Khái niệm và sự cần thiết về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Trang 25 - 30)

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước

1.2.2. Khái niệm và sự cần thiết về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

1.2.2.1. Khái niệm và vai trò quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình công nghệ mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các công cụ và phương pháp thích hợp nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp với quy luật khách quan và đạt tới các mục tiêu đã định.

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tổng thể các biện pháp , công cụ, cách thức mà Nhà nước tác động vào quá trình hình thành (huy động), phân phối (cấp phát) và sử dụng vốn từ NSNN để đạt các mục tiêu kinh tế- xã hội đề ra trong từng giai đoạn..

*Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước đóng vai trò quan trọng:

Một là, tạo lập môi trường, điều kiện để các dự án đầu tư xây dựng cơ bản được thực hiện một cách thuận lợi. Nhà nước ban hành pháp luật, cơ chế, chính sách, các quy định để quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN từ khâu hình thành ý tưởng, khâu chuẩn bị thực hiện và đánh giá dự án đầu tư XDCB.

Hai là, đảm bảo nguồn lực và thúc đẩy sử dụng nguồn lực của địa phương một cách có hiệu quả . Việc bố trí vốn NSNN được thực hiện từ giai đoạn chuẩn bị dự án , giai đoạn thực hiện dự án , đến khi kết thúc dự án và những phát sinh khi đưa dự án vào sử dụng . Các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ thúc đẩy sử dụng các nguồn lực một cách có hiệu quả , đồng thời tiến hành kiểm tra, giám sát từng bước sử dụng vốn đầu tư để đảm bảo mục tiêu sử dụng đúng đắn và tiết kiệm các nguồn lực.

Ba là, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển KT - XH của tỉnh, ngành, lĩnh vực, quốc gia. Thông qua việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo triển khai quá trình phân bổ , cấp phát vốn , quá trình giám sát , kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước, mục tiêu của việc sử dụng vốn đầu tư được thực hiện trên thực tế, từ đó góp phần thực hiện mục tiêu phát triển KT - XH.

Bốn là, góp phần thực hiện an sinh xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Tóm lại, việc quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói chung , trong đó có tỉnh Lai Châu là một tất yếu khách quan . Nó góp phần khắc phục tình trạng thất thoá t lãng phí vốn , nâng cao chất lượng các công trình , nâng cao chất lượng và nhịp độ CNH , HĐH; thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường , nâng cao năng lực cạnh tranh , chủ động hội nhập kinh tế quốc tế , và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay.

1.2.2.2. Đặc điểm quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh

Thứ nhất, chủ thể quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN bao gồm các cơ quan chính quyền, các cơ quan chức năng được phân cấp quản lý vốn đầu tư từ NSNN. Mỗi cơ quan chức năng thực hiện quản lý ở từng khâu trong quy trình quản lý vốn.

Hình 1.1: Quy trình quản lý vốn đầu tƣ xây dựng từ NSNN Nguồn: Tổng hợp từ các quy định pháp luật về quản lý đầu tư ở Việt Nam Ghi chú:

1a,1b,1c - Quan hệ công việc giữa chủ đầu tư với cơ quan chức năng 2a, 2b - Trình tự giải ngân vốn đầu tư cho các chủ đầu tư

Chủ đầu tư

(1a (1c

(1b

Xây dựng danh mục dự án và

phân bổ kế hoạch vốn năm

(cơ quan kế hoạch đầu tư)

(2a

Quản lý, thanh toán và

tất toán tài khoản vốn đầu

tư XDCB (cơ quan KBNN)

(2b

Điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn

đầu tư (cơ quan tài chính)

Trong các khâu quản lý vốn đầu tư , khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả quản lý vốn đầu tư là bước phân bổ kế hoạch vốn, đưa dự án vào danh mục đầu tư.

Thứ hai, đối tượng quản lý vốn đầu tư xây dựng từ NSNN là nguồn vốn được cấp phát theo kế hoạch NSNN với quy trình rất chặt chẽ gồm nhiều khâu:

thông qua quy hoạch, xây dựng kế hoạch; xây dựng cơ chế chính sách , hình thành khung khổ pháp luật ; xây dựng dự toán , định mức tiêu chuẩn ; chế độ kiểm tra báo cáo, phân bổ dự toán năm, cấp phát, hạch toán kế toán thu chi quỹ NSNN, báo cáo quyết toán; bố trí đội ngũ cán bộ giám sát, kiểm tra, kiểm soát.

Quản lý vốn đầu tư XDCB là một vấn đề nằm trong nội dung quản lý chi NSNN. Vốn đầu tư XDCB thường gắn với các dự án đầu tư với quy trình chặt chẽ gồm 5 bước sau (xem hình 1.2)

Hình 1.2: Quy trình thực hiện dự án đầu tƣ xây dựng cơ bản Nguồn: Tổng hợp từ các quy định về dự án đầu tư.

