Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.2. Những vấn đề lý luận về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước
1.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý vồn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước
Nền kinh tế luôn luôn tồn tại mâu thuẫn, một bên là nhu cầu xã hội có tính vô hạn và một bên là nguồn lực khan hiếm, có hạn để tạo ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu xã hội.
Việc đo lường đánh giá hiệu quả VĐT trở nên rất cần thiết đặc biệt là đối với nền kinh tế kém phát triển có mức thu nhập thấp như ở nước ta.
Lợi ích của VĐT mang lại bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Biểu hiện của lợi ích kinh tế là tăng thu nhập quốc dân, nâng cao mức sống làm thay đổi cơ cấu và thúc đẩy nền kinh tế phát triển, từ đó làm tăng thu ngân sách Nhà nước, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm chi phí, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, bảo vệ môi trường…
Lợi ích xã hội biểu hiện lợi ích chính trị, quốc phòng, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, phát triển văn hoá, tăng cường sự bình đẳng và quyền lợi của các quốc gia dân tộc.
Để đánh giá trình độ quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần phải dựa vào nhiều tiêu chí, xét trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Để thuận tiện cho việc đánh giá chúngta có thể sử dụng một số tiêu chí sau:
Một là, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích:
Theo tiêu chí này, khi đánh giá việc sử dụng vốn đúng mục đích có thể sử dụng các chỉ tiêu định tính và định lượng sau đây:
Vốn đầu tư thực hiện theo kế hoạch: chỉ tiêu này tỷ lệ % giữa lượng vốn đầu tư thực hiện so với mức vốn kế hoạch đã bố trí.
Mức độ thực hiện mục tiêu kế hoạch hiện vật và giá trị: tiêu chí này là tỷ
lệ % so sánh giữa mức kế hoạch đạt được của từng mục tiêu so với mục tiêu kế hoạch.
Mức độ thực hiện mục tiêu (hiện vật và giá trị) theo nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước. Chỉ tiêu này căn cứ vào mục tiêu phấn đấu quy định trong các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Cũng như hai tiêu chí trên, chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ % giữa chỉ tiêu thực hiện so với chỉ tiêu quy định trong các nghị quyết.
Đánh giá hoạt động đầu tư theo định hướng. Đây là chỉ tiêu định tính phản ánh việc thực hiện chủ trương đầu tư, hoặc định hướng đầu tư của Đảng, Nhà nước trong thời kỳ.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Chỉ tiêu này được thể hiện bằng tỷ trọng % của từng thành phần riêng biệt trong tổng số các thành phần của hệ thống của nền kinh tế.
Những tiêu chí đánh giá đầu tư đúng mục đích cũng là những chỉ tiêu đánh giá đầu tư có kết quả và hiệu quả, phản ánh việc sử dụng và quản lý vốn đầu tư trong quá trình hoạt động đầu tư ở mọi khâu, mọi nơi đều an toàn, sử dụng đúng nội dung, đúng địa chỉ. Như vậy, quản lý vốn trong hoạt động đầu tư XDCB được đảm bảo.
Hai là, hệ số huy động tài sản cố định.
Hệ số huy động tài sản cố định là tỷ lệ % so sánh giữa giá trị TSCĐ được hình thành từ vốn đầu tư trong năm so với tổng mức vốn đầu tư trong năm.
Hệ số huy động TSCĐ =
Giá trị TSCĐ hoàn thành được huy động trong năm
Tổng mức đầu tư trong năm Chỉ tiêu này còn gọi là: Hệ số huy động vốn đầu tư trong năm. Về bản chất, khi xác định hệ số này phải so sánh giữa TSCĐ hình thành trong năm từ tổng mức vốn đầu tư trong năm để đầu tư tạo ra tài sản đó. Do đặc điểm sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, thời gian xây dựng dài nên trong nên trong thực tế có độ trễ về thời gian thực hiện đầu tư kể cả từ khi bỏ vốn, đầu tư đến khi hoàn thành, đưa
dự án, công trình vào khai thác, sử dụng. Vì vậy chỉ tiêu này không phản ánh đúng hiệu quả đầu tư của năm bỏ vốn, mà lại phản ánh hiệu quả đầu tư của và năm trước đó. Do đó, khi sử dụng chỉ tiêu này để phân tích, đánh giá hiệu quả phải sử dụng theo cả dãy thời gian. Do độ trễ và tính liên tục của đầu tư qua các năm, hệ số huy động vốn đầu tư (TSCĐ) từng năm trong cả dãy hệ số liên tục của các năm được coi là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư của năm đó.
Chỉ tiêu huy động TSCĐ hàng năm là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư được tập trung hay phân tán? Hệ số huy động TSCĐ cao phản ánh mức độ đầu tư được tập trung cao, thực hiện đầu tư dứt điểm, bám sát tiến độ xây dựng dự án, rút ngắn thời gian xây dựng, giảm chi phí quản lý trong thi công.
Ba là, chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư XDCB từ NSNN.
Hiệu quả kinh tế của đầu tư XDCB từ NSNN là tổng thể các yếu tố về lợi ích kinh tế đo được bằng việc giá trị hàng hóa các yếu tố kinh tế thu được so với chi phí bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn NSNN được phản ánh bởi các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế như GDP, GNP,....
Hiệu quả xã hội của đầu tư XDCB từ NSNN là tổng thể các yếu tố lợi ích về mặt xã hội do thực hiện công việc đầu tư XDCB từ nguồn NSNN mang lại như thực hiện các mục tiêu của Nhà nước, đảm bảo công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, mức độ gia tăng số người có việc làm.
Ngoài ra, cần kết hợp với phương pháp phân tích định tính về trình độ dân trí, chất lượng cuộc sống trước mắt và lâu dài, cũng như những tác động về môi trường, tính bền vững của các mô hình phát triển để đánh giá hiệu quả quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.