CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO
2.2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
2.3.2. TÁC ĐỘNG CỦA VÒNG ĐÀM PHÁN ĐÔ HA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐPT
Các vấn đề của VĐP Đô ha là rất tham vọng, do vậy tiến trình đàm phán TDHTM tiến triển chậm chạp và đầy rẫy những mâu thuẫn. Mặc dù mâu thuẫn lợi ích giữa các nhóm nước là không dễ giải quyết song tiến trình Đô ha đang đi đến những giai đoạn cuối cùng. Những tác động của vòng đàm phán này là rất lớn cả về tích cực lẫn tiêu cực, những tác động này không chỉ tác động tới các nước ĐPT mà còn gây ảnh hưởng tới các nước phát triển. Tuy nhiên, do đặc điểm khác biệt của mình nên các nước ĐPT gặp không ít khó khăn. Sau đây tác giả sẽ xem xét tác động của vòng đàm phán Đô ha đối với các nước ĐPT trên tất cả các khía cạnh : nông nghiệp, dịch vụ và công nghiệp:
- Các nước ĐPT đặc biệt là các nước xuất khẩu nông sản, những tác động của vòng Đô ha trong việc mở cửa thị trường nông nghiệp đã mang lại những lợi ích nhất định, họ trở nên có được những thị trường rộng lớn, có điều kiện để tăng khả năng cạnh tranh và mở rộng quy mô sản xuất. Tuy nhiên, đối với các nước ĐPT nhập khẩu nông sản thì việc giảm và loại bỏ hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu lại làm cho những nước này nhập khẩu hàng hoá nông sản với giá cao hơn, làm tăng nhu cầu về ngoại tệ, thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai. Do vậy, những yêu cầu của vòng đàm phán Đô ha trong lĩnh vực nông nghiệp có sự tác động không giống nhau giữa các nước nhập khẩu và các nước xuất khẩu nông sản.
- Những cam kết trong việc mở của thị trường hàng công nghiệp trước yêu cầu của Đô ha sẽ mang lại những cơ hội cho một số nước ĐPT có nền công nghiệp cạnh tranh như: một số nước NIC, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài loan…
song nó mang lại những bất lợi cho các nước ĐPT kém hơn, những bất lợi đó đƣợc thể hiện :
+ Việc định ra cách tiếp cận theo công thức “phi tuyến tính” cho từng dòng thuế. Theo cách tiếp cận này thì mức thuế quan đối với hàng phi nông sản (chủ yếu là hàng công nghiệp) sẽ bị cắt giảm mạnh, đặc biệt đối với những mặt hàng hiện đang có mức thuế suất nhập khẩu cao. Những nước ĐPT hiện có mức thuế quan ràng buộc đối với hàng công nghiệp khá cao để bảo hộ nền công nghiệp trong nước sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Trong khi mức độ cắt giảm của các nước có mức thuế quan thấp sẽ không đáng kể ngay cả đối với cách cắt giảm “tuyến
tính” (tức là các nước đều cắt giảm một mức như nhau). Như vậy, thực tế lợi ích tiếp cận thị trường của các nước ĐPT thấp hơn rất nhiều. Sự chênh lệch này càng lớn hơn khi áp dụng công thức “phi tuyến tính”.
Nguồn thu từ thuế quan đối với các nước ĐPT là rất lớn và việc cắt giảm thuế quan theo cam kết NAMA sẽ làm giảm rất đáng kể nguồn thu này của các nước ĐPT. Trong khi với các nước phát triển thì nguồn thu từ thuế quan chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, ví dụ: ở Nhật con số đó là 2% còn ở EU là 5%. Do đó việc cắt giảm nguồn thu từ thuế quan sẽ không có ảnh hưởng đáng kể đối với các nước phát triển. Do đó, việc thay thế nguồn thu nhập này bằng các nguồn thu nhập khác nhƣ thuế thu nhập, các khoản phí hợp lệ v.v…là đòi hỏi cấp thiết đối với các nước ĐPT.
