NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 40 - 45)

CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO

2.1. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO

Tiến trình TDHTM của WTO gắn liền với những thay đổi của nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi xảy ra khủng hoảng tài chính Châu Á. Trong điều kiện hiện nay, để thích ứng với tốc độ tự do hoá diễn ra rất nhanh và nhiều mặt, cần đưa các quy tắc, chính sách nội địa nào có ảnh hưởng tới thương mại hàng hoá và dịch vụ quốc tế hay bóp méo cạnh tranh quốc tế vào phạm vi điều chỉnh trong các thể chế kinh tế toàn cầu.

Do vậy, tiến trình TDHTM của WTO cũng có những thay đổi căn bản để phù hợp với những đặc điểm của nền kinh tế thế giới. Phương pháp đàm phán liên ngành từng đƣợc áp dụng ở Vòng Urugoay trở nên không còn phù hợp. Các đàm phán theo từng ngành dần dần đƣợc tiến hành độc lập với nhau và ngày càng đi vào chiều sâu. GATT cho đến Vòng Urugoay đã không thành lập đƣợc một cơ chế hữu hiệu giải quyết tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên.

Hệ thống thương mại thế giới đòi hỏi phải có một cơ quan chuyên môn giải quyết tranh chấp thương mại theo luật quốc tế đã được các nước thành viên thông qua. Những cam kết tự do hoá trong WTO ngày càng đƣợc mở rộng về nội dung và nâng cao về chất lƣợng. Những thay đổi căn bản đó đƣợc thúc đẩy bởi các nhân tố sau: (1) Các nhân tố mang tính thời đại nhƣ: sự phát triển của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nền kinh tế tri thức hay xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá…(2) Những nhân tố mang tính chính trị nhƣ: hoà bình, ổn định, đối thoại, hợp tác và phát triển bền vững… và (3) những bất cập nội tại bản thân WTO.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả không phân tích hai nhân tố đầu mà chỉ đi sâu phân tích những bất cập nội tại bản thân WTO tác động tới tiến trình TDHTM, những bất cập đó đƣợc thể hiện ở các điểm chủ yếu sau:

Thứ nhất, hàng rào thương mại của các nước phát triển áp đặt cho các nước ĐPT vẫn còn cao

Các hàng rào thương mại khác ở những nước công nghiệp phát triển là thấp, nhƣng thuế quan và các hàng rào thuế quan của họ đánh vào hàng xuất khẩu của các nước ĐPT vẫn rất cao. Các hàng hoá chịu những mức thuế quan cao như vậy chủ yếu là những hàng hoá của các nước ĐPT có lợi thế cạnh tranh nhƣ nông sản, thuỷ sản, giày da và dệt may. Chẳng hạn, các nông sản chủ lực như thịt, đường, sữa, các sản phẩm bơ sữa và sôcôla xuất sang các nước Mỹ, Nhật Bản, Canađa và EU thường chịu mức thuế từ 100% trở lên; chuối nhập vào EU bị đánh thuế 180%; lạc bóc vỏ vào thị trường Nhật Bản và Mỹ bị đánh thuế tương ứng là 550% và 132 %.

Các nước phát triển còn áp đặt những mức thuế quan đặc định lên rất nhiều hàng hoá. Đây là hình thức thuế quan không đánh vào giá trị xuất khẩu, mà vào những tiêu chuẩn kiểu nhƣ trọng lƣợng hàng hoá v.v…Gần 12,5% các dòng thuế quan của EU và trên 14% các dòng thuế quan của Mỹ sử dụng các mức thuế quan đặc định chứ không phải là thuế theo giá hàng. Nếu nhìn vào những tỷ lệ này sẽ có cảm giác là mức độ bảo hộ ở hai thị trường này thấp, song thực tế ra nếu tính tương đương theo giá trị hàng hoá thì mức thuế quan này rất cao.

