CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO
2.2. NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CỦA TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI
2.3.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO TIẾN TRÌNH TDHTM TRONG KHUÔN KHỔ WTO
Song trong quá trình tự do hoá thương mại đã phân tích ở trên bên cạnh những vấn đề đã đƣợc thống nhất, tiến trình TDHTM của WTO còn gặp không ít khó khăn, những khó khăn đó xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Một là, cấu trúc của WTO bất cập với tốc độ tự do hoá, việc WTO kết nạp thêm nhiều thành viên, trong khi hiện nay với 2/3 số thành viên của WTO là những nước nghèo tham gia thương mại quốc tế với quy mô nhỏ và tập trung chủ yếu với những hàng hoá nông nghiệp, gia công hàm lƣợng giá trị gia tăng thấp và lợi ích của nhóm nước này bị giảm khi mà các nhóm nước phát triển (OECD) vẫn duy trì mức độ bảo hộ lớn đối với hàng hoá nông sản của họ trong khi buộc các nước ĐPT mở cửa tự do cho các ngành công nghệ cao.
Hai là, biên giới chính sách thương mại của các quốc gia ngày càng trở nên không rõ ràng, đụng chạm tới các lĩnh vực lâu nay vẫn đƣợc coi là thuộc chủ quyền quốc gia như: an toàn thực phẩm, môi trường vv…
Ba là, WTO khủng hoẳng về vai trò là người lãnh đạo. Bên cạnh đó, vai trò lãnh đạo của Mỹ bị sút giảm nghiêm trọng, Mỹ không thể hiện đƣợc vai trò là người khởi xướng và dẫn dắt tiến trình đàm phán này.
Những nguyên nhân này đã cản trở tiến trình đàm phán và có nguy cơ đe doạ đến những nỗ lực hợp tác đa phương, bằng chứng là các nước đã chuyển hướng và đẩy nhanh việc ký kết các hiệp định song phương (FTA) và khu vực.
Điều này sẽ gây tác động không nhỏ tới các quy định đa phương trong hệ thống thương mại toàn cầu.
Mặc dù đã đạt đƣợc những thoả thuận đáng kể song tiến trình TDHTM vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trong đó nổi bật nhất vẫn là mâu thuẫn giữa các thành viên, giữa Mỹ với EU, giữa các nước phát triển với các nước ĐPT và giữa các nước ĐPT với nhau. Mâu thuẫn giữa Mỹ-EU và Nhật Bản tập trung chủ yếu 2 lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ, giữa các nước ĐPT cũng có những mâu thuẫn nhất định; các nước ĐPT có thể phân thành 2 nhóm nước: nhóm thứ nhất là các nước ĐPT có thu nhập cao và có khả năng xuất khẩu lớn, những nước này mong muốn tự do hoá hơn nữa để họ có điều kiện xuất khẩu các mặt hàng cạnh tranh của mình như (Braxin, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ); nhóm thứ 2 là các nước
ĐPT có thu nhập thấp; không có nhiều về lợi thế xuất khẩu, những nước này không mong muốn tự do hoá mạnh mẽ quá mà đổi lại họ đến với tiến trình TDHTM với những yêu cầu về đối xử đặc biệt và có phân biệt, tìm kiếm những ƣu đãi, hỗ trợ kỹ thuật. Do vậy, để dung hoà đƣợc những lợi ích này đòi hỏi WTO phải cân đối đƣợc những lợi ích kể trên, tuy nhiên tiến trình TDHTM trong thời gian vừa qua cho thấy vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra:
2.3.3.1. Vấn đề hỗ trợ xuất khẩu, và trợ cấp trong nước đối với lĩnh vực nông nghiệp
Nền nông nghiệp của Mỹ bị chững lại và chịu sức ép cạnh tranh từ châu Âu và các nước ĐPT. Do vậy đến với tiến trình đàm phán TDHTM Mỹ yêu cầu các nước đặc biệt là các nước ĐPT phải giảm và tiến tới xoá bỏ hỗ trợ trong nước cũng nhƣ trợ cấp xuất khẩu. Trong khi đó, Mỹ lại theo đuổi chính sách trợ giá cho nông dân trong nước. Trợ cấp của Mỹ chiếm 25% giá trị sản lượng nông nghiệp và 1,3% tổng sản phẩm nội địa, trung bình mỗi nông dân nhận đƣợc 22.000 USD chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực lúa mỳ, đường, bơ sữa, mật ong và gạo. Với đạo luật An sinh nông trại và Đầu tƣ phát triển nông thôn có hiệu lực đến 2008, chính sách nông nghiệp mới này không những kéo dài về thời gian áp dụng mà còn mở rộng quy mô trợ cấp cho đậu tương, hạt lấy dầu, bông và một số sản phẩm khác.
