BẢN CHẤT, CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 22 - 37)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

1.2. BẢN CHẤT, CÁC NGUYÊN TẮC VÀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT

Sự ra đời của WTO đánh dấu một bước phát triển mang tính lịch sử của thương mại thế giới. WTO là kết quả của vòng đàm phán cuối cùng của GATT và GATT trở thành một bộ phận quan trọng của WTO. WTO trở thành một tổ chức mang tính thể chế pháp lý của hệ thống thương mại đa phương, WTO đưa ra những nghĩa vụ có tính nguyên tắc để chính phủ của các nước thành viên thiết lập khuôn khổ, các luật lệ và các quy định thương mại trong nước phù hợp với nền thương mại thế giới. Mặc dù GATT là một bộ phận cấu thành của WTO song sự kế thừa đó không chỉ đơn giản là sự cập nhập các văn bản của GATT, mà WTO đã thay thế hoàn toàn GATT với những đặc điểm, chức năng và vai trò cũng như phạm vi hoạt động trong thương mại quốc tế. Điều này được thể hiện ở một số điểm nổi bật sau:

Thứ nhất, cơ cấu tổ chức và cơ sở pháp luật của WTO kiện toàn. Thể chế WTO không những đƣa GATT vào áp dụng chính thức mà còn thành lập một cơ cấu tổ chức tổng thể chặt chẽ, có số lƣợng lớn nhân viên và là một tổ chức mang tính thể chế với các quy tắc chặt chẽ. Nhƣ vậy, WTO sẽ có địa vị ngang bằng với các tổ chức quốc tế khác về pháp luật. WTO là một pháp thể quốc tế về thương mại, được hưởng quyền đặc miễn và miễn trừ. Trong khi GATT là một loạt các quy định của hiệp định đa phương mang tính chất hợp đồng giữa các

quốc gia, không có nền tảng thể chế, chỉ có một ban thƣ ký nhỏ với mục đích ban đầu là thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO).

Thứ hai, WTO là một thể chế thống nhất. WTO tạo ra sự cân bằng hơn về nghĩa vụ và quyền lợi của các bên ký kết, mặt khác tổ chức này còn tạo lập các quy tắc trò chơi mang tính khoa học và hạn chế đƣợc những mâu thuẫn trong các hiệp định đã ký kết. WTO là một tổ chức không chỉ có tính thể chế mà còn là môt tổ chức có những cam kết đầy đủ, minh bạch và ổn định lâu dài. Trong khi GATT hoạt động trên cơ sở những cam kết mang tính tạm thời và không có tính bắt buộc, sao hơn 40 năm hoạt động mới chon phương án sửa đổi thành cam kết vĩnh viễn.

Thứ ba, phạm vi áp dụng rộng rãi, phạm vi áp dụng của GATT nhỏ hẹp đơn nhất, quy tắc của nó chỉ đề cập đến thương mại hàng hoá hữu hình. Thể chế WTO đƣợc phát triển trên cơ sở GATT, đã tăng thêm những quy tắc mà vòng đàm phán Urugoay đã thông qua những sửa đổi và quy định mới. Do vậy, WTO đã mở rộng phạm vi điều chỉnh ra cả các Hiệp định về thương mại dịch vụ (GATs), Hiệp định về đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMs), Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại (TRIPs), Hiệp định về môi trường….và nhiều lĩnh vực khác mà GATT không thể có.

Thứ tư, các Hiệp định của WTO phần lớn là Hiệp định đa phương bao gồm các cam kết của các nước để trở thành thành viên đầy đủ. Trong khi đó, kể từ khi thành lập GATT (1947) cho đến những năm 80 phần lớn là những cam kết có tính song phương và lấy kết quả đàm phán của nước xuất khẩu lớn nhất và nước nhập khẩu lớn nhất của một mặt hàng nào đó làm đại diện cho các thành viên thực hiện. Mãi sau những năm 80 các hiệp định đa phương mới đươc thực hiện.