Thuế quan leo thang cũng được nhiều nước công nghiệp phát triển sử dụng để chống lại sự cạnh tranh của hàng chế tạo và chế biến từ các nước ĐPT trong khi vẫn khai thác được các nguyên vật liệu từ các nước này, bất chấp những mong đợi là các cam kết sau Vòng Urugoay sẽ san bằng chênh lệch theo giai đoạn chế biến bằng cách giảm các mức thuế quan cao, thuế đỉnh vào thành phẩm. Ví dụ ở Mỹ, thuế quan trung bình đối với thành phẩm cao hơn vật liệu thô 5 lần. Thực phẩm chế biến toàn bộ nhập khẩu vào các nước Nhật Bản, Canađa và EU bị đánh thuế suất lần lƣợt là 65%, 42% và 24%. Nhƣng nếu chỉ là thực phẩm sơ chế, thì mức thuế chỉ còn là 35% và 15%.

Thứ hai, các nước phát triển tiếp tục bảo hộ ngành nông nghiệp của mình Để bảo hộ khu vực nông nghiệp của mình, các nước phát triển đã duy trì các mức thuế quan cao (thuế quan đỉnh, thuế quan leo thang, thuế quan đặc định) và các hàng rào phi thuế đối với các sản phẩm nông nghiệp nhập từ các nước ĐPT. Gần 98% các mức thuế quan đỉnh ở EU và 85 % các mức thuế quan đỉnh ở Nhật Bản đƣợc áp dụng đối với nông sản. So với sản phẩm công nghiệp, các mức thuế quan trung bình đánh vào sản phẩm nông nghiệp cao hơn sản phẩm công nghiệp là 641% ở Nhật Bản. 33% ở EU và 100% ở Mỹ.

Như vậy, tự do hoá thương mại nông nghiệp như đã nhất trí trong vòng Urugoay bị các nước phát triển cản trở bằng cách sử dụng thuế quan một cách thiếu công bằng. Thoả thuận về Nông nghiệp năm 1994 đã xác định một khuôn khổ có thể cho phép đàm phán những vấn đề về nông nghiệp trong WTO nhƣng nó đã đem lại các lợi ích lớn cho các nước ĐPT. Cần lưu ý rằng thoả thuận về nông nghiệp hầu như chưa đạt được tiến bộ gì về mở cửa thị trường. Thực tế, mức độ bảo hộ nông nghiệp của các nước phát triển giảm không nhiều. Thời kỳ 1986 – 1988, các khoản trợ cấp của các nước phát triển tương đương với 51%

toàn bộ sản lƣợng nông nghiệp của họ, và 14 năm sau (2002), sau khi thực hiện các cam kết Urugoay, chúng vẫn chiếm 48% toàn bộ sản lƣợng nông nghiệp – khoảng 320 tỷ USD. Các biện pháp mang bản chất bóp méo thương mại của các nước phát triển đã cản trở xuất khẩu trong nông sản của các nước ĐPT thông qua kìm chế giá cả thế giới và do đó, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nông dân ở các nước này. Các hình thức trợ cấp trong nước làm sai lệch giá trị thực tế trên thị trường nông sản thế giới ở mức 31%. Hỗ trợ xuất khẩu bóp méo giá trên thị trường thế giới ở mức độ 13%. Còn các điều kiện tiếp cận thị trường làm sai lệch giá nông sản thế giới đến 52%. Theo UNDP, ước tính rằng hàng năm, chủ nghĩa bảo hộ và trợ cấp của các nước công nghiệp gây thiệt hại cho các nước ĐPT khoảng 24 tỷ USD thu nhập nông nghịêp và công- nông nghiệp. Mỹ Latinh và Caribê mất khoảng 8,3 tỷ USD thu nhập hàng năm từ nông nghiệp. Châu Á mất khoảng 6,6 tỷ USD. Châu Phi, Nam Shahara mất gần 2 tỷ USD. Thêm vào đó, quyết định đầu tư ở các nước mà thương mại ảnh hưởng bởi sự hỗ trợ của các nước phát triển còn bị bóp méo.

