy nhiên, Công ty không phân tích biến động chi phí để kiểm soát các khoản mục này. Do đó không thấy được trách nhiệm của bộ phận nào cũng như biến động cá biệt của mỗi loại chi phí đối với tổng chi phí.
2.3. Đánh giá thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Công ty CP nước khoáng Bang – Quảng Bình Bang – Quảng Bình
2.3.1. Những kết quảđạt được
Qua nghiên cứu công tác kế toán quản trị chi phí tại Công ty CP nước khoáng Bang – Quảng Bình, có thể thấy rằng: Công ty phần nào đã tổ chức kế toán quản trị chi phí phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của Công ty.
Lập kế hoạch: Hàng năm, Công ty đã chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh: kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch giá thành sản phẩm và xây dựng định mức tiêu hao NVL cho từng loại nước khoáng.
Phân loại và theo dõi chi phí: Công ty tiến hành phân loại theo khoản mục chi phí đã giúp cho việc quản lý chi phí được thuận lợi hơn, đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin chi phí trên báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước.
Tính giá thành sản phẩm: Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm nước khoáng, khá phù hợp với đặc điểm tổ chức và quy trình sản xuất của Công ty.
Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh: Thực hiện thông qua so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch.
2.3.2. Những vấn đề tồn tại
Công ty chưa nhận thức đầy đủ được tầm quan trọng của thông tin kế toán quản trị chi phí phục vụ cho việc ra các quyết định trong quản lý. Vì thế, các nội
dung kế toán quản trị chi phí tại Công ty như: phân loại chi phí, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kiểm soát chi phí, chưa được thực hiện đầy đủđể phục vụ quản trị SXKD. Cụ thể:
- Lập kế hoạch, dự toán sản xuất kinh doanh chỉ dựa trên một mức độ hoạt động, vì vậy không phù hợp với việc phân tích và kiểm soát chi phí.
- Tính giá thành sản phẩm: Công ty tính giá thành sản phẩm theo phương pháp toàn bộ, qua đó chủ yếu là phục vụ cho KTTC mà chưa cung cấp thông tin hữu ích về chi phí phục vụ cho việc ra quyết định ở các mức hoạt động khác nhau.
- Phân loại chi phí: Hiện nay việc phân loại chi phí tại Công ty chủ yếu dựa trên những quy định của Nhà nước, những chi phí này được phân loại và ghi chép trên các tài khoản kế toán nhằm tổng hợp để tính toán, lập bảng tính giá thành sản phẩm và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Chưa quan tâm đến việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí để phục vụ cho yêu cầu kế toán quản trị chi phí của Công ty. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm quản trị nội bộ ở Công ty chưa cao, chưa thấy hết tầm quan trọng của thông tin do kế toán quản trị cung cấp trong việc ra quyết định quản trịở Công ty.
- Kiểm soát chi phí sản xuất kinh doanh: chỉ dừng lại ở mức độ so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch. Phân tích thông tin chi phí chưa được quan tâm và chú trọng đúng mức, chưa khai thác được các kỹ thuật phân tích thông tin chi phí của KTQT đểđánh giá các nhân tốảnh hưởng, hay lựa chọn các phương án kinh doanh.
- Chưa thiết lập được hệ thống báo cáo nội bộ phục vụ cho quản trị chi phí ở Công ty. Nhìn chung hiện nay Công ty chủ yếu thực hiện báo cáo tài chính bắt buộc của kế toán tài chính chứ chưa thực hiện vận dụng các biểu mẫu để phục vụ quản trị nội bộở Công ty.
- Tổ chức bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy kế toán ở Công ty chủ yếu tập trung vào công tác thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin KTTC. Công tác KTQT chi phí chỉđược thực hiện đan xen, chung chung chưa có sự phân công, phân nhiệm trong bộ máy kế toán Công ty. Công ty chưa thấy được tầm quan trọng của việc thu
thập, xử lý, phân tích thông tin KTQT chi phí để phục vụ cho yêu cầu quản trị nội bộ, cũng như yêu cầu ra quyết định trong kinh doanh.
Tóm lại: Việc thực hiện KTQT chi phí tại Công ty chưa đáp ứng được nhu cầu cho nhà quản lý trong điều kiện cơ chế thị trường như hiện nay.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Quan nghiên cứu thực tế ở Công ty CP nước khoáng Bang - Quảng Bình, luận văn đã trình bày thực trạng KTQT chi phí ở Công ty thông qua việc tìm hiểu các nội dung của KTQT chi phí như phân loại chi phí, tập hợp chi phí và tính giá