EU vẫn tiếp tục trợ cấp cho sản xuất nông nghiệp với chính sách Nông Nghiệp chung theo hướng mở rộng nội dung hộp lam và hộp lục, chuyển những trợ cấp từ hộp lục và hộp hổ phách sang hộp lam. Do đó, những cải cách của EU không những không giảm mà còn cao hơn trước, tỷ trọng trợ cấp trong giá thành nông sản của EU hiện nay là 46%, trong đó Pháp là nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chính sách này. Tuy nhiên khác với Mỹ, EU còn có thêm những ngoại lệ cho các nước ĐPT, nhất là các nước nghèo như ACP.
Đến với tiến trình đàm phán TDHTM, đặc biệt là những nội dung liên quan đến trợ cấp trong nước và hỗ trợ xuất khẩu nông sản Brazin, Nam Phi, Ấn Độ, Trung Quốc nổi lên như là những nước ĐPT có tiềm lực xuất khẩu, họ đã biết liên minh với nhau tạo nên thế đối trọng với Mỹ và EU. Trong đó Ấn Độ và Trung Quốc có vai trò quan trọng nhất, thể hiện những quan điểm đa dạng nhằm bảo vệ lợi ích cho các nước ĐPT. Là nước sản xuất và xuất khẩu nhiều nông sản và thực phẩm do đó quan tâm hàng đầu của Trung Quốc là quyền đƣợc đối đãi ngoại lệ và khác biệt và việc thực thi các điều khoản về quyền này. Trung Quốc
cho rằng đây là vấn đề thể hiện sự phát triển của hệ thống thương mại đa phương giữa các nước có điều kiện phát triển khác nhau, mặt khác đây cũng là vấn đề yếu kém của WTO, do vậy cần phải đàm phán thêm nữa và thực hiện những vấn đề đó trước khi thoả thuận các vấn đề khác.
Trung Quốc kêu gọi một thời hạn cụ thể, đáng tin cậy để loại bỏ trợ cấp xuất khẩu và giảm đáng kể hỗ trợ trong nước, trong đó cần chú ý tới tính nhạy cảm của một số hàng hoá và những yếu tố tác động bất lợi từ bên ngoài đối với các nước ĐPT. Quan điểm của Trung Quốc rất đa dạng và đứng trên lập trường của nhóm G77 và G20, song không có sự mâu thuẩn đáng kể nào.
Là thành viên của G20 và G77 Ấn Độ kiến nghị rằng, hỗ trợ xuất khẩu cần phải được xoá bỏ trước 2010, trợ cấp trong nước cần phải được giảm bớt và phải tạo được một sân chơi bình đẳng trước khi buộc các nước ĐPT mở cửa thị trường. Song đặc điểm của Ấn Độ là một nước ĐPT có thu nhập thấp, vừa xuất khẩu lại vừa phải nhập khẩu nông sản, do đó quan điểm của nước này còn có những mâu thuẫn nhất định. Quan tâm hàng đầu của Ấn Độ là những ƣu đãi đặc biệt và có phân biệt cho nông dân nghèo đảm bảo đƣợc mức thu nhập tối thiểu.
Là một nước nhập khẩu lương thực và theo quan điểm của nhóm G77, Ấn Độ cũng có được những lợi ích khi nhập khẩu lương thực giá rẻ do chính sách hỗ trợ xuất khẩu của các nước mang lại. Song với tư cách là nước xuất khẩu nông sản và thành viên G20, Ấn Độ lại ủng hộ quan điểm TDHTM của nhóm này.
Từ những trường hợp của Mỹ-EU; cho thấy một thực tế là vấn đề trợ cấp xuất khẩu và hỗ trợ trong nước còn có những mâu thuẫn giữa các nước phát triển với nhau trong cách tiếp cận và giải quyết vần đề, đặc biệt là quan điểm và chính sách TDHTM của mỗi nước. Từ quan điểm của Trung Quốc- Ấn Độ cho thấy mặc dù các nước ĐPT đã liên kết với nhau thành một đối trọng trong đàm phán song họ vẫn bị chia rẽ vì mỗi nước lại thuộc một nhóm khác nhau- nhóm xuất khẩu nông sản, nhóm nhập khẩu nông sản, nhóm được hưởng ưu đãi của các nước phát triển và nhóm không được hưởng những ưu đãi đó. Bên cạnh đó thì Achentina, Brazin đang tìm kiếm những giải pháp giải quyết các vấn đề dƣ thừa lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, còn Nam Phi và Tây Phi đang tìm kiếm những vấn đề có lợi cho những mặt hàng nguyên liệu đặc biệt là vấn đền bông. Chính những điều này đã làm cho sức mạnh của G20 và G77 giảm đi đáng kể, ngoài ra sức mạnh đị gảm xuống còn có những nguyên nhân: (1) các nước ĐPT đã được hứa hẹn về việc mở của thị trường mà cơ chế thực thi không rõ
ràng cả về thời gian lẫn nội dung, (2) các nước ĐPT đã và đang chịu sức ép về tự do hoá từ WB, IMF hay những đạo luật của các nước phát triển, (3) một số nước ĐPT đang bị phụ thuộc về kinh tế, chính trị vào Mỹ và EU cũng làm cho quan điểm của họ không đƣợc nhất quán và đấu tranh kém phần mạnh mẽ.
