2.1. Nguồn tài liệu và dữ liệu 2.1.1. Nguồn tài liệu
Đối với công tác chi đầu tƣ tác giả sử dụng Luật Đầu tƣ công (2014), Luật Xây dựng (2015), Luật Đầu tư (2014), tiếp tục thực hiện Luật Ngân sách nhà nước (2002) và đến nay là Luật Ngân sách Nhà nước (2015), Luật Đấu thầu (2013).Công tác kiểm soát chi thực hiện theo Thông tƣ số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chínhvà Thông tƣ số 108/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính.
Đối với công tác chi thường xuyên, tác giả sử dụng Luật Ngân sách Nhà nước (2002) cùng với các văn bản hướng dẫn Luật (Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP) đã tạo tiền đề, cơ sở pháp lý tương đối hoàn chỉnh cho công tác tổ chức chi và kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước. KBNN thực hiện kiểm soát chi NSNN theo quy định Thông tƣ quy đi ̣nh t ại các của Thông tƣ của Bộ Tài chính (Thông tư số 161/2012/TT-BTC, Thông tư số 39/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN qua KBNN). Luật Ngân sách Nhà nước số 83/2015/QH13 ngày 25/06/2015, có hiệu lực thi hành từ năm 2017 và các văn bản hướng dẫn Luật.
- Các văn bản quy định về cơ chế quản lý tài chính về chi thường xuyên, chi đầu tƣ.
- Các văn bản báo cáo tình hình khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai những cơ chế chính sách mới liên quan đến hoạt động kiểm soát chi tại các KBNN tỉnh, thành phố từ năm 2015 đến năm 2017.
2.1.2. Nguồn dữ liệu
- Nguồn dữ liệu thứ cấp: Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả tổng hợp số liệu từ các đồng nghiệp trong Vụ Kiểm soát chi - KBNN để tổng hợp số liệu liên quan đến nghiên cứu các văn bản báo cáo tình hình khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai những cơ chế chính sách mới liên quan đến hoạt động kiểm soát chi tại các KBNN tỉnh, thành phố từ năm 2015 đến năm 2017.
Các danh mục tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát chi NSNN. Thu thập các tài liệu, văn bản chính sách, quy trình nghiệp vụ và báo cáo tổng kết hoạt động kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB nguồn Ngân sách Nhà nước hàng năm; Thu thập các văn bản đề nghị hướng dẫn, tháo gỡ của các Chủ đầu tư, bản quản lý dự án, bộ ngành phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quá trình giải ngân vốn đầu tư XDCB qua hệ thống KBNN.
- Nguồn dữ liệu sơ cấp: Tác giả thực hiện phỏng vấn thời gian thực hiện từ ngày 10/5/2017 đến ngày 30/10/2017 (khoảng 60 phiếu). Đối tƣợng khảo sát là các lãnh đạo, cán bộ trong các bộ phận Kiểm soát chi ở KBNN tỉnh, thành; các cán bộ làm việc tại các đơn vị sử dụng ngân sách, Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tƣ tại các KBNN đang triển khai Đề án (KBNN Phú Thọ, KBNN Thừa Thiên - Huế, Sở giao dịch, KBNN Thái Nguyên, KBNN Hà Nội, KBNN Thành phố Hồ Chí Minh).
- Mục tiêu khảo sát: Nội dung tập trung vào việc đánh giá quy trình nghiệp vụ công tác kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua hệ thống KBNN, trước và sau khi triển khai Đề án thống nhất đầu mối kiểm soát các khoản chi NSNN qua hệ thống KBNNvà đề xuất kiến nghị của đơn vị sử dụng ngân sách/Chủ đầu tƣ bằng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp các lãnh đạo, cán bộ trong các bộ phận Kiểm soát chi ở KBNN tỉnh, thành; các cán bộ làm việc tại các đơn vị sử dụng ngân sách, Chủ đầu tƣ tại các KBNN đang triển khai Đề án nêu trên.
Đồng thời nội dung thu thập sau khi phỏng vấn là các đánh giá của các đối tƣợng khác nhau đối với cùng một vấn đề đặt ra liên quan đến hoạt động kiểm soát chi tại hệ thống KBNN: Ví dụ nhƣ về quy trình kiểm soát chi các dự án sử dụng vốn đầu tƣ XDCB qua KBNN, sẽ có đánh giá của các cán bộ thực hiện công tác kiểm
soát chi trong hệ thống KBNN; ý kiến của các đơn vị sử dụng ngân sách, Chủ đầu tƣ gửi hồ sơ tới KBNN… Từ những ý kiến đánh giá của các đối tƣợng chịu ảnh hưởng ở các góc độ khác nhau bởi cùng một yếu tố, tác giả sẽ có cái nhìn rõ hơn về thực trạng hoạt động kiểm soát chi trong hệ thống KBNN.