Thứ năm, WTO đã hoàn thiện về cơ chế giải quyết tranh chấp. Cơ chế giải quyết tranh chấp tổng hợp mà WTO thiết lập đã kiện toàn tất cả các thủ tục, đặc biệt đã tăng cường giám sát hiệu quả đối với việc thực thi tài quyết. Cơ chế giải quyết tranh chấp tổng hợp áp dụng mọi quyết định và hiệp định của thể chế này.

Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO có tính chất bắt buộc, khả năng thực thi cao, giải quyết nhanh chóng và năng động hơn, giảm nguy cơ cố tình không thực hiện hoặc kéo dài thời gian thực thi. Mặt khác, trong cơ chế giải quyết

tranh chấp của WTO tiếng nói của các nước ĐPT có trọng lượng hơn và mang tính công bằng hơn.

WTO đã thiết lập được một cơ chế thẩm nghị chính sách thương mại hợp lý. Cơ chế thẩm nghị chính sách một mặt tăng cường giám sát việc thực thi các cam kết của các thành viên và tăng tính minh bạch của chính sách các nước, mặt khác nó còn giúp cho việc cải thiện quan hệ thương mại giữa các bên ký kết.

WTO tăng cường hợp tác điều phối các chính sách kinh tế toàn cầu. WTO tăng cường quan hệ và hợp tác với các tổ chức quốc tế khác IMF, WB… Điều này giúp tăng cường, điều chỉnh các chính sách kinh tế, thương mại toàn cầu khiến cho WTO phát huy đƣợc vai trò to lớn của mình. Bên cạnh đó, WTO đã tăng cường quyền chủ động của các bên ký kết và có chính sách ưu đãi cho LDCs.

Tuy nhiên, bên cạnh những khác biệt của WTO và GATT (1947), chúng ta đều biết GATT (1994) là sự kế thừa và phát triển GATT (1947) và là một bộ phận cấu thành của WTO. Do đó, WTO vẫn tiếp tục phát huy chức năng, tác dụng về thương mại hàng hoá quốc tế trong tổ chức này.

Quy trình ra quyết định của WTO là tiếp tục truyền thống của GATT theo nguyên tắc đồng thuận chứ không theo tỉ lệ đóng góp phí trong khi phí đóng góp dựa vào khối lượng thương mại của các thành viên. Trong trường hợp nếu không đạt đƣợc sự đồng thuận thì thoả thuận WTO cho phép đầu phiếu theo nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số và mỗi nước một phiếu. Và như vậy, có thể coi, ít ra về hình thức, WTO mang tính chất dân chủ hơn IMF và WB, nơi mà số phiếu tỉ lệ thuận với tổng số tiền đóng góp của mỗi nước.

Chức năng chủ yếu của WTO là: điều hành và thực thi các Hiệp định thương mại – dịch vụ đa biên và Hiệp định giữa các bên cấu thành WTO nhằm thúc đẩy tự do hoá thương mại – dịch vụ toàn cầu; hoạt động với tính chất như một diễn đàn cho các cuộc thương lượng mậu dịch đa biên; tìm kiếm các giải pháp xử lý các tranh chấp thương mại; xem xét và tư vấn cho việc cải cách các chính sách kinh tế nói riêng ở các quốc gia thành viên; hợp tác với các thiết chế quốc tế khác liên quan đến việc hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.

1.2.2. Các nguyên tắc của WTO

Định ƣớc cuối cùng của Vòng đàm phán Urugoay và các phụ lục kèm theo là một văn kiện có phạm vi điều chỉnh rộng lớn nhất và có tính chất kỹ thuật

pháp lý phức tạp nhất trong lịch sử các văn kiện quốc tế. Về dung lƣợng, các hiệp định đƣợc ký tại Marrakesh và các phụ lục kèm theo bao gồm 50.000 trang, trong đó riêng 500 trang quy định về các nguyên tắc và nghĩa vụ chung của các nước thành viên như sau:

 Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới.