Do vậy, vấn đề giảm hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu đặc biệt là chính sách ƣu đãi đặc biệt và phân biệt là những vấn đề gây nhiều tranh cãi trong tiến trình TDHTM đặc biệt là trong VĐP Đô ha đang đặt ra những khó khăn thách thức cho WTO.
2.3.3.2. Vấn đề về tiếp cận thị trường dịch vụ và hàng phi nông nghiệp
Trong vấn đề tiếp cận thị trường nổi lên 2 vấn đề gây nhiều tranh cãi và thách thức cho tiến trình TDHTM của WTO là: tiếp cận thị trường dịch vụ và tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp.
Đối với lĩnh vực dịch vụ, mặc dù các nước phát triển đặt ra những yêu cầu cao hơn trong việc tự do hóa lĩnh vực này song vẫn còn những trở ngại khi mà các nước ĐPT chưa thực sự nhận được những cam kết đích thực và rõ ràng trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tự do hoá tiếp cận thị trường dịch vụ tập trung chủ yếu vào các phương thức 1-3, đây là lĩnh vực mà các nước phát triển có tiềm lực cạnh tranh tuyệt đối và chi phí nhập ngành rất cao, bên cạnh đó những ngành này ở các nước ĐPT đang được bảo hộ cao, các ngành này vẫn thuộc sự quản lý của nhà nước vì những lợi ích cộng đồng, và hỗ trợ cho các ngành liên quan đặc biệt là một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm tác động tới quốc kế dân sinh, an ninh quốc gia…do vậy tiếp cận thị trường này cũng là một vấn đề không đơn giản cho tiến trình TDHTM của WTO khi mà chưa tìm ra được sự đồng thuận. Trong khi đó, các nước phát triển lại khước từ những yêu cầu của các nước ĐPT trong việc đàm phán lĩnh vực 2- 4 là lĩnh vực mà các nước ĐPT có điều kiện để cạnh tranh.
Việc tiếp cận lĩnh vực này bên cạnh những mâu thuân giữa các nước phát triển và các nước ĐPT thì giữa các nước phát triển với nhau cũng có những mâu thuẫn nhất định đặc biệt là giữa Mỹ, Nhật bản với EU trong lĩnh vực nghe nhìn và nghệ thuật. Nhìn chung việc tiếp cận thị trường này là không mấy khả quan và đang đặt ra nhiều thách thức cho tiến trình TDHTM của WTO song tiến trình đàm phán vẫn đang đƣợc tiếp tục và diễn tiến của nó vẫn đang phụ thuộc rất lớn vào những kết quả đạt đƣợc từ đàm phán nông nghiệp.
Tiếp cận thị trường hàng phi nông nghiệp, được đề ra đầu tiên trong dự thảo tháng 8/2003 tại Hội nghị Can cun. Do bất đồng về phương pháp tiếp cận nên tại hội nghị này vấn đề NAMA chỉ dừng lại ở phương thức cắt giảm Derbez và sau đó được thêm vào phương pháp Critical mass. Bất chấp sự phản đối của các nước ĐPT các phương pháp này vẫn được đưa vào dự thảo làm nền cho các cuộc đàm phán tiếp theo. Cho đến Hội nghị Gơnevơ, Hội nghị Hồng Kông các vấn đề NAMA đã đƣợc phần nào khai thông những bế tắc ở Can cun. Theo đó, các nước phát triển đã dành được những nhượng bộ cần thiết từ các nước ĐPT.
Các bộ trưởng đã nhất trí áp dụng công thức Thụy Sỹ với 2 hệ số để cắt giảm thuế quan ngành công nghiệp. Khả năng linh hoạt và sự miễn trừ sẽ là tối thiểu, và thậm chí bị thu hẹp. Các cam kết NAMA lần này sẽ là những vấn đề khó khăn cho các nước ĐPT, khi thực hiện chúng sẽ ảnh hưởng nặng nề tới quá trình công nghiệp hoá của các nước này. Song vấn đề đặt ra cho WTO là đàm phán chi tiết các nội dung: các hệ số cho việc giảm thuế, phương thức đối xử với các mức thuế không cam kết, cơ chế linh hoạt cho các nước ĐPT, khung khổ đánh thuế theo lĩnh vực và những ưu đãi đặc biệt dành cho các nước ĐTP và LDCs.