Thứ ba, tự do hoá thương mại ngành dịch vụ mang lại nhiều lợi ích cho các nước phát triển

Dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong thương mại thế giới và trong tổng sản phẩm nội địa của cả nước công nghiệp phát triển lẫn đang phát triển.

Nó là nhân tố “đầu vào” then chốt trong sản xuất tất cả các hàng hoá. Việc tự do hoá dịch vụ có thể đem lại thịnh vƣợng lớn – lớn hơn rất nhiều lợi ích có đƣợc từ hàng nông sản và hàng công nghiệp. Nhƣng vòng Urugoay chỉ tập trung tự do hoá các ngành dịch vụ chủ yếu có lợi cho các nước phát triển (ví dụ, dịch vụ tài chính). Còn các ngành dịch vụ cần nhiều lao động vốn là lợi thế so sánh của các nước đang phát triển như: xây dựng, vận tải biển, dịch vụ y tế đã không được

chú ý nhiều. Các nước ĐPT đã chấp nhận tự do hoá thương mại dịch vụ để đổi lấy việc mở thị trường ở các nước phát triển cho các lao động của họ. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết các cam kết của các nước phát triển chỉ đơn giản là duy trì tình trạng hiện tại mà không mở cửa thị trường theo đúng nghĩa. Nhiều cam kết chưa được tạo ra theo phương thức có lợi nhất cho các nước ĐPT.

Ngoài ra, các nhà xuất khẩu dịch vụ ở các nước ĐPT gặp phải nhiều rào cản không cho tiếp cận thị trường trong nhiều ngành dịch vụ ở các nước phát triển mà họ có khả năng cạnh tranh. Những rào cản chủ yếu là các tình trạng chống cạnh tranh, sự thống lĩnh thị trường, hạn chế kinh doanh, trợ cấp và những rào cản khác.

Thứ tư, các nước phát triển tiếp tục sử dụng hạn ngạch và các hàng rào phi thuế quan khác để tăng cường bảo hộ

Các nước phát triển tiếp tục sử dụng hạng ngạch và các rào phi thuế khác – thực chất là tăng cường bảo hộ. Trong giai đoạn sau Vòng Urugoay, chỉ có 1,2% các dòng thuế quan gặp các hàng rào phi thuế ở 4 nước và khu vực lớn:

Mỹ, EU, Nhật Bản và Canađa. Hầu hết các hàng rào phi thuế đƣợc áp dụng cho các sản phẩm nông nghiệp (ví dụ hạn ngạch thuế quan) và hàng dệt may (hạn ngạch trong khuôn khổ Hiệp định Đa sợi). Các nước phát triển còn áp dụng nhiều biện pháp bảo hộ phi thuế khác như hiệp định xâm nhập thị trường có trật tự và các biện pháp khu vực xâm phạm không bị trừng phạt, gồm hạn chế xuất khẩu tự nguyện, quy tắc xuất xứ và các biện pháp chống bán phá giá.

Từ năm 1995 việc sử dụng các biện pháp chống bán phá giá, đối kháng và tự vệ tăng lên rất nhiều. Số các vụ điều tra về bán phá giá tăng lên liên tục từ 157 năm 1995 lên tới đỉnh điểm là 355 năm 1999 và 347 năm 2001. Khoảng 60% trường hợp là do các nước phát triển khởi kiện, và 72% trong số đó là nhằm vào các nước ĐPT. Trong quá trình này người thiệt hại nhiều nhất thường là các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ ở các nước ĐPT.