 20 hiệp định đa phương về thương mại hàng hóa.

 4 hiệp định đa phương về thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp, kiểm điểm chính sách thương mại;

 4 hiệp định nhiều bên về Hàng không dân dụng, mua sắm của chính phủ, sản phẩm sữa và sản phẩm thịt bò;

 23 tuyên bố và quyết định liên quan đến một số vấn đề chƣa đạt đƣợc thỏa thuận trong Vòng đàm phán Urugoay.

Tổ chức Thương mại Thế giới được xây dựng trên các nguyên tắc nền tảng:

Nguyên tắc tối huệ quốc (MFN)

Tối huệ quốc là nguyên tắc quan trọng nhất của WTO. Tầm quan trọng đặc biệt của MFN đƣợc thể hiện ngay tại Hiệp định GATT (mặc dù bản thân thuật ngữ “tối huệ quốc” không đƣợc sử dụng trong điều này). Nguyên tắc MFN đƣợc hiểu là nếu một nước dành cho một nước thành viên một sự đối xử ưu đãi nào đó thì nước này cũng sẽ phải dành sự ưu đãi đó cho tất cả các nước thành viên khác. Thông thường nguyên tắc MFN được quy định trong các hiệp định thương mại song phương. Khi nguyên tắc MFN được áp dụng đa phương đối với tất cả các nước thành viên WTO thì cũng đồng nghĩa với nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử vì tất cả các nước sẽ dành cho nhau sự “đối xử ưu đãi nhất”. Nguyên tắc MFN trong WTO không có tính chất áp dụng tuyệt đối. Hiệp định GATT (1947) quy định mỗi nước có quyền tuyên bố không áp dụng tất cả các điều khoản trong Hiệp định đối với một nước thành viên khác (Trường hợp Mỹ không áp dụng MFN đối với Cuba, mặc dù Cuba là thành viên sáng lập GATT và WTO).

Nếu nhƣ nguyên tắc MFN trong GATT (1947) chỉ áp dụng đối với “hàng hóa” thì trong WTO, nguyên tắc này đã được mở rộng sang thương mại dịch vụ và sở hữu trí tuệ .

Mặc dù được coi là “hòn đá tảng” trong hệ thống thương mại đa phương, Hiệp định GATT (1947) và WTO vẫn quy định một số ngoại lệ và miễn trừ

quan trọng đối với nguyên tắc MFN. Chẳng hạn như GATT quy định các nước thành viên trong các hiệp định thương mại khu vực có thể dành cho nhau sự đối xử ưu đãi hơn mang tính chất phân biệt đối xử với các nước thứ ba, trái với nguyên tắc MFN. GATT (1947) cũng có hai miễn trừ về đối xử đặc biệt và ƣu đãi hơn với các nước đang phát triển. Miễn trừ thứ nhất là việc thiết lập “Hệ thống ưu đãi phổ cập” (GSP) chỉ áp dụng cho hàng hóa xuất xứ từ những nước đang phát triển và chậm phát triển. Trong khuôn khổ GSP, các nước phát triển có thể thiết lập một số mức thuế ƣu đãi hoặc miễn thuế quan cho một số nhóm mặt hàng có xuất xứ từ các nước đang phát triển và chậm phát triển và không có nghĩa vụ phải áp dụng những mức thuế quan ưu đãi đó cho các nước phát triển khác theo nguyên tắc MFN. Miễn trừ thứ hai là “Đàm phán thương mại giữa các nước đang phát triển”, cho phép các nước này có quyền đàm phán ký kết những hiệp định thương mại dành cho nhau những ưu đãi hơn về thuế quan và không có nghĩa vụ phải áp dụng cho hàng hóa đến từ các nước phát triển.

Mặc dù được tất cả các nước trong GATT/ WTO công nhận là nguyên tắc nền tảng, nhưng thực tế cho thấy các nước phát triển cũng như đang phát triển, không phải lúc nào cũng tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc MFN và đã có rất nhiều tranh chấp trong lịch sử của GATT liên quan đến việc áp dụng nguyên tắc này. Thông thường thì vi phạm của các nước đang phát triển dễ bị phát hiện và bị kiện nhiều hơn vi phạm của các nước phát triển.

Năm 1981, Braxin đã kiện Tây Ban Nha ra trước GATT về thuế suất đặc biệt với cà phê chƣa rang. Braxin cho rằng Nghị định 1764/ 79 của Tây Ban Nha quy định các nước thuế quan khác nhau đối với năm loại cà phê chưa rang khác nhau (cà phê Arập chƣa rang, cà phê Robusta, cà phê Côlômbia, cà phê nhẹ và cà phê khác). Hai loại cà phê đầu đƣợc nhập khẩu miễn thuế, ba loại cà phê còn lại chịu mức thuế giá trị gia tăng là 7%. Sau khi xem xét Nghị định nói trên, Nhóm chuyên gia của GATT đã đi đến kết luận nhƣ sau: Hiệp định GATT không quy định nghĩa vụ cho các bên ký kết phải tuân thủ một hệ thống phân loại hàng hóa đặc biệt nào. Tuy nhiên, GATT quy định nghĩa vụ của các Bên ký kết phải dành một sự đối xử như nhau cho những sản phẩm tương tự… Lập luận của Tây Ban Nha biện minh cho sự cần thiết phải có sự đối xử khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau chủ yếu dựa trên những yếu tố địa lý, phương pháp trồng trọt, quá trình thu hoạch hạt và giống. Những yếu tố này tuy có khác nhau

nhƣng không đủ để Tây Ban Nha có thể áp dụng những thuế suất khác nhau đối với từng loại cà phê khác nhau. Đối với tất cả những người tiêu thụ cà phê trên thế giới thì cà phê chưa rang được bán dưới dạng hạt cho dù thuộc nhiều loại khác nhau cũng chỉ là một sản phẩm cùng loại, có tính năng sử dụng duy nhất là để uống mà không phân biệt độ caphêin mạnh hay nhẹ. Năm loại cà phê chƣa rang nhập khẩu có tên trong danh mục thuế quan của Tây Ban Nha đều là những sản phẩm cùng loại. Việc Tây Ban Nha áp dụng một mức thuế quan cao hơn đối với hai loại cà phê là Arập và Robusta, đƣợc nhập khẩu từ Braxin mang tính chất phân biệt đối xử đối với những sản phẩm cùng loại và nhƣ vậy trái với quy định của GATT.

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT)

Nguyên tắc đãi ngộ quốc gia đƣợc hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với các hàng hoá cùng loại trong nước. Trong khuôn khổ WTO, nguyên tắc NT chỉ áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ , các quyền sở hữu trí tuệ, chƣa áp dụng đối với các cá nhân và các pháp nhân. Phạm vi áp dụng của nguyên tắc NT đối với hàng hóa, dịch vụ và sở hữu trí tuệ có khác nhau. Đối với hàng hóa và sở hữu trí tuệ, việc áp dụng nguyên tắc NT là một nghĩa vụ chung, có nghĩa là hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài sau khi đã đóng thuế hoặc được đăng ký bảo vệ hợp pháp phải đƣợc đối xử bình đẳng nhƣ hàng hóa và quyền sở hữu trí tuệ trong nước đối với thuế và lệ phí nội địa, các quy định về mua, bán, phân phối, vận chuyển. Đối với dịch vụ, nguyên tắc này chỉ áp dụng đối với những lĩnh vực, ngành nghề đã được mỗi nước đưa vào trong danh mục cam kết cụ thể của mình và mỗi nước có quyền đàm phán đưa ra những ngoại lệ.

