2.1. Phương pháp luận
Phương pháp chung và tổng quát cho toàn bộ đề tài, sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và các lý luận kinh tế học . Với các phương pháp phân tích tổng hợp, suy diễn và quy nạp sẽ giúp xem xét , đánh giá các sự việc hiện tượng trong mối quan hệ hệ thống , có liên quan , có tác động ảnh hưởng với nhau chuyển biến và phát triển , từ đó rút ra những kết luận có tính chất quy luật, thực chất và bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử được sử dụng nhằm đảm bảo tính khách quan và tính thực tiễn trong nghiên cứu hoạt động quản lý vốn NSNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB tại tỉnh Lai Châu, vì vậy sẽ tránh được sự nghiên cứu phiến diện, cô lập đối tượng nghiên cứu, đồng thời cũng tránh được những nhận xét, đánh giá chủ quan, duy ý chí.
2.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đây chính là phương pháp nghiên cứu tại bàn giấy mà tác giả phải trực tiếp thu thập dữ liệu, số liệu, tài liệu có sẵn để đọc và nghiên cứu.
Về cơ bản nghiên cứu tại bàn bao gồm việc thu thập thông tin từ các nguồn tư liệu xuất bản hay không xuất bản và tìm những nguồn đó . Chìa khoá thành công của nghiên cứu tại bàn giấy là phát hiện ra các nguồn thông tin và triệt để khai thác những nguồn thông tin đó . Ngày nay, trong thời đại khoa học công nghệ, tin học, thông tin về những dữ liệu, số liệu... vô cùng phong phú. Có thể lấy được thông tin từ các nguồn như : qua hệ thống Internet, các cơ quan thống kê , qua các sách, báo, tạp chí và các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu có được từ việc sưu tầm, mua hoặc mượn...
Nghiên cứu tại bàn, có thể nói là phương pháp phổ thông nhất , thuận tiện nhất, vì nó đỡ tốn kém và phù hợp với mọi điều kiện và chủ động về mặt thời gian. Tuy nhiên, nó cũng có những hạn chế như chậm và mức độ tin cậy có hạn.
Kết quả nghiên cứu tại bàn cũng cần phải bổ sung bằng việc trực tiếp đi nghiên cứu thực tế để có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề sự vật , sự việc đang nghiên cứu.
*Thu thập dữ liệu thứ cấp:
Dữ liệu thứ cấp bao gồm tất cả những dữ liệu mà tác giả có thể lấy được từ sách , báo, internet và nhiều nguồn khác như thư viện , tivi, ….mà có liên quan đến quản lý vốn đầu tư nói chung và liên quan đến quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói riêng.
Tác giả sẽ thu thập dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu uy tín và có căn cứ khoa học, ví dụ như các sách , giáo trình, luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ và các báo cáo khoa học khác.
Đề tài chủ yếu sử dụng các số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài liệu liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, tình hình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Lai Châu từ UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Lai Châu, Cục thống kê tỉnh Lai Châu và một số tài liệu khác có liên quan . Các báo cáo của các cơ quan có liên quan đến việc quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu
Nghiên cứu, phân tích hồ sơ của một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Luận văn còn sử dụng các Nghị quyết , Nghị định, Quyết định, Quy định, Thông tư, công văn hướng dẫn của Chính phủ , các Bộ có liên quan , UBND tỉnh Lai Châu liên quan đến việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản , các thông tin thu thập được từ các sách , báo và tạp chí khác có tư liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.
Ưu điểm của dữ liệu thứ cấp là nó sẵn có, không tốn thời gian để tìm kiếm và thu thập, có thể tìm kiếm ở tài liệu trong và cả ngoài nước vì không giới hạn về mặt địa lý, từ đó nguồn dữ liệu rất phong phú và đa dạng để thu thập và sử dụng trong luận văn. Tuy nhiên, đây là những dữ liệu đã được nghiên cứu và đánh giá trước đó bởi những tác giả trước nên việc áp dụng các
dữ liệu này vào đề tài nghiên cứu trong thời điểm nghiên cứu sẽ sai lệch về thời gian và kết quả vì thế sẽ không chính xác.
2.3. Phương pháp xử lý số liệu
Từ việc thu thập các số liệu , tác giả áp dụng các phương pháp để xử lý số liệu như phương pháp thống kê so sánh, phương pháp phân tích, tổng hợp được để sử dụng trong việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.
Phương pháp thống kê , so sánh: sử dụng các số liệu thống kê để phân tích, so sánh rút ra cá c kết luận làm cơ sở đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý Nhà nước đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN. Phương pháp thống kê mô tả và so sánh: Đây là phương pháp phổ biến trong phân tích kinh tế. Dựa vào các số liệu thống kê được , mô tả sự biến động và xu hướng phát triển của một hiện tượng kinh tế - xã hội. Từ đó đưa ra những giải pháp để hiện tượng phát triển theo chiều hướng tốt hơn.
Phương pháp này được thực hiện để đưa ra bảng thống kê, biểu đồ thể hiện các số liệu cụ thể về tổng số vốn, tỷ lệ vốn NSNN đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông tại địa phương nhằm mục đích so sánh kết quả từ đó đưa ra các số liệu dự báo cho công tác quản lý và diễn giải, phân tích các vấn đề đặt ra trong đề tài. Bảng thống kê, biểu đồ là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống , lôgíc nhằm mô tả cụ thể , rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu. Bảng thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm giúp cho việc phân tích thống kê được thuận lợi, rõ ràng. Các số liệu đã thu thập được sắp xếp khoa học trong bảng thống kê có thể giúp so sánh, đối chiếu, phân tích theo nhiều phương pháp khác nhau nhằm đánh giá bản chất hiện tượng, vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng trong toàn bộ luận văn. Với mục đích phân tích và đánh giá hiệu quả của các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN; phân tích hiệu quả của các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN. Từ các thông tin được thu thập, tiến hành phân
tích các nội dung và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của các dự án đầu tư XDCB từ vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Lai Châu trong thời gian qua. Tác giả thu thập số liệu từ các nguồn cung cấp như:
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Kho bạc Nhà nước và Sở Tài chính Lai Châu về tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh (kế hoạch phân bổ vốn, tình hình thanh toán và quyết toán vