Phân bổ vốn đầu tư XDCB tại tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Trang 62 - 69)

Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

3.2. Công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011-2015

3.2.3. Phân bổ vốn đầu tư XDCB tại tỉnh Lai Châu

Về quy trình phân bổ vốn hiện nay vẫn đang áp dụng theo các h làm truyền thống. Cấp dưới lập kế hoạch (chủ đầu tư trên cơ sở tổng mức trừ đi vốn đã bố trí… và khả năng thực hiện để xin kế hoạch vốn, chủ đầu tư lập về tổng mức, cơ cấu vốn, mức vốn các dự án lớn , cấp dưới tổng hợp báo cáo phương án với cấp trên sau đó Ban kinh tế ngân sách HĐND thẩm tra và trình HĐND quyết định giao kế hoạch . Tuy nhiên, tình trạng cấp dưới đề ra nhưng nhu cầu

quá lớn (thuộc trách nhiệm ngân sách cấp trên) ví dụ giao thông, thuỷ lợi, điện, nước…Trong khi nguồn vốn hạn chế, dẫn đến một sự co kéo mà nhiệm vụ chính trị và điều kiện thực hiện rất bất cập.

Việc phân bổ vốn được xem xét như sau:

- Khi phân bổ vốn phải chấp hành nghiêm các quy định của Luật NSNN từ khâu lập, thẩm định, quyết định đầu tư hàng năm vào chương trình, dự án nào và bao nhiêu. Việc tính toán dựa trên nhu cầu hàng năm nhưng quan điểm thường nhất quán nguyên tắc hiệu quả đầu tư có định hướng : bắt đầu từ một số công trình trọng điểm , sau đó trả nợ . Phần còn lại xác định theo lĩnh vực ngành, vùng theo một cơ cấu nhất định.

Đối với nguồn vốn còn lại của năm trước do chưa thực hiện được thì xử lý theo các trường hợp : gia hạn kế hoạch; ghi lại kế hoạch năm tiếp theo hoặc cắt chuyển sang dự án khác vì những dự án có mục tiêu , có tính khả thi cao và quan trọng hơn, cấp thiết hơn. Trường hợp ghi lại kế hoạch năm tiếp theo hoặc cắt chuyển sang dự án khác đâ y là một việc làm giống như quy trình kế hoạch phân bổ vốn hàng năm : sau khi có văn bản giải trình đề nghị ghi chuyển kế hoạch vốn cho năm sau của các đơn v ị, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Kho bạc Nhà nước tại địa phương rà soát lại số liệu , báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xin ý kiến xử lý với phương án cụ thể . Sau khi được chấp thuận, UBND tỉnh quyết định phân bổ ghi lại kế hoạch, chuyển nguồn chưa thực hiện sang năm sau.

Hầu hết các đơn vị bất cứ lý do gì cũng không muốn mất vốn đã được ghi trong kế hoạch , dù tỷ lệ hoàn thành rất thấp . Từ đó phát sinh tình trạng rất nhiều dự án, công trình cứ chuyển kế hoạch ghi lại năm sau nhiều lần dẫn đến tỷ lệ kế hoạch chung không cao , tâm lý ỷ lại thiếu quyết tâm của các chủ đầu tư, đồng vốn quay vòng của ngân sách chậm , phân tán, các dự án hoàn thành không được tập trung vốn. Tình trạng cứng nhắc trong kế hoạch và phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay là không thực hiện được kế hoạch giải ngân lại được ghi năm sau để thực hiện tiếp. Trên thực tế, cơ quan điều hành

kế hoạch địa phương vẫn dùng từ “kế hoạch năm trước chuyển sang” trong văn bản để chỉ một việc làm rất hữu khuynh mà đáng lẽ ra kế ho ạch năm trước không thực hiện được thì năm tiếp theo không còn hiệu lực, dẫn đến đầu tư kéo dài lãng phí nguồn vốn.

