CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
1.2.3. Các tiêu chí đánh giá công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước
Đây là các chỉ tiêu không thể tính toán cũng nhƣ xác định một cách chính xác đƣợc song lại mang một ý nghĩa hết sức quan trọng để đánh giá hoạt động kiểm soát chi NSNN, bao gồm:
- Sự tuân thủ quy trình kiểm soát: Việc xây dựng quy định về quy trình kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN để đảm bảo cho việc thực hiện công tác kiểm soát chi đạt hiệu quả cao nhất, thống nhất hoạt động kiểm soát chi đƣợc thực hiện giống nhau trong toàn hệ thống KBNN. Vì vậy việc tuân thủ đúng
quy định của nhà nước, quy trình do KBNN đặt ra của mỗi KBNN các tỉnh, thành phố hay mỗi cán bộ làm công tác kiểm soát chi cũng là việc đảm bảo cho công tác kiểm soát chi trong hệ thống KBNN đƣợc đảm bảo hiệu quả và chất lƣợng.
- Phương pháp kiểm soát: Mỗi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động đòi hỏi một phương pháp riêng phù hợp với đặc trưng riêng của ngành nghề, lĩnh vực đó. Hoạt động kiểm soát chi qua KBNN cũng không nằm ngoài nội dung này;
- Nội dung kiểm soát chi: Khi thực hiện kiểm soát chi các dự án sử dụng nguồn vốn đầu tƣ XDCB cần đảm bảo tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ, tính logic của các chứng từ trong bộ hồ sơ mà đơn vị là sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ gửi đến.
- Bộ máy tổ chức công tác kiểm soát chi có thực sự hiệu quả hay không. Hơn nữa bộ máy tổ chức phải đảm bảo về chất lƣợng của các cán bộ, số lƣợng cán bộ thực hiện công tác kiểm soát chi và cách thức sắp xếp để hoàn thành nhiệm vụ đạt hiệu quả cao tại mỗi KBNN tỉnh, thành phố.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kiểm soát chi qua hệ thống KBNN. Trong thế giới ngày càng phát triển về công nghệ thông tin thì ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động quản lý của nhà nước đem lại hiêu quả rất to lớn. Ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động kiểm soát chi cũng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo về tiến độ, tính chính xác trong hoạt động kiểm soát chi.
- Chất lƣợng của công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác kiểm soát chi cũng góp phần không nhỏ đến hoạt động kiểm soát chi trong hệ thống KBNN. Bất kỳ một tổ chức nào cũng đều phải coi trọng hoạt động thanh tra, kiểm tra. Đây là hoạt động đi sau nhƣng có đóng góp rất lớn đến hoạt động của công tác đƣợc thanh tra, kiểm tra.
1.2.3.2. Chỉ tiêu định lượng
Trong số các chỉ tiêu định lƣợng thì có các chỉ tiêu phản ánh trực triếp, có chỉ tiêu phản ánh gián tiếp đến hoạt động kiểm soát chi tại hệ thống KBNN, bên
cạnh đó muốn có đƣợc cái nhìn tổng quan hơn về hoạt động kiểm soát chi thì cần có những chỉ tiêu tác động gián tiếp. Sau đây là một số chỉ tiêu định lƣợng:
Chỉ tiêu về tỷ lệ giải ngân:
- Đối với dự án đầu tƣ
Số tiền đã giải ngân cho dự án trong năm Tỷ lệ giải ngân=
Số kế hoạch vốn giao của dự án trong năm
Chỉ tiêu này cho biết phần nào hiệu quả của việc thực hiện kế hoạch vốn đã bố trí cho dự án trong năm kế hoạch.
- Đối với chi thường xuyên
Số tiền đã thanh toán trong năm Tỷ lệ thanh toán =
Dự toán chi thường xuyên được giao
Chỉ tiêu này cho biết phần nào hiệu quả của việc thực hiện dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách.
Chỉ tiêu về số từ chối thanh toán trong năm:
Số từ chối trong năm = Số ĐVSDNS/Chủ đầu tƣ đề nghị tạm ứng,thanh toán – Số vốn chấp nhận tạm ứng, thanh toán trong năm
Chỉ tiêu này cho biết việc đề nghị thanh toán của đơn vị sử dụng ngân sách, Chủ đầu tƣ khi gửi đến KBNN bị từ chối thanh toán. Chỉ tiêu thể hiện việc kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN, đồng thời cho thấy các đơn vị sử dụng ngân sách/chủ đầu tƣ thực hiện chi NSNN không đúng quy định. Chỉ tiêu này càng nhỏ chứng tỏ năng lực chấp hành pháp luật, kỷ cương của đơn vị sử dụng ngân sách/chủ đầu tƣ trong chi tiêu NSNN càng tốt và ngƣợc lại.
Chỉ tiêu về tỷ lệ giải ngân (đối với chi đầu tư) và chỉ tiêu tỷ lệ thanh toán (đối với chi thường xuyên) kết hợp với chỉ tiêu về số từ chối thanh toán kết hợp để phân tích hoạt động quản lý, thực hiện dự án của Chủ đầu tư và quản lý chi thường xuyên của đơn vị sử dụng ngân sách sẽ đem lại cái nhìn rõ nét hơn.
Chỉ tiêu về thời gian kiểm soát chi:
Chỉ tiêu này cho biết thời gian từ lúc KBNN tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, chứng từ đến khi thực hiện kiểm soát chi xong. Chỉ tiêu này là tiêu chí đánh giá năng lực và trách nhiệm của cán bộ KBNN trong thực thi công việc kiểm soát chi đảm bảo đáp ứng nhanh chóng, kịp thời hơn yêu cầu thanh toán của các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ.
Các chỉ tiêu định lƣợng này phản ánh chất lƣợng việc quản lý, thực hiện dự án của các chủ đầu tƣ, là yếu tố quan trọng đối với hoạt động kiểm soát chi trong hệ thống KBNN. Công tác quản lý, thực hiện dự án của chủ đầu tƣ có tốt, có chất lƣợng sẽ góp phần thúc đẩy làm cho hoạt động kiểm soát chi của hệ thống KBNN có hiệu quả cao, và đảm bảo đúng quy trình, đúng chỉ tiêu đặt ra, và ngƣợc lại.
Chỉ tiêu về cải cách thủ tục hành chính:
Tiêu chí này thể hiện qua số lƣợng các thủ tục hành chính đƣợc xử lý đúng thời gian quy định tại văn bản pháp quy liên quan. Sự cải cách hành chính (cải cách về hồ sơ, thủ tục, phương thức gửi hồ sơ, cách thức thực hiện) trong lĩnh vực kiểm soát chi NSNN.