Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
4.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quan điểm và phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
4.1.1. Mục tiêu phát trển kinh tế - xã hội:
Thứ nhất, mục tiêu tổng quát:
Duy trì và nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế; huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - kỹ thuật; khai thác có hiệu quả, hợp lý tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế, trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; tăng cường bảo vệ tài nguyên môi trường; giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. “Phát triển toàn diện, nhanh và bền vững, đưa Lai Châu thành tỉnh trung bình trong khu vực miền núi phía Bắc” (Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIII- 2015).
Thứ hai, mục tiêu cụ thể đến năm 2020
- Tốc độ tăng trưởng GRDP trên 10%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm, thủy sản 20%; Công nghiệp, xây dựng 38%; dịch vụ 42%. GRDP bình quân đầu người 40 triệu đồng.
- Tổng sản lượng lương thực có hạt trên 200.000 tấn; diện tích cây chè 4.500 ha; tỷ lệ che phủ rừng trên 50%; 35 - 40 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
- Thu ngân sách trên đại bàn trên 2.000 tỷ đồng.
- Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân trên 10%/năm; giá trị xuất khẩu hàng đại phương tăng bình quân trên 7%/năm.
- 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, mặt đường được cứng hóa;
trên 90% thôn bản có đường ô tô, xe máy đi lại thuận lợi; trên 95% hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia; trên 95% dân số đô thị được sử dụng nước sạch; trên 85% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
- Trên 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế; 12 bác sỹ/1 vạn dân.
- Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 3-4%/năm; giải quyết việc làm trên 70.000 lao động/năm; đào tạo nghề trên 6.000 lao động/năm; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên 50%.
- 85 hộ gia đình, 65% thôn bản, khu phố, 95% cơ quan, đơn vị, trường học đạt tiêu chuẩn văn hóa. (Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII- 2015)
4.1.2.Quan điểm về tăng cường quản lý chi đầu tư XDCB:
Trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế và đẩy mạnh CNH, HĐH trong cả nước nói chung cũng như trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng, nhu cầu, quy mô và hình thức vốn đầu tư XDCB ngày càng tăng. Việc đầu tư dự án XDCB và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản phải đảm bảo đúng quy định , quá trình triển khai thực hiện huy động và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ phải phù hợp với luật Đầu tư công được Quốc hội ban hành số 49/2014/QH-13 ngày 18/6/2014.
Do đó tỉnh phải xác định các mục tiêu, định hướng, danh mục chương trình, dự án đầu tư công; cân đối nguồn vốn đầu tư công, phương án phân bổ vốn, các giải pháp huy động nguồn lực và triển khai thực hiện. Tỉnh cần xác định phương hướng phát triển đầu tư xây dựng cơ bản để xác định các dự án trọng tâm, trọng điểm, các dự án liên quan bức thiết đến đời sống sinh hoạt của nhân dân, đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân và tăng cường đảm bảo an ninh quốc phòng của địa phương để tập trung đầu tư, tránh dàn trải, hiệu quả đầu tư kém, gây phân tán và lãng phí nguồn lực của Nhà nước, giảm nợ đọng xây dựng cơ bản, bảo đảm an ninh tài chính, dư nợ công ở mức cho phép.
Trong thời gian tới tỉnh phải chỉ đạo nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành, vùng. Rà soát, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh , trong đó xác định các luận cứ khoa học để định rõ hướng ưu tiên chuyển dịch cơ cấu kinh tế
trong giai đoạn đến năm 2020 và các năm tiếp theo.
4.1.3. Phương hướng hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB:
Từ thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 - 2015. Tỉnh cần xác định phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư cần chấp hành nghiêm chỉnh từ chủ trương đầu tư, bố trí kế hoạch vốn, quản lý quy trình đầu tư, chi phí đầu tư xây dựng, quản lý việc tạm ứng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
Tăng cường sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh đối với công tác quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN. Hoàn thiện phân cấp quản lý về kế hoạch vốn đầu tư.
Nâng cao năng lực quản lý đầu tư của cán bộ các cấp , các ngành, các chủ đầu tư và các ban quản lý dự án đầu tư. Nâng cao mối quan hệ giữa cơ quan tài chính và cơ quan thanh toán vốn đầu tư , mối quan hệ giữa thẩm tra kế hoạch phân bổ vốn đầu tư , thanh toán vốn đầu tư với công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
Tăng cường sự phối hợp của các Sở ,ban, ngành, UBND các huyện, thành phố đối với việc thông tin, tổng hợp báo cáo , công tác thanh kiểm tra , xử lý vướng mắc trong việc quản lý thực hiện đầu tư XDCB thuộc nguồn vốn NSNN.
Các Sở, ban, ngành cần có sự phối hợp chặt chẽ , tập trung trong việc tháo gỡ, giải quyết khó khăn, vướng mắc khi chủ đầu tư, nhà thầu đề nghị.
Hàng tháng, hàng quý lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, KBNN tỉnh và lãnh đạo các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý vốn đầu tư nên tổ chức họp giao ban để thông báo, cùng giải quyết những khó khăn vướng mắc, những tồn tại hạn chế trong việc quản lý vốn đầu tư, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư. Định kỳ các ngành , các huyện thị, các chủ đầu tư rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư theo thẩm quyền, điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án thực hiện vượt tiến độ, còn nợ khối lượng,