VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI

1.3. VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG

Tự do hoá thương mại trong WTO là một xu hướng tất yếu của sự phát triển kinh tế thế giới, trong đó các hoạt động kinh tế và sản xuất của mỗi thành viên, dưới tác động của TDHTM đã gia tăng mạnh mẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Tuy nhiên, do sự phát triển không đồng đều giữa các nước tham gia ký kết, mặt khác tiến trình TDHTM trong WTO lại được dẫn dắt bởi các nước phát triển. Do vậy, vai trò và ý nghĩa của TDHTM trong khuôn khổ WTO cũng có những khác biệt giữa các nhóm nước, song nhìn chung nó có một số vai trò chủ yếu sau:

Thứ nhất, tự do hoá thương mại thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, đưa lại sự tăng trưởng cao cho nền kinh tế. Theo đó, cơ cấu kinh tế có bước dịch chuyển mạnh mẽ về chất, tỷ trọng các ngành ngành công nghiệp chế tạo và dịch vụ dựa trên công nghệ cao và tri thức cao tăng mạnh.

Đây là cơ hội và tiền đề hết sức quan trọng cho sự phát triển và hiện đại hoá xã hội. Các nước ĐPT, tuy không có những ưu thế về vốn, công nghệ, kinh nghiệm… nhƣng TDHTM đã cho họ có điều kiện để tiếp cận các nguồn lực bên ngoài phục vu cho công cuộc phát triển kinh tế trong nước.

Thứ hai, vai trò của TDHTM là mở rộng và phát triển thị trường toàn cầu và do vậy, nó thúc đẩy mọi thành viên, kể cả các nước có nền kinh tế phát triển nhất, phải cải tổ và bắt nhịp vào quá trình hình thành một thị trường thống nhất trong khuôn khổ WTO như một chỉnh thể. Do đó, việc thâm nhập vào thị trường này có ý nghĩa:

1. Quy mô thị trường được mở rộng nhờ mở cửa và TDHTM có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng. Đấy là mục tiêu hàng đầu quyết định mục tiêu sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường.

2. Một thị trường lớn hơn cho phép tiếp cận nhiều ý tưởng hơn, cho phép đầu tƣ tăng quy mô lớn và tạo điều kiện cho sự phân công lao động tốt hơn.

3. Mở rộng khả năng lựa chọn các yếu tố đầu vào hiệu quả hơn cho quá trình sản xuất.

4. Thị trường lớn làm tăng khả năng cạnh tranh và khuyến khích đổi mới.

Hiểu theo nghĩa khác, sự phát triển của thị trường WTO dưới tác động của TDHTM đã cho phép các nước thành viên phát huy nội lực và tận dụng ngoại lực để phát huy những lợi thế so sánh của mình một cách hiệu quả.

Thứ ba, TDHTM đã và đang truyền bá và chuyển giao trên quy mô lớn những thành quả mới mẻ, những đột phá sáng tạo khoa học công nghệ, về tổ chức và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đƣa kinh nghiệm quốc tế đến mọi quốc gia thành viên, đến từng thành viên trong xã hội và đặc biệt, tạo tiền đề và điều kiện cho các quốc gia đi sau thực hiện các bước phát triển rút ngắn. Điều này có nghĩa là, các quốc gia có điều kiện để phát huy nhũng lợi thế của mình và hạn chế những bất lợi dựa trên sự phân bổ nguồn lực mang tính quốc tế. Dưới tác động của TDHTM và bước chuyển sang kinh tế tri thức, lợi thế so sánh và theo đó là lợi thế cạnh tranh cũng thay đổi căn bản, lợi thế canh tranh đã thuộc về những ngành có hàn lƣợng công nghệ và tri thức cao. Do đó, và đặc biệt đối với các nước ĐPT với lợi thế về lao động cần phải hiện đại hoá ngành này bằng công nghệ và tri thức mới nhằm tiếp tục duy trì lợi thế canh tranh của chúng.