2.2. Các phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu tài liệu là phương pháp thu thập thông tin, dữ kiện trên cơ sở các tài liệu hay các tuyên bố đã đƣợc công bố chứ không phải do chính tác giả trực tiếp thu thập lần đầu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử dụng trong toàn bộ các chương của luận văn và tập trung nhiều nhất ở chương tổng quan tài liệu. Tác giả sử dụng các thông tin có sẵn về cơ chế hoạt động kiểm soát chi (chi đầu tư, chi thường xuyên) qua Kho bạc Nhà nước, cơ chế tài chính và kiểm soát chi đầu tư và chi thường xuyên qua Kho bạc Nhà nước để phân tích các nội dung các Chương của luận văn.
2.2.2. Phương pháp thống kê mô tả
- Thông tin định lƣợng thu thập đƣợc từ các danh mục tài liệu liên quan đến hoạt động kiểm soát chi NSNN. Thu thập các tài liệu, văn bản chính sách, quy trình nghiệp vụ và báo cáo tổng kết hoạt động kiểm soát chi Ngân sách Nhà nước hàng năm; Thu thập các văn bản đề nghị hướng dẫn, tháo gỡ của các ĐVSDNS/Chủ đầu tư, bản quản lý dự án, bộ ngành phản ánh những khó khăn vướng mắc trong quá trình kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN.
- Khảo sát ý kiến của các lãnh đạo, cán bộ trong các bộ phận Kiểm soát chi ở KBNN tỉnh, thành; các cán bộ làm việc tại các đơn vị sử dụng ngân sách, Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tƣ tại các KBNN đang triển khai Đề án nêu trên ở dạng phiếu phỏng vấn.
Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể tổng thể đó; ở đây là xác định các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm soát chi.
Xác định phương pháp phỏng vấn: Tác giả thực hiện phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gửi bảng câu hỏi phỏng vấn qua email. Tùy từng phương pháp phỏng vấn mà thiết kế bảng câu hỏi khác nhau.
Phác thảo nội dung phiếu phỏng vấn: Tương ứng với từng nội dung cần nghiên cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra. Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một các hợp lý.
Chọn dạng câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho phiếu phỏng vấn;
tuy nhiên ở đề tài này tác giả cho câu mở, người trả lời dựa vào hoạt động tại đơn vị, của bản thân để trả lời các câu hỏi đó.
Thiết kế việc tình bày phiếu phỏng vấn: Các phiếu phỏng vấn đƣợc thiết kế gửi cho khoảng 60 cán bộ, lãnh đạo phòng tại các KBNN tỉnh, thành; 60 cán bộ làm việc tại các đơn vị sử dụng ngân sách, Chủ đầu tƣ tại các KBNN đang triển khai Đề án.
Nội dung phiếu phỏng vấn
Phần I: Thông tin cá nhân bao gồm tên, giới tính, tuổi, địa chỉ, chức vụ, kinh nghiệm, số điện thoại, email...
Phần II: Ở phần này tác giả tiến hành thu thập dữ liệu thông các câu hỏi đối tƣợng là các lãnh đạo, cán bộ trong các bộ phận Kiểm soát chi ở KBNN tỉnh, thành;
các cán bộ làm việc tại các đơn vị sử dụng ngân sách, Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tƣ tại các KBNN đang triển khai Đề án.
Các câu trả lời ở các phiếu phỏng vấn, có những câu hỏi chung cho các đối tƣợng khác nhau sẽ cho tác giả cái nhìn từ các góc độ khác nhau đối với hoạt động kiểm soát chi NSNN qua hệ thống KBNN. Đặc biệt tác giả thiết kế các câu hỏi trong phiếu phỏng vấn nhằm đánh giá các chỉ tiêu mang tính định tính, cần có cái nhìn thực tế từ chính các đối tƣợng làm trực tiếp. Ở đây tác giả chi ra 2 đối tƣợng khác nhau: (i) Lãnh đạo, cán bộ trong các bộ phận Kiểm soát chi ở KBNN tỉnh, thành; (ii) Các cán bộ làm việc tại các đơn vị sử dụng ngân sách, Ban Quản lý dự án, Chủ đầu tƣ tại các KBNN đang triển khai Đề án.
2.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó, và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc
cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.
Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích, nhƣng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.
Phương pháp phân tích được sử dụng để đánh giá từng khía cạnh khác nhau của về công táckiểm soát chi Ngân sách Nhà nước qua hệ thống KBNN, đồng thời đi sâu nghiên cứu phân tích quy trình kiểm soát chi trước và sau khi triển khai Đề án thống nhất đầu mối các khoản chi ngân sách. Phân tích và tổng hợp cũng đƣợc sử dụng để đánh giá đánh giá xu hướng và các kết quả đạt được cũng như những hạn chế của từng lĩnh vực trong hoạt động kiểm soát thanh toán chi (chi thường xuyên và chi đầu tƣ) qua KBNN.