Trong những năm 2011 - 2015 được sự quan tâm của Chính phủ , các Bộ, Ngành trung ương tổng vốn đầu tư phát triển giành cho đầu tư XDCB tỉnh Lai Châu ngày càng tăng cao . Để thúc đẩy phát triển cân đối kinh tế - xã hội của tỉnh đòi hỏi phải có lượng vốn lớn. Do đó tỉnh Lai Châu đã chủ động huy động các nguồn vốn đầu tư công gồm vốn ngân sách Nhà nước, vốn công trái quốc gia, vốn trái phiếu Chính phủ, vốn trái phiếu chính quyền địa phương, vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), và vốn vay ưu đãi của các Nhà tài trợ nước ngoài, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn từ các nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách Nhà nước, các khoản vốn vay khác của ngân sách địa phương để đầu tư.

Hiện nay tỉnh đang tập trung nguồn lực để xây dựng chủ yếu vào các lĩnh vực: giao thông vận tải , nông nghiệp phát triển nông thôn , y tế , giáo dục ...

Song tỉnh cũng có sự phân cấp mạnh một số nguồn vốn cho cấp huyện tự phân bổ vốn cho các công trình, dự án và triển khai xây dựng chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo một cách bền vững, xây dựng chương trình nông thôn mới.

Trong giai đoạn này , các công trình thực hiệ n tương đối đạt kế hoạch được giao, đặc biệt là năm 2013, tỷ lệ hoàn thành đạt cao 98% có được kết quả vậy là nhờ các ngành, các cấp của tỉnh, nhất là các ngành Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đã tích cực khai thác vốn từ Trung ương ; giải ngân các công trình chuyển tiếp thuộc kế hoạch 2015 đạt kết quả cao, kế hoạch hoá đầu tư 2014 được thực hiện tốt, quản lý ĐTXD đã đi vào nề nếp. Năm 2014, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình hình thực hiện vốn ĐTXDCB không đạt kế hoạch, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của tỉnh và kéo dài ảnh hưởng đến năm 2014, chế độ chính sách giá cả vật tư có nhiều biến động nên phải bổ sung, điều chỉnh tổng mức đầu tư, điều chỉnh

dự toán làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án dẫn đến hoàn thành chậm so với kế hoạch đề ra. (Xem bảng 3.2).

Bảng 3.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tƣ XDCB của tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 – 2015

Năm

Kế hoạch năm (tỷ đồng)

Vốn đầu tƣ thực hiện đƣợc thanh toán, tạm

ứng (tỷ đồng)

Tỷ lệ đạt (%)

Vốn đầu tƣ còn tồn chuyển năm sau (tỷ đồng)

2011 1.594 1.477 92,6 117

2012 1.518 1.441 91 77

2013 1.683 1.651 98 32

2014 1.809 1.368 76 441

2015 1.879 1.747 93 132

(Nguồn Sở Tài chính Lai Châu) Từ số liệu biểu trên ta thấy công tác quản lý vốn đầu tư của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, là một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư đã cơ bản tuân thủ quy định hiện hành của Nhà nước, song hàng năm vốn chưa được tạm ứng, thanh toán còn khá nhiều phải chuyển nguồn sang năm sau, cụ thể năm 2011 là: 117 tỷ đồng; năm 2012: 77 tỷ đồng; năm 2013: 32 tỷ đồng, năm 2014 là 441 tỷ đồng; năm 2015 là 132 tỷ đồng

Tỉnh đã chỉ đạo các ngành, các huyện thị trong tỉnh có liên quan trong đầu tư XDCB triển khai thực hiện rà soát lại các dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh , trên cơ sở số liệu rà soát , tổng hợp đánh giá kết quả thực hiện. Xác định số nợ đọng vốn XDCB , xem xét đình chỉ, giãn hoãn những công trình chưa thực sự cần thiết tập trung bố trí vốn để thực hiện cho xong những công trình trọng điểm quan trong phục vụ tốt cho nhu cầu dân sinh, kinh tế của địa phương.

- Thực hiện tốt các nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư , không ghi kế hoạch vốn XDCB cho các công trình , dự án không đủ hồ sơ quy định (không có

quyết định phê duyệt trước 3/10 năm trước ), không phù hợp với quy hoạch được duyệt; Khắc phục một bước tình trạng đầu tư dàn trải, tập trung bố trí vốn cho các công trình trong quy hoạch , các công trình hoàn thành đã quyết toán , có đủ thủ tục theo quy định về quản lý đầu tư và cân đối được nguồn vốn đầu tư.