Thứ tƣ, TDHTM của WTO thúc đẩy sự cải cách sâu rộng các nền kinh tế thành viên để các chủ thể này có thể nâng cao thế thương lượng cạnh tranh và phát triển đƣợc trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế thế giới. Những cải cách này phải đƣợc tiến hành đồng bộ cả về mô thức phát triển và cơ cấu, về khả năng cạnh tranh, về thể chế…. Những cải cách này phải lấy thị trường quốc tế làm phạm vi hoạt động, lấy tiêu chí TDHTM làm căn cứ và lấy những điều kiện của WTO làm mục tiêu để hướng tới. Do vậy, cải cách bên trong theo yêu cầu của WTO về thực chất là những nổ lực nhằm tạo ra tiếng nói chung của các thành viên nhằm tạo ra vai trò và vị trí của các yếu tố chất lƣợng, thời gian, giá trị gia tăng thông qua việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước

nhằm tạo ra lợi thế so sánh và sức canh tranh hiệu quả của các nền kinh tế mỗi thành viên.

Thứ năm, TDHTM mang lại lợi ích cho tầng lớp dân cư: mọi người sẽ đƣợc sử dụng các sản phẩm mới, rẻ, những đội ngũ lao đông có trình độ chuyên môn cao được hưởng chế độ lương thích đáng, những người lao đông thủ công ở LDCs sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường lao động quốc tế.

Thứ sáu, xét theo nghĩa tích cực TDHTM có vai trò tạo ra một bầu không khí canh tranh bình đẳng. Hợp tác đƣợc coi là xu thế chính trong TDHTM song điều đó không có nghĩa là loại trừ cạnh tranh. Trái lại, trong giới hạn không gian kinh tế của WTO nơi có đến 95% khối lượng thương mại toàn cầu, sự hiện diện đồng thời đầy đủ của mọi đối thủ cạnh tranh sẽ làm cho mức độ cạnh tranh quyết liệt hơn, và điều đó cũng có nghĩa là có sự đào thải đối với những chủ thể không có khả năng cạnh tranh. Do vậy, xét theo nghĩa tích cực thì TDHTM mang lại những hiệu quả trong cạnh tranh của các chủ thể có khả năng cạnh tranh. Với mặt tiêu cực thì mang lại sự tổn thương ghê gớm cho các chủ thể không có khả năng canh tranh.

Thứ bảy, TDHTM trong khuôn khổ WTO yêu cầu các nước tham gia ký kết phải phá bỏ hàng rào bảo hộ, giảm dần các biện pháp thuế quan và xoá bỏ các biện pháp phi thuế quan. Một mặt, nó sẽ làm tăng hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực cho sản xuất trong phạm vi toàn cầu, song mặt trái của nó và đặc biệt là đối với các nước ĐPT đi sau sẽ phải chịu sức ép nặng nề của các dòng hàng hoá, dịch vụ,…cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa, trong đó nguy cơ lớn nhất là sự mất tự chủ của nền kinh tế và sự lệ thuộc vào các nền kinh tế mạnh. Mặt khác, thuế quan là nguồn thu quan trọng và có tính quyết định của các nền kinh tế kém phát triển, việc giảm thuế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách của chính phủ, điều này sẽ làm việc chi tiêu cho an sinh xã hội, chi tiêu cho đầu tƣ phát triển bị suy giảm.

Ngoài ra, xét ở một khía cạnh nào đó, TDHTM sẽ làm trầm trọng thêm sự bất công trong xã hội, làm khoảng cách giàu và nghèo trong từng nước và giữa các nước trở nên xa hơn. Bên cạnh đó, TDHTM làm cho các nước trở nên lệ thuộc nhau nhiều hơn, điều này có thể làm cho mọi hoạt động và đời sống con người thêm kém an toàn, từ an toàn kinh tế, tài chính, văn hoá, xã hội đến môi trường; từ an toàn của từng con người, từng gia đình, đến an toàn của cả quốc gia và an toàn của cả hệ thống thương mại và tài chính của WTO.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tự do hóa thương mại trong khuôn khổ WTO và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)