Thứ năm, các nước phát triển áp đặt các yêu cầu về môi trường, nhãn mác, đóng gói và nguồn gốc xuất xứ lên thương mại

Ngày càng có nhiều những yêu cầu về môi trường và sức khoẻ áp đặt lên thương mại xuất phát từ các nước phát triển. Thoả thuận về các biện pháp vệ sinh và vệ sinh thực phẩm có nguồn gốc thực vật và thoả thuận về các rào cản kỹ thuật trong thương mại tuyên bố rằng, các tiêu chuẩn và các quy định này

không được sử dụng tuỳ ý vào mục đích bảo hộ và không ảnh hưởng bất lợi đến thương mại khi bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Tuy nhiên hiện nay, nhiều nước nhập khẩu vẫn tự ý áp đặt các quy định hay các tiêu chuẩn như thanh tra những sản phẩm nhập khẩu, ấn định các mức dƣ lƣợng thuốc trừ sâu tối thiểu đƣợc phép, những yêu cầu về nhãn mác và đóng gói. Họ còn ấn định các tiêu chuẩn về môi trường nghiêm ngặt hơn rất nhiều so với các tiêu chuẩn quốc tế, và do đó cản trở rất nhiều. Chẳng hạn, Nhật Bản ấn định dƣ lƣợng thuốc trừ sâu DDT đối với thuốc lá chƣa chế biến là 0,4 phần triệu trong khi tiêu chuẩn quốc tế là 6 phần triệu. Tiêu chuẩn này khiến cho thuốc lá sợi của Ấn Độ với dƣ lượng DDT là 1-2 phần triệu không thâm nhập được vào thị trường Nhật Bản.

Hay nhƣ EU áp dụng một tiêu chuẩn mới về độc tố để giảm rủi ro về sức khoẻ – giảm xấp xỉ 1,4 người chết trên tỷ người trong 1 năm, trong khi dân số toàn Liên minh chưa đến nữa tỷ người. Tuân thủ tiêu chuẩn này thì ngũ cốc, hoa quả và lạc khô của Châu Phi xuất sang EU sẽ giảm 64%, tương đương với mất khoảng 670 triệu USD.

Thứ sáu, sự gia tăng các Hiệp định thương mại khu vực và sự méo mó của mô hình thương mại và đầu tư

WTO không ngăn cản khả năng các nước thành viên tham gia các Hiệp định thương mại khu vực và song phương. Tuy nhiên, việc gia tăng các hiệp định thương mại khu vực đã làm cho thương mại nội khối trong khuôn khổ các hiệp định này tăng nhanh hơn thương mại ngoài khối. Chính xu hướng này có nguy cơ làm chệch hướng thương mại. Các hiệp định thương mại khu vực hoạt động như là những hàng rào bảo hộ chống lại xuất khẩu của các nước không phải là thành viên. Các ưu đãi của hiệp định thương mại khu vực dành cho các nước thành viên cũng làm xói mòn các ưu đãi của hệ thống ưu đãi phổ cập dành cho các nước ĐPT.

Các hiệp định thương mại khu vực giữa các nước ĐPT cũng đang có xu hướng tự mở rộng để hội nhập với các nước phát triển. Những ưu đãi thương mại mà các nước ĐPT nhận được khi tham gia vào các hiệp định thương mại khu vực với các nước phát triển sẽ làm lệch hướng thương mại của họ với các nước phát triển khác. Chẳng hạn, trong khi xuất khẩu hàng dệt may của Mêhicô sang Canađa, và của các nước Đông Âu sang EU tăng liên tục trong các năm 1998, 1999, thì xuất khẩu mặt hàng này của các nước Nam Á (mặt hàng xuất

khẩu quan trọng nhất của các nước này) lại vô cùng nhỏ do chệch hướng thương mại, hàng rào thuế quan và phi thuế quan.

Ngoài việc làm chệch hướng, các mô hình thương mại có lợi cho các đối tác trong hiệp định thương mại khu vực và phận biệt đối xử với các nước thứ ba, các hiệp định này còn có xu hướng bóp méo các quyết định đầu tư. Các khối thương mại khu vực có những lợi thế bổ sung vì họ vẫn có thể sử dụng các công cụ chính sách để phát triển cơ cấu ngành của mình. Chẳng hạn nhƣ, qui tắc xuất xứ trong khuôn khổ những miễn trừ của hiệp định thương mại trong khu vực trong các hiệp định của WTO mà chúng không áp dụng cho các thành viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)