2.3.3.3. Vấn đề về thực thi các cam kết
Việc thực hiện Hiệp định trong vòng đàm phán Urugoay vẫn chƣa thực sự bình đẳng. Các thành viên phát triển chỉ tích cực thúc đẩy thực hiện hiệp định có lợi cho bản thân, mặt khác lại thi hành các chính sách hạn chế thương mại và chậm chạp kéo dài việc thực hiện hiệp định dệt may và quần áo có lợi cho các nước ĐPT.
Hàng dệt may là mặt hàng tận dụng đƣợc lợi thế lao động dồi dào và rẻ của các nước ĐPT, khi kết thúc vòng Urugoay các nước ĐPT tin rằng việc TDHMT ngành này họ có thể thu lợi hơn 3 tỷ USD. Mỹ và EU là những thành viên chủ yếu tự do hoá lĩnh vực này thành 2 giai đoạn từ 1995- 1997 phải giảm thuế 16%
và từ 1997- 1999 phải giảm thuế 17%, han ngạch phải bải bỏ trước 2005. Tuy vậy, tính đến nay EU mới chỉ giảm thuế nhập khẩu bình quân trong ngành này là 3,6%, Mỹ giảm 1,3 %. Kết quả là các nước ĐPT chỉ đạt tốc độ tăng xuất khẩu ngành này 4,3%/ năm trong suốt thời kỳ 1995- 1999, trong khi các nước phát triển đạt tới 9%/ năm trong cùng thời kỳ. Do đó có thể thấy sự khác biệt lớn giữa cam kết và thực hiện.
Các nước ĐPT phải đương đầu với nhiều vấn đề thực thi cam kết và nghĩa vụ của mình với WTO do họ không có tiềm lực về tài chính, hành chính và kỹ
thuật. Các khó khăn đó càng tăng thêm khi các nước phát triển không chấp hành các điều khoản trao cho các nước này quy chế đặc biệt và có phân biệt.
Việc thực thi cam kết, các nước ĐPT muốn thực thi một cách tự nguyện và phải tương thích với điều kiện và chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mình trong khi các nước phát triển đòi hỏi việc thực thi như là một biện pháp áp đặt bắt buộc. Một mặt, các nước ĐPT đang phải gồng mình thực hiện những cam kết hiện hữu, thì các nước này còn phải gánh trên mình thêm những cam kết bổ sung và cam kết mới.
Ngoài ra, tiến trình TDHTM còn gặp những thách thức, những khó khăn mà xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong quá trình đàn phán:
Thứ 1. Những trở ngại khi đưa các vấn đề mới vào đàm phán. Thay vì thừa nhận TDHTM có những mặt trái của nó, các nước phát triển liên tục đưa các vấn đề mới vào đàm phán, thúc đẩy áp dụng các nguyên tắc TDHTM vào mọi lĩnh vực bất kể nước giàu hay nghèo, để lại rất ít điều kiện cho chiến lược phát triển quốc gia. Hơn thế nữa, các nước phát triển còn không chịu thực thi các cam kết trước đây trong việc chấm dứt chính sách bảo hộ và cố tình bỏ qua những hứa hẹn đối xử đặc biệt và có phân biệt cho các LDCs.
Thoạt đầu, các nước ĐPT khá thống nhất và không muốn đưa các vấn đề mới vào đàm phán cho tới khi các vấn đề dở dang được kết thúc, song dưới các chiêu bài khác nhau bộ tứ đầu chế đã thuyết phục được các nước ĐPT tham gia những vấn đề mới với những hứa hẹn mới.
Các nước ĐPT cho rằng các chính sách của WTO trong các vấn đề mới đã đi quá xa so với nhiệm vụ TDHTM ban đầu của nó. Các vấn đề mới mở rộng trách nhiệm của hệ thống chế định và chấp pháp những nội dung không phải là thương mại, điều đó đồng nghĩa thẩm quyền của WTO đã vượt lên trên những vấn đề thương mại, trong khi GATT chỉ tâp trung xây dưng các quy định thương mại đa phương.
Thứ 2. Có sự khác biệt về cách thức tiếp cận và tính chủ động trong đàm phán - Có sự bất đồng về mô hình đàm phán, EU chủ trương tiếp tục mô hình đàm phán tổng thể nhằm tạo nên sự cân bằng về tổng thể, tuy nhiên Mỹ chủ trương đàm phán theo ngành. Còn các nước ĐPT thì cho rằng cầm phải thực thi các hiệp định hiện hữu có lợi cho họ vì những thua thiệt mà họ phải chịu ở Urugoay.
- Các nước mạnh về thương mại tiếp tục nắm quyền chủ động trong quá trình đưa ra quyết sách. Tại hội nghị Singapo, những nước mạnh về thương mại