Thứ ba, mục tiêu quản lý vốn ĐTXDCB từ NSNN là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao. Đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN, hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả kinh tế nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. Hiệu quả của vốn đầu tư xây dựng được đo bằng một số chỉ tiêu như sau:

Hệ số gia tăng tư bản - đầu ra (ICOR) được tính theo công thức (1.1):

K

ICOR = (1.1.)

Y Quy

hoạch và chủ trương đầu tư

Triển khai thực hiện dư

án Lập dự

án và chuẩn bị đầu

Nghiệm thu bàn giao sử dụng dự án

Đánh giá đầu

Trong đó: K - là lượng vốn đầu tư tăng thêm;

Y - lượng đầu ra thu được từ vốn đầu tư tăng thêm, trong nền kinh tế đó chính là GDP, hay GNP.

Hệ số ICOR phản ánh hiệu quả phân bổ và sử dụng vốn đầu tư. Trong cùng điều kiện như nhau, nếu sử dụng vốn hiệu quả thì hệ số ICOR thấp, nghĩa là cùng một lượng vốn như nhau, nếu sử dụng vốn hiệu quả thì cho nhiều đơn vị đầu ra hơn, hoặc cùng số lượng đầu ra nhưng sử dụng ít vốn hơn.

- Chỉ tiêu tiến độ và quy mô giải ngân vốn đầu tư từ NSNN . Tiến độ giải ngân được tính bằng tỷ số vốn đã giải ngân trong tổng số vốn kế hoạch được giao hàng năm , thường được tính theo tỷ lệ % và được xác định bằng công thức: (1.2).

Tổng số vốn đã giải ngân sách

100% (1.2) Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư =

Tổng số vốn thông báo kế hoạch năm

Đây là một chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả giải ngân nguồn vốn của cả nước, một ngành hoặc địa phương tại một một thời điểm. Chỉ số này cũng phản ánh tổng hợp nhiều yếu tố, công đoạn, nhiều chủ thể liên quan mà kết quả cuối cùng thể hiện ở khối lượng và sản phẩm XDCB hoàn thành được giải ngân.

Chỉ số này có ưu điểm là cách lấy số liệu thống kê tính toán đơn giản , dễ thực hiện, dễ kiểm tra, bảo đảm tính trung thực cao , có thể so sánh với nhau trong toàn quốc hoặc trong một địa phương , một ngành. Cũng có thể dùng để phân tích, so sánh hoạt động kinh tế trong một thời kỳ hoặc nhiều thời kỳ với nhau. Tuy nhiên, chỉ tiêu này có hạn chế, nó phù hợp việc việc đánh giá tổng hợp ở các địa phuơng , ngành nhưng không phù hợp với từng cơ quan đơn vị tham gia một mảng công việc trong dự án xây dựng sử dụng vốn từ NSNN.

Trên thực tế, có thể sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn ĐTXD từ NSNN như : các chỉ tiêu về giá thành , đơn vị công suất ... trên một đơn vị vốn đầu tư ; tỷ lệ số dự án quyết toán và thực hiện đúng kế hoạch ; tỷ lệ

thất thoát vốn ĐTXD từ NSNN ; mối quan hệ giữa cơ cấu vốn ĐTXD với chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Ngoài ra, cần kết hợp với phương pháp phân tích định tính về hiệu quả KT - XH trước mắt và lâu dài , cũng như những tác động về môi trường để đánh giá hiệu quả.

1.2.2.3. Nguyên tắc quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cấp tỉnh

Đảm bảo tính dân chủ trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Khi phân cấp sẽ tách bạch rõ nội dung đầu tư thuộc trách nhiệm của từng cấp ngân sách, các cấp ngân sách sẽ được quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền, đảm bảo tính dân chủ trong việc phân bổ, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.

Đảm bảo tính chủ động, linh hoạt trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Chỉ có chính quyền địa phương mới nắm rõ được địa phương mình cần đầu tư công trình gì và công trình nào cần ưu tiên đầu tư trước. Việc phân cấp tạo điều kiện cho ngân sách cấp dưới chủ động quyết định đầu tư những công trình phục vụ công cộng, đảm bảo an sinh xã hội của địa phương, giải quyết kịp thời bức xúc, kiến nghị của cử tri. Do vậy sẽ tạo niềm tin của nhân dân địa phương đối với chính quyền, làm cho chính quyền gần dân hơn và dân tin chính quyền hơn.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và trách nhiệm của chính quyền địa phương

Khi phân cấp sẽ có điều kiện để nhân dân giám sát hoạt động quản lý của chính quyền địa phương, công tác giám sát sẽ cụ thể, sâu sát và thường xuyên hơn. Tiếng nói của nhân dân đến cơ quan có thẩm quyền nhanh hơn. Việc quản lý không phải qua nhiều cấp, nhiều ngành, giảm bớt thủ tục cồng kềnh. Do vậy sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Khi dân biết, dân kiểm tra, đòi hỏi chính quyền càng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)