CHƯƠNG 2: TIẾN TRÌNH TỰ DO HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG KHUÔN KHỔ WTO
3.2. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHUNG TRONG ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH VÀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRƯỚC YÊU CẦU CỦA WTO
3.2.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUNG VỀ CẢI CÁCH THỂ CHẾ
Để gia nhập vào WTO đòi hỏi Việt nam phải tiến hành cải cách những bất cập trong thể chế kinh tế của mình. Điều này thường được thực hiện dưới áp lực của các cam kết hài hoà các thể chế kinh tế trong nước với các thể chế khu vực và quốc tế. Do đó, các tiêu chuẩn về thể chế của WTO nhƣ không phân biệt đối
xử trong thương mại, chính sách công nghiệp, minh bạch trong công bố thực thi các chính sách thương mại và công nghiệp, các tiêu chuẩn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ,… là bắt buộc đối với Việt nam. Tuy nhiên, việc xây dựng các thể chế mới của một nước không thể không gắn liền với lịch sử và văn hoá, hay nói cách khác là phải phù hợp với bản sắc và trình độ phát triển của nước đó. Do đó, quá trình thay đổi thể chế của Việt nam khi gia nhập WTO phải là một sự kết hợp những khung khổ của các cam kết quốc tế với đặc trƣng riêng của Việt nam.
Trong luận văn tác giả xem xét những điều chỉnh thể chế của Việt nam theo bốn
“trụ cột”: quyền sở hữu, các thể chế điều tiết, các thể chế ổn định kinh tế vĩ mô, và các thể chế kiểm soát mâu thuẫn.
(i) Về quyền sở hữu: Tôn trọng và bảo hộ quyền sở hữu chính là yêu cầu then chốt của Việt nam trong đàm phán gia nhập WTO. Hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng chính việc trao quyền sở hữu và kinh tế cho tƣ nhân là một tiền đề quan trọng nhất đem lại những thành công ngoạn mục cho Việt Nam và Trung Quốc trong thời kỳ đầu đổi mới và cải cách.
Tuy nhiên, trong thương mại khái niệm quyền sở hữu phải gắn liền với quyền kiểm soát. Tức là người sở hữu phải có quyền kiểm soát đối với những lợi ích mà tài sản họ sở hữu mang lại. Những cải cách về tƣ nhân hoá ở LB Nga cho thấy mặc dù quyền sở hữu doanh nghiệp đƣợc trao cho cổ đông, nhƣng các cổ đông này không có quyền kiểm soát hiệu lực đối với các doanh nghiệp mà họ sở hữu, và quá trình cải cách này đã không mang lại tăng trưởng kinh tế như người ta mong đợi mà là ngƣợc lại. Cho đến bây giờ những những hậu quả của quá trình cải cách này vẫn còn là vết thương trong lòng nước Nga. Trong khi đó các doanh nghiệp Trung Quốc mặc dù quyền sở hữu của các thành viên là không được quy định rõ ràng nhưng đã tạo ra tốc độ tăng trưởng thần kỳ cho Trung Quốc trong những năm 1980 đến đầu những năm 1990. Sự khác biệt ở đây chính là các thành viên có quyền kiểm soát chặt chẽ đối với các doanh nghiệp này.
Để đảm bảo quyền kiểm soát, đặc biệt là đối với quyền sở hữu trí tuệ, Việt nam phải thay đổi và ban hành các bộ luật cho phù hợp với quy định của WTO và phục vụ mục đích phát triển. Tuy nhiên, việc ban hành các bộ luật còn dễ hơn rất nhiều so với việc thay đổi tập quán và thực thi sự bảo hộ trên thực tế. Để thực sự tôn trọng luật chơi Việt nam cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục cho người dân và nhất là các cơ quan công quyền về một “văn hoá bản
quyền”. Khi gia nhập WTO, việc thực thi là trách nhiệm và bổn phận của chính quyền, bất cứ vi phạm từ một cá nhân hay tổ chức tư nhân nào ở trong nước cũng có thể cho phép chủ thể nước ngoài yêu cầu chính quyền của họ kiện chính quyền Việt nam trước WTO, và nước ta phải chịu mọi tốn kém cho vụ kiện và những hâụ quả tai hại ảnh hưởng tới quan hệ ngoại thương. Mặt khác, để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng, Việt nam phải có những tổ chức chính thống và chuyên nghiệp làm nhiệm vụ môi giới và tƣ vấn cho các doanh nghiệp trong việc giao dịch ký kết bản quyền với các đối tác nước ngoài. Do đó, Việt nam phải trang bị cho mình những phương tiện để hoàn thành trách nhiệm ấy: thành lập cơ chế hành chính và pháp lý, đào tạo đội ngũ chuyên môn, giáo dục công chúng, ngăn ngừa vi phạm và thi hành các biện pháp xử lý. Những công việc này đòi hỏi những chi phí rất lớn, và sẽ rất khó thực hiện thành công nếu không có sự hỗ trợ từ bên ngoài.
(ii) Các thể chế điều tiết: Một thực tế là thị trường càng tự do thì càng cần nhiều các thể chế điều tiết. Tỷ phần của kim ngạch thương mại trên GDP càng lớn thì các chính phủ càng có xu hướng phình to ra, các nhu cầu về điều tiết, về giảm các mâu thuẫn xã hội càng lớn. Mỹ là thị trường tự do nhất trên thế giới và cũng có nhiều các thể chế điều tiết nhất: Uỷ ban thương mại liên bang (FTC), Công ty bảo hiểm tính dụng liên bang (FDIC), Uỷ ban viễn thông liên bang (FCC), Hội đồng tƣ vấn tiêu chuẩn kiểm toán liên bang (FASAB), cục quản lý thực phẩm và dƣợc phẩm (FDA), Cục bảo hiểm liên bang (FIA)… cũng không phải ngẫu nhiên mà nước Mỹ là nước thực thi luật chống cấu kết khắc nghiệt nhất. Tự do hoá tài chính và tài khoản vốn trong khi chƣa có các thể chế điều tiết mạnh là nguyên nhân chính gây ra cuộc khủng hoảng tiền tệ Đông Á 1997, là một cảnh báo cho Việt nam trong việc mở cửa và tự do hoá nền kinh tế.
Đối với Việt nam, hệ thống các thể chế điều tiết (các thể chế kiểm soát tài chính, giám sát thị trường chứng khoán, bảo vệ người tiêu dùng…) vừa thiếu và vừa yếu. Hơn nữa, sự can thiệp của nhà nước vào các quá trình sản xuất, kinh doanh thường rất nặng nề và trong hoạch định chính sách, nhất là chính sách công nghiệp, chính sách ngành, nhiều quy định, ưu đãi… không tương thích với các yêu cầu của WTO. Tự do hoá nền kinh tế theo công thức của WTO đòi hỏi Việt nam phải nhanh chóng thay đổi, chỉnh sửa, xây dựng mới khuôn khổ pháp luật và các chính sách phát triển. Bộ máy và cách thức thực thi cũng cần có
những chuyển đổi tương ứng. Đây thực sự là một thách thức đối với Việt nam khi chúng ta biết rằng để có đƣợc những thể chế điều tiết vững mạnh nhƣ ngày nay các nước phát triển đã luôn xây dựng và củng cố trong suốt hơn 1 thế kỷ qua.
(iii) Các thể chế ổn định kinh tế vĩ mô: Càng hội nhập kinh tế, càng tự do hoá nền kinh tế thì tính bất ổn kinh tế vĩ mô ngày càng tăng. Khủng hoảng tài chính tại Thái Lan năm 1997 nhanh chóng lan ra hầu hết các nước Đông Á và không chỉ Thái Lan bị tác động nặng nề mà Inđônêxia, Hàn Quốc, Philippines cũng bị thiệt hại không kém. Giá dầu tăng đột biến trong năm 2004 – 2005 ít nhiều gây tác động bất ổn kinh tế, xã hội ở một số nước. Sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung Quốc đã làm cho giá các nguyên nhiên liệu thế giới tăng cao, gây hiệu ứng bất ổn kinh tế vĩ mô trên phạm vi toàn cầu.