Việc cắt giảm mạnh thuế ở các nước ĐPT được dự đoán sẽ làm tăng xuất khẩu và nhập khẩu, tuy nhiên mức tăng nhập khẩu sẽ nhanh hơn. Đối với tác động lên sản lƣợng, sự gia tăng trong các ngành dệt may, quần áo nhƣng lại giảm sút sản lượng của các ngành có hàm lượng công nghệ cao hơn như phương tiện chuyên chở, hóa chất một số ngành khác. Ví dụ, đối với các nước Đông Nam Á, các ngành dệt may và quần áo sẽ có lợi trong khi ngành chế tạo phương tiện vận tải đƣợc dự báo sẽ giảm sút 12%.
+ Khung khổ NAMA kêu gọi các nước ĐPT từ bỏ quy chế linh hoạt, cho phép các nước này được lựa chọn số lượng dòng thuế họ muốn cam kết và mức thuế cam kết. Quyết định trong “Gói tháng bảy” chủ trương ít nhất 95% dòng thuế phải đƣợc cam kết cắt giảm (95% dòng thuế này phải đại diện cho ít nhất 95% giá trị nhập khẩu), rất nhiều mức thuế phải cắt giảm tới mức thuế rất thấp.
Việc cắt giảm này bắt đầu đối với các dòng thuế đã cam kết trước đó để từ khi lộ trình cam kết đã hoàn tất, 5% dòng thuế còn lại cũng buộc phải đƣa vào lộ trình giảm thuế với mức cam kết khởi đầu không đƣợc cao hơn hai lần so với mức thuế quan tối huệ quốc áp dụng trong năm 2001. Nhƣ vậy, mức thuế cam kết mới có thể dẫn đến sự cắt giảm mạnh các mức thuế áp dụng hiện hành và các mức thuế đã cam kết tại các nước ĐPT. Các nước ĐPT cũng phải từ bỏ sự linh hoạt của “khu vực an toàn” khi họ không đƣợc phép nâng mức thuế không cam kết lên cao tùy ý trong trường hợp hàng nhập khẩu lan tràn đe dọa ngành sản xuất nào đó trong nước.
Điều này sẽ dẫn đến việc vô hiệu hóa công cụ thuế quan nhƣ là một chính sách công nghiệp hóa mà các nước ĐPT đang áp dụng. Các hiệp định của WTO
nhƣ: Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng, Hiệp định TRIMs đã loại bỏ các công cụ công nghiệp hóa truyền thống và các nước phát triển ngày nay đã sử dụng nhƣ các biện pháp về trợ cấp, các ràng buộc về tỷ lệ nội địa hóa. Những công cụ công nghiệp hóa mà các nước ĐPT có thể vận dụng hợp pháp là các khoản đầu tư vào R&D, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xúc tiến thương mại v.v… Những khoản đầu tư này đều vượt quá khả năng của hầu hết các nước ĐPT, đặc biệt là trong tình hình nguồn thu từ ngân sách bị cắt giảm mạnh do những cắt giảm từ thuế quan. Trong bối cảnh đó, các nguồn vốn từ bên ngoài đặc biệt là FDI đóng một vai trò sống còn. Hầu hết các nước đang dành được kết quả khả quan trong công nghiệp hóa nền kinh tế (Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam v.v…) đều khẳng định nhận xét này. Để cạnh tranh các nguồn FDI, xu hướng ký kết các hiệp định ưu đãi (PTA), song phương (BTA) và/hoặc khu vực (RTA), đang ngày càng phát triển, đặc biệt là trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
+ Trong quyết định “Gói Tháng bảy” quy định rằng việc áp dụng cách tiếp cận theo lĩnh vực là bắt buộc và các mức thuế này phải giảm dần đến 0%. Quyết định này còn để ngỏ khả năng tăng số các lĩnh vực áp dụng lên hơn 7 lĩnh vực.
