Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong điều kiện triển khai đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước trong hệ thống kho bạc nhà nước (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM SOÁT CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2. Cơ sở lý luận về kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước

Thông qua lý luận và thực tiễn của việc kiểm soát chi NSNN qua KBNN, ta thấy có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kiểm soát chi đó là:

1.2.4.1. Nhân tố khách quan

Một là, Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước đối với các công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Tùy từng thời kỳ cụ thể và tình hình kinh tế đất nước, để nhà nước đưa ra những quyết sách đầu tư, mục đích đầu tư cho phù hợp. Quan điểm chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế xã hội, phát triển ngành lĩnh vực, tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện chính sách an sinh xã hội, bù đắp thiếu hụt ngân sách, thực hiện cải cách hành chính... sẽ quyết định đến việc giao dự toán, kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB, quy trình nghiệp vụ trong kiểm soát chi NSNN. KBNN là cơ

quan được giao nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN; vì vậy, chủ trương của Đảng và nhà nước về phát triển kinh tế xã hội sẽ là nhân tố tác động đến hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Hai là, Chế độ chính sách và các quy định về quản lý đầu tƣ XDCB và chi thường xuyên không đồng bộ và không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Năm 2016 là năm có nhiều cơ chế, chính mới liên quan đến công tác kiểm soát chi đƣợc ban hành và triển khai thực hiện từ năm 2016. Tuy nhiên, để thực hiện các luật này lại phải chờ Chính phủ ban hành các Nghị định hướng dẫn và các bộ, ngành lại ban hành các thông tư, quyết định để hướng dẫn thực hiện Nghị định. Nên phần nào đã giảm hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật, cá biệt có những điều, khoản thuộc các văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau lại mâu thuẫn với các văn bản ban hành trước hoặc không thể thực hiện được trong thực tế, gây khó khăn cho các tổ chức, đơn vị và cá nhân trong quá trình chuẩn bị, thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tƣ XDCB. Đặc biệt cácđịnh mức, đơn giá do Nhà nước ban hành thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường, điển hình là việc đền bù giải phóng mặt bằng, việc xác định giá đất để đền bù thường thấp, dẫn đến nhiều dự án vướng mắc về công tác đền bù giải phóng mặt bằng, làm cho tiến độ thực hiện dự án không đạt đƣợc so với mục tiêu đề ra kéo dài thời gian thực hiện dự án, làm cho hiệu quả dự án không đạt đƣợc, vốn đầu tƣ XDCB không giải ngân đƣợc gây lãng phí vốn đầu tƣ.

Ba là, Công tác lập, phân bổ dự toán, kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB hàng năm của các bộ, ngành địa phương mà sát với tiến độ thực hiện dự án và ngân sách cân đối đƣợc nguồn thu thì công tác kiểm soát chi NSNN qua KBNN gặp nhiều thuận lợi, công tác kiểm soát chi, kế toán, quyết toán vốn đầu tƣ hàng năm theo Luật Ngân sách đảm bảo chất lƣợng và đúng thời gian quy định. Ngƣợc lại, nếu công tác này không đảm bảo thì sẽ phải thực hiện điều chỉnh kế hoạch, dự toán dẫn đễn tình trạng dự án công trình bị giãn tiến độ làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án đầu tƣ và chi tiêu ngân sách.

Bốn là, Trình độ, năng lực và ý thức trách nhiệm của các cán bộ thuộc đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ.

Năng lực, trình độ chuyên môn của đơn vị là sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ cũng là một nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kiểm soát chi NSNN, trình độ năng lực hạn chế của đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ sẽ gây yếu kém trong công tác chỉ đạo, điều hành và gây thất thoát, lãng phí trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư. Ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương, phẩm chất đạo đức củađơn vịsử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ cũng đóng vai trò quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý dự án đầu tƣ và thực thi nhiệm vụ. Bên cạnh đó, trách nhiệm của đơn vị là sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ là yếu tố quyết định trong sự thành công của dự án; tình trạng thiếu trách nhiệm, không sâu sát thực tế, chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm, bệnh thành tích theo nhiệm kỳ, thiếu tuân thủ các quy định về chuẩn bị đầu tƣ, thẩm quyền quyết định đầu tƣ, vi phạm quy hoạch đã đƣợc phê duyệt… là những nguyên nhân dẫn đến những quyết định đầu tƣ chƣa đúng, bố trí đầu tƣ vƣợt quá khả năng cho phép, phân bổ đầu tƣ cho cả những dự án chƣa đủ thủ tục, những dự án chƣa cần thiết, bất chấp hiệu quả làm phát sinh đầu tƣ dàn trải, nợ đọng lớn.