Những thể chế cần thiết cho ổn định kinh tế vĩ mô thường được các nước sử dụng đó là Ngân hàng Trung ƣơng với vai trò là “cứu cánh cuối cùng” để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng của ngành ngân hàng. Ngân hàng Trung ƣơng thực hiện chức năng ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các công cụ chính sách tiền tệ và phối hợp với chính sách tài khoá. Tuy nhiên ngân hàng Trung ƣơng ở Việt nam thực hiện các chức năng ổn định không hiệu quả như tại các nước phát triển do nước ta thiếu các thể chế phụ trợ như: Thị trường tài chính (thị trường cổ phiếu, trái phiếu, ngoại hối, thị trường giao dịch kỳ hạn, thị trường giao dịch tương lai…), các thể chế giám sát thị trường tài chính theo nguyên tắc thị trường (các bộ luật điều chỉnh có liên quan, bộ máy giám sát, cơ chế phối kết hợp giữa các bộ máy này…) và hơn hết là vai trò độc lập của ngân hàng Trung ƣơng.
Tuy nhiên, trong những năm sắp tới Việt nam cần điều chỉnh các thể chế ổn định kinh tế vĩ mô đó là mở cửa theo lộ trình đối với khu vực tài chính, nhanh chóng xây dựng các thể chế tài chính như thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, và các thị trường phát sinh để tạo môi trường cho các công cụ tiền tệ và tài khoá có thể can thiệp một cách có hiệu quả.
(iv) Các thể chế kiểm soát mâu thuẫn. Quá trình hội nhập đòi hỏi những phí tổn xã hội ngắn hạn về thất nghiệp do điều chỉnh cơ cấu và có thể nới rộng thêm chênh lệch thu nhập. Những sự bất đối xứng về lợi ích giữa các nhóm xã hội khác nhau, phụ thuộc vào việc họ sẽ là người được hưởng lợi hay bị thua thiệt trong quá trình hội nhập kinh tế, điều đó sẽ tác động đến quá trình cải cách
nền kinh tế. Lợi ích của tự do hoá thương mại đối với nhiều người có thể chỉ là tiềm năng và ở mức độ nào đó là chưa chắc chắn, trong khi những người bị thua thiệt thường ở vào vị trí có tác động tới việc ra quyết định. Đây sẽ là những nguồn gốc tiềm tàng cho những mâu thuẫn xã hội. Quá trình TDHTM phải luôn đi cùng với việc xây dựng các thể chế kiểm soát các mâu thuẫn này. Những thể chế thực hiện các chức năng này thực hiện hai chức năng: nó cảnh báo những người được lợi tiềm tàng rằng những lợi ích của họ từ tự do hoá sẽ có giới hạn và nó cũng đảm bảo cho những người “thua thiệt” rằng họ sẽ không bị bỏ rơi.
Các thể chế mà Việt nam đang xây dựng để kiểm soát mâu thuẫn gồm: xây dựng một xã hội pháp quyền, hệ thống tƣ pháp mạnh và minh bạch, trao các quyền độc lập cho các hội đoàn, tăng tính đại diện cho nhóm xã hội khác nhau trong các cơ quan ra quyết định, cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội, thành lập các quỹ xã hội như quỹ bảo trợ thất nghiệp, quỹ hỗ trợ người nghèo…
Đi đôi với việc xây dựng các thể chế đó thì việc thực hiện các chính sách và cải cách phù hợp nhƣ khuyến khích sự phát triển của khu vực tƣ nhân, cải cách thị trường lao động, cung ứng dịch vụ đào tạo và thiết lập các mạng lưới an sinh xã hội… cũng là những chính sách cần thiết để giảm các nguy cơ mâu thuẫn xã hội.
Tuy nhiên, một thực tế là quá trình điều chỉnh thể chế là một quá trình đầy tốn kém và đòi hỏi nhiều nguồn nhân lực có trình độ, năng lực quản trị và vốn chính trị, đó là những nguồn lực rất khan hiếm ở Việt nam hiện nay. Những ƣu tiên điều chỉnh thể chế theo quy định của WTO không phải là luôn trùng hợp với các ưu tiên phát triển (mục tiêu của WTO là tự do hoá thương mại như đã phân tích). Do đó, phân định đƣợc các ƣu tiên phát triển và các ƣu tiên theo yêu cầu của WTO đồng thời sử dụng cân bằng các nguồn lực khan hiếm trên cho việc điều chỉnh thể chế theo WTO và cho mục tiêu phát triển đang là vấn đề lớn đối với nước ta.