- Kế hoạch vốn đầu tư hàng năm đã bám sát định hướng , mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XII đề ra, tuân thủ cơ cấu vốn của Chính phủ giao ; Đảm bảo ưu tiên vốn đầu tư cho vùng III , vùng còn nhiều khó khăn các huyện thuộc chương trình 30a. Ưu tiên thanh toán nợ XDCB , các công trình trọng điểm , vùng sâu, vùng xa, vốn đối ứng các dự án công trình ODA... Tập trung nguồn lực cho các chương trình trọng điểm của tỉnh , các công trình chuyển tiếp đã giảm cơ bản nợ vốn đầu tư , tạo thuận lợi cho các ngành , UBND các huyện , thành phố và các Nhà thầu chủ động triển khai kế hoạch.

Từ năm 2009, UBND tỉnh đã thực hiện phân cấp thẩm định, quyết định đầu tư các dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu, UBND tỉnh đã ban hành các quyết định số 22/2009/QĐ-UBND ngày 14/12/2009 của UBND tỉnh Lai Châu ban hành quy định về phân cấp thẩm định, quyết định đầu tư các dự án xây dựng sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.

Việc phân cấp đầu tư là hết sức cần thiết , giúp cho các cấp huyện , xã được chủ động trong việc xác định nguồn lực cần thiết để đầu tư đúng mục đích đúng trọng điểm. Tuy nhiên một số huyện trên địa bàn tỉnh đã quyết định đầu tư tràn lan, dàn trải dẫn đến thiếu vốn, gây nợ đọng kéo dài.

Bảng 3.3: Cơ cấu vốn đầu tƣ XDCB theo ngành kinh tế tỉnh Lai Châu giai đoạn 2011 – 2015

Ngành, lĩnh vực

2011 2012 2013 2014 2015

Tỷ trọng

(%)

Vốn đầu tƣ (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Vốn đầu tƣ (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Vốn đầu tƣ (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Vốn đầu tƣ (tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Vốn đầu tƣ (tỷ đồng)

Tổng số 100 4.683.168 100 5.951.392 100 5.047.658 100 4.909.735 100 4.876.446 Nông, lâm, thủy

sản 13.7 641.231 8.00 475.997 7.98 402.868 7.96 390.961 7.94 387.310 Khai khoáng 1.08 50.671 0.98 58.398 1.13 56.805 1.11 54.518 1.13 55.048 Công nghiệp, chế

biến chế tạo. 0.86 40.458 0.67 40.006 0.82 41.168 0.77 38.006 0.78 37.848 SX phân phối

Điện, khí, nước nóng, ĐHHK

4.88 228.487 21.8 1.298.690 21.8 1.102.651 21.7 1.067.515 21.8 1.063.277

Cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải

1.22 56.960 1.91 113.754 1.88 94.996 1.86 91.380 1.82 88.760

Xây dựng 58.2 2.728.183 48.1 2.862.792 48.1 2.429.070 48.8 2.396.945 48.9 2.383.475 Bán buôn, bán lẻ,

sửa chữa ô tô, mô tô, xe có động cơ

4.56 213.742 3.54 210.823 3.69 186.012 3.18 155.889 3.15 153.832

Vận tải, kho bãi 0.64 30.128 0.53 31.467 0.52 26.167 0.46 22.661 0.46 22.544 Dịch vụ lưu trú

và ăn uống 0.75 35.102 0.61 36.439 0.81 40.688 0.86 42.388 0.86 42.101 Thông tin và

truyền thông 1.51 70.540 1.20 71.230 1.23 62.114 1.21 59.173 1.20 58.672 Hoạt động tài

chính, ngân hàng, bảo hiểm

2.60 121.570 2.02 120.250 1.63 82.390 1.92 94.322 1.92 93.558

Hoạt động kinh doanh bất động sản

1.17 54.625 0.43 25.432 0.42 21.270 0.40 19.689 0.37 18.266

Hoạt động chuyên môn khoa học và công nghệ

0.37 17.166 0.43 25.610 0.42 21.421 0.40 19.842 0.39 19.228 Hoạt động hành 0.06 2.922 0.05 3.225 0.73 37.039 0.46 22.566 0.42 20.413