1.2.4.2. Nhân tố chủ quan

Một là, Mô hình tổ chức, quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi NSNN qua KBNN.

Mô hình tổ chức của hệ thống KBNN và quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi ngân sách là yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kiểm soát chi NSNN qua KBNN. Mô hình tổ chức đơn giản gọn nhẹ, quy trình kiểm soát chi đảm bảo đơn giản, rõ ràng, minh bạch minh bạch về hồ sơ, chứng từ, nội dung kiểm soát tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ.

Đồng thời trong lĩnh vực kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước thực hiện cơ chế

„một cửa một giao dịch viên” trong kiểm soát chi NSNN (người giải quyết hồ sơ kiểm soát chi đồng thời là người tiếp nhận hồ sơ), đảm bảo khách hàng chỉ gặp một cán bộ KBNN trong việc giải quyết hồ sơ kiểm soát chi. Nhƣ vậy cơ chế một cửa một giao dịch vien cũng tác động trực tiếp đến quy trình nghiệp vụ kiểm soát chi.

Hai là, Trình độ năng lực, ý thức trách nhiệm của cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi. Trình độ chuyên môn và ý thức trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi

đầu tƣ là một nhân tố quyết định đến sự thành công của việc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kiểm soát chi bởi lẽ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt sẽ hướng dẫn được các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ thực hiện đúng các yêu cầu của cơ chế chính sách, đồng thời loại trừ đƣợc các thiếu sót và sai phạm trong các hồ sơ thanh toán. Đồng thời ý thức trách nhiệm của cán bộ kiểm soát chi cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ, nếu cán bộ kiểm soát chi không có ý thức, trách nhiệm trong công việc thì giải quyết công việc sẽ chậm trễ, hoặc bị lợi dụng hoặc có hành vi sai trái trong thực thi nhiệm vụ, gây thất thoát, lãng phí NSNN.

Ba là, Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại. Khi khối lƣợng chi NSNN càng lớn thì nhiệm vụ kiểm soát chi của cán bộ KBNN ngày càng tăng và yêu cầu về chất lƣợng kiểm soát chi cũng đƣợc nâng lên, vì vậy yêu cầu hiện đại hoá về công nghệ thông tin sẽ là phương án tối ưu nhằm giảm tải khối lượng công việc cho cán bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chi, tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc diễn ra nhanh chóng, chính xác và thống nhất. Việc ứng dụng công nghệ thông tin còn là cơ sở để hướng tới thực hiện kiểm soát chi điện tử, nâng tầm kiểm soát chi của KBNN, rút ngắn thời gian kiểm soát, tạo thuận lợi cho các đơn vị là sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ đang là mục tiêu, thách thức để hệ thống KBNN hướng tới.

Bốn là, Hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác kiểm soát chi có vai trò vô cùng quan trọng thông qua hoạt động kiểm tra sẽ phát hiện những sai phạm của công chức làm kiểm soát chi cũng nhƣ sai phạm của các đơn vị sử dụng ngân sách, chủ đầu tƣ cũng nhƣ phát hiện ra những lỗ hổng của cơ chế để từ đó có biện phát răn đe với công chức và đơn vị sai phạm nâng cao ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ. Đồng thời hoàn thiện và khắc phục về cơ chế chính sách để cho hoạt động kiểm soát chi ngày càng nâng cao về chất lƣợng đáp ứng các yêu cầu đổi mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong điều kiện triển khai đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi ngân sách nhà nước trong hệ thống kho bạc nhà nước (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)