Các nước, về nguyên tắc, không được áp dụng những hạn chế số lượng nhập khẩu và xuất khẩu, trừ những ngoại lệ đƣợc quy định rõ ràng trong các hiệp định của WTO. Cụ thể, đó là các trường hợp: mất cân đối cán cân thanh toán; nhằm mục đích bảo vệ ngành công nghiệp non trẻ trong nước; bảo vệ ngành sản xuất trong nước chống lại sự gia tăng đột ngột về nhập khẩu hoặc để đối phó với sự khan hiếm một mặt hàng trên thị trường quốc gia do xuất khẩu quá nhiều; vì lý do sức khỏe, vệ sinh và vì lý do an ninh quốc gia.

Một trong những ngoại lệ quan trọng đối với nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là vấn đề trợ giá cho sản xuất hoặc xuất hay nhập khẩu. Vấn đề này đƣợc quy định

lần đầu tại GATT (1947) và sau này đƣợc điều chỉnh trong Thỏa thuận Vòng Tokyo 1979 và hiện nay trong Thỏa thuận Vòng đàm phán Urugoay về trợ cấp và thuế đối kháng (SCM). Thỏa thuận SCM có một điểm khác biệt lớn so với GATT (1947) và Thỏa thuận Tokyo ở chỗ nó được áp dụng cho cả các nước phát triển và đang phát triển. Hiệp định mới về trợ giá phân chia các loại trợ giá làm 3 loại hộp: Hộp hổ phách “Amber Box”; Hộp lam “Blue Box”; Hộp lục

“Green Box”.

Riêng về vấn đề hạn chế số lƣợng đối với hàng dệt may đƣợc quy định trong Hiệp định Đa sợi (MFA) và hiện nay đƣợc thay thế bởi Hiệp định về hàng dệt may của Vòng đàm phán Urugoay (ATC). Hiệp định ATC đã chấm dứt 30 năm các nước phát triển phân biệt đối xử đối với hàng dệt may của các nước đang phát triển. Các nước phát triển sẽ có một thời gian chuyển tiếp là 10 năm (tức bỏ hoàn toàn vào 01/01/2005) để bãi bỏ chế độ hạn ngạch về số lƣợng hiện hành.

Hiệp định ATC cũng quy định điều khoản cứu xét đặc biệt đối với một số nhóm nước; ví dụ như các nước cung cấp nhỏ, các nước mới bước vào thị trường, các nước chậm phát triển nhất, các nước đã ký hiệp định MFA từ 1986 cũng như các nước xuất khẩu bông.

Việc áp dụng quy chế đãi ngộ quốc gia trên thực tế đã gây ra rất nhiều tranh chấp giữa các bên ký kết GATT/ WTO bởi một lý do dễ hiểu là nếu các nước dễ chấp nhận nguyên tắc đối xử bình đẳng đối với các nước thứ ba thì nước nào cũng muốn dành một sự bảo hộ nhất định đối với sản phẩm nội địa. Mục tiêu chính của nguyên tắc đãi ngộ quốc gia là tạo ra những điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa nội địa cùng loại. Trong vụ Vênêxuêla kiện Mỹ về thuế môi trường đối với xăng dầu, bồi thẩm đoàn của GATT đã khẳng định lại Điều III. 2 Hiệp định GATT quy định nghĩa vụ của các bên ký kết tạo những điều kiện cạnh tranh bình đẳng cho cả hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa sản xuất trong nước. Trong vụ kiện khác mà Mỹ liên quan đến thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rƣợu và bia, bồi thẩm đoàn của GATT đã khẳng định lại nguyên tắc việc áp dụng thuế nội địa, luật và quy định về mua bán vận chuyển phân phối và sử dụng hàng hóa không đƣợc mang tính chất bảo hộ hàng hóa sản xuất trong nước.

Về vấn đề “doanh nghiệp nhà nước độc quyền thương mại”, Hiệp định không cấm các bên ký kết thành lập hoặc duy trì những doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 22 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)