Mặc dù các hạng mục hàng hóa trong từng lĩnh vực đang là vấn đề cần đàm phán, song mỗi khi đàm phán xong thì sẽ áp dụng đồng loạt và bắt buộc. Nói chung, các lĩnh vực được đề xuất đều là những lĩnh vực mà các nước ĐPT bảo hộ cao vì thường được gắn với tiến trình công nghiệp hóa đất nước. Đây rõ ràng là một thách thức to lớn nữa cho các nước ĐPT. Rất nhiều nước ĐPT tại châu Phi, Mỹ Latinh, và vùng Caribê đã và đang phải đối diện với quá trình phản công nghiệp hóa, khi hàng loạt các công ty địa phương còn quá non trẻ không thể cạnh tranh đƣợc với hàng nhập khẩu ồ ạt giá rẻ tràn vào.
Tuy vậy, một số nước ĐPT có năng lực cạnh tranh cao thực thi những cam kết TDHTM lĩnh vực công nghiệp trong điều kiện Đô ha, họ sẽ thu đƣợc những lợi ích nhất định ở một số ngành như ôtô, điện tử, thép…Trường hợp của Trung Quốc là một ví dụ điển hình: Việc gia nhập WTO của Trung Quốc là một thách thức lớn không chỉ đối với các nước ĐPT mà còn đối với các nước phát triển đặc biệt là Mỹ. Trung Quốc có khả năng sản xuất nhiều sản phẩm với số lượng lớn, theo thống kê hiện nước này đang cung cấp tới hơn 50% máy ảnh, 30% ti vi và máy điều hoà nhiệt độ, gần 20% tủ lạnh trên thị trường thế giới, ngoài ra còn một số mặt hàng kỹ thuật cao nhƣ máy tính thế hệ mới, đầu đĩa…Trong năm 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng công nghệ cao của nước này
tăng gần 50%. Trong thị trường Mỹ diễn ra sự tấn công ồ ạt của các sản phẩm Trung Quốc nhƣ: hàng may măc, điện tử, giày dép và một số hàng nông sản. Số tivi do Trung Quốc và Malaysia sản xuất tiêu thụ ở thi trường này tăng từ 210000 chiếc năm 2001 lên gần 3 triệu chiếc năm 2003, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2003 mức thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã ở mức 44 tỷ USD. Hàng Trung Quốc tràn ngập thi trường Mỹ đã làm giá cả ở đây giảm mạnh, tính đến đầu năm 2003 giá tivi giảm 9%, giá hàng dân dụng giảm 1%, dụng cụ thể thao giảm 3%.
Nhƣ vậy, việc thực thi nghĩa vụ giảm thuế các mặt hàng công nghiệp, bên cạnh đạt đƣợc những lợi ích nhất định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước ĐPT phải đối mặt với áp lực cạnh tranh cao từ các nước phát triển. Chỉ những doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, sử dụng hiệu quả các nguồn lực mới có thể tồn tại và phát triển. Và chỉ những quốc gia có những điều chỉnh cơ cấu kinh tế ngành, hàng một cách toàn diện và hợp lý, cải cách cơ chế quản lý kinh tế tốt và nắm bắt đƣợc cách thức công nghiệp hoá mới, dựa vào những yếu tố bảo hộ mới và khôn khéo nhƣ: rào cản kỹ thuật, chính sách chống bán phá giá, tự vệ đặc biệt… và áp dụng những thành tựu khoa học- công nghệ thích hợp mới tránh đƣợc những tác động bất lợi từ tiến trình này.
- Tự do hoá thương mại lĩnh vực dịnh vụ trong vòng đàm phán Đô ha tiến triển chậm chạp, song điều đó không có nghĩa là dừng lại, nó sẽ đƣợc tiếp tục, vấn đề đặt ra là các thành viên phải nhìn nhận nó nhƣ một phần của tiến trình TDHTM toàn diện, và những tác động của nó cũng có sự khác biệt giữa các nhóm nước, các nội dung cam kết và những ngành kinh tế liên quan, trong đó nổi bật là các ngành tài chính, viễn thông, vận tải, kiến trúc.
Trong ngành tài chính, các thành viên đã có những thống nhất khá giống nhau về tác động, vai trò và những lợi ích nhất định khi tự do hoá lĩnh vực này, đặc biệt là tín dụng thương mại và chuyển đổi tài khoản vãng lai rất có ý nghĩa thúc đẩy tự do hoá các ngành khác và là điều kiện thúc đẩy tăng trưởng cho các nước ĐPT. Tuy nhiên, sẽ là khó khăn cho các nước có khu vực tài chính yếu kém là các nước ĐPT và LDCs khi thực hiện tự do hoá tài chính hoàn toàn và ngay lập tức. Bên cạnh đó, cần phải thấy rằng tự do hoá tài chính đối với các nước ĐPT đi đôi với việc gia tăng các khoản vay cho thương mại, song nếu không có một tỉ lệ tiết kiệm cao và sử dụng vốn không thích hợp sẽ làm tổn thương đến nền kinh tế. Do vậy, vấn đề ở đây cũng có những chiều hướng khác
nhau của sự tác động đối với các nền kinh tế khác nhau, song tiến trình đàm phán TDHTM lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ tài chính đặt ra cho các nước ĐPT cần phải tiếp tục cải cách chính sách kinh tế hơn nữa, để tiếp nhận những dịch vụ này khi kết thúc vòng đàm phán Đô ha nhằm tránh đƣợc những tác động bất lợi ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế.
Tóm lai, việc thực thi những cam kết trước những yêu cầu cao của vòng đàm phán Đô ha là không đơn giản cho các nước ĐPT nhất là các vấn đề về kỹ thuật, công nghệ và nguồn vốn để thực thi, chẳng hạn nhƣ thực thi cam kết về chính sách tính giá hải quan đòi hỏi đặt ra cho các nước ĐPT những yêu cầu cao về kỹ thuật, công nghệ, vốn và đội ngũ chuyên trách, bên cạnh đó là những chính sách liên quan cũng phải đồng thời thay đổi, đây là vấn đề không nhỏ mang tính tổng thể của nền kinh tế. Do vậy việc thực thi những cam kết trước yêu cầu của Đô ha đòi hỏi các nước ĐPT phải cân nhắc một cách thận trọng giữa chính sách phát triển kinh tế- xã hội trong nước và những yêu cầu của Đô ha kết hợp với sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, nguồn vốn từ bên ngoài.
- Cuối cùng, xét về tổng thể tiến trình TDHTM trong khuôn khổ Đô ha sẽ tác động lên những thay đổi trong hợp tác song phương và khu vực. Trong điều kiện vòng Đô ha thành công, những nội dung TDH của Đô ha làm cho sự hợp tác song phương và khu vực giảm đi một cách đáng kể, chủ nghĩa song phương và khu vực cũng theo đó giảm đi do những lợi ích mà hệ thống thương mại đa phương này mang lại, các thành viên sẽ tích cực hội nhập đa phương hơn là song phương và khu vực. Do những hiệp định song phương giữa các nước khác nhau thường có những nội dung khác nhau và thường không toàn diện; những sản phẩm được các nước bảo hộ WTO thì hầu như cũng được bảo hộ trong các BTA này. Tuy nhiên, các BTA sẽ tạo điều kiện cho các nền kinh tế cùng muốn bảo hộ, có thể thỏa thuận với nhau trên các khía cạnh khác. Do đó, các BTA thường riêng biệt với từng đối tác khác nhau và rất khó để biến một BTA thành một RTA. Sự chồng chéo các BTA kèm theo quy định về xuất xứ đang tạo thêm các chi phí giao dịch không cần thiết đối với thương mại và đầu tư và điều này cũng sẽ dẫn đến những chồng chéo giữa các BTA với nhau và với WTO. Song tiến triển chậm chạp của VĐP Đô ha, đã làm cho các nước có những quan điểm giống nhau tham gia ký kết các BTA hoặc RTA. Điều đó cho thấy những tồn tại của WTO và VĐP Đô ha, tuy vậy chính điều này cũng tạo nên những động lực
cho WTO và VĐP Đô ha tiếp tục có những thay đổi, cải tổ nhất định để WTO không giảm vai trò của mình trong hệ thống thương mại đa phương.