chính và dịch vụ hỗ trợ

Hoạt động của Đảng, tổ chức CTXH, ANQP, đảm bảo xã hội bắt buộc

1.62 75.734 2.57 152.925 2.05 103.703 2.02 99.180 2.00 97.507

Giáo dục và

đào tạo 4.95 232.018 4.43 263.678 4.01 202.638 4.00 196.599 4.05 197.266 Y tế và hoạt động

trợ giúp xã hội 0.64 30.085 1.89 112.264 1.90 95.816 2.02 99.210 2.04 99.537 Nghệ thuật, vui

chơi và giải trí 1.14 53.199 0.80 47.847 0.80 40.363 0.78 38.425 0.77 37.456 Hoạt động dịch

vụ khác 0.01 344 0.01 565 0.01 479 0.01 466 0.01 348

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu năm 2015 ) Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỉnh đã tập trung vốn cho đầu tư ngành Giao thông, xây dựng hạ tầng được tỉnh Lai Châu rất coi trọng do địa hình miền núi hiểm trở việc đầu tư các công trình giao thông phải sử dụng khá nhiều vốn (giao động từ 48-58% tổng cơ cấu đầu tư xây dựng cơ bản ). Hiện nay tỉnh đang tập trung đầu tư chủ yếu các công trình đường giao thông từ huyện, thành phố đến trung tâm xã, liên xã, liên bản, đầu tư xây dựng các trụ sở xã; Đến nay các xã đã có đường ô tô đến trung tâm xã, việc đầu tư vào giao thông vận tải đã góp phần lưu thông hàng hóa giữa các xã vùng sâu, vùng xa góp phần thúc đẩy sản xuất nông lâm phát triển phục vụ tốt phát triể n kinh tế - xã hội và việc đi lại của nhân dân các dân tộc Lai Châu.

Ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi, nước sinh hoạt, cũng được tỉnh đầu tư xây dựng với tỷ trọng cao (bình quân khoảng 8%). Chủ yếu tập trung đầu tư các công trình, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng nông thôn như các công trình thủy lợi, kiên cố hóa kênh mương, xây dựng các hồ treo chứa nước phục vụ cho nhu cầu nước sản suất và sinh hoạt cho đồng bào các huyện vùng cao núi đá , các công trình cơ sở hạ tầng nhằm ổn định sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đầu tư XDCB lĩnh vực giáo dục đầu tư , y tế bảo vệ sức khỏe cũng luôn được sự quan tâm của tỉnh (Giáo dục đào tạo khoảng 4-5%/năm; Y tế sức khỏe: khoảng gần 2,0%) đã góp phần đưa nền giáo dục , y tế của tỉnh ngày càng phát triển . Thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học ; đến nay các xã trên địa bàn tỉnh đã xây dựng được 6.719 phòng học trong đó tỷ lệ phòng kiên cố và bán kiên cố đạt 84,7%; Hoạt động của Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị xã hội, quản lý Nhà nước, ANQP, đảm bảo xã hội bắt buộc được đầu tư với khoảng 4,4% đây là mức đầu tư tương đối nhỏ nhưng được đánh giá

là lĩnh vực đầu tư rất quan trọng không thể xem nhẹ, góp phần nâng cao ổn định chính trị, an ninh quốc phòng tại địa phương.

Tuy nhiên do Lai Châu là tỉnh nghèo, nguồn lực có hạn, chủ yếu ngân sách do Trung ương trợ cấp, vì vậy nguồn vốn bố trí cho các dự án còn thiếu dẫn đến việc thực hiện dự án kéo dài, gây nợ đọng xây dựng cơ bản lớn. Tỉnh còn bị thụ động về công tác kế hoạch hoá. Trước hết là về chủ trương chuẩn bị đầu tư chưa được quan tâm đúng mức nên khi xây dựng kế hoạch hàng năm về xây dựng cơ bản còn thụ động, lúng túng và thực hiện dự án không đồng bộ gây nên sai sót về quy chế và sự chậm trễ trong quá trình thực hiện công tác chuẩn bị khảo sát, điều tra cơ bản và các số liệu cần thiết cho việc xây dựng dự án…nên quá trình thực hiện đầu tư phải điều chỉnh đi, điều chỉnh lại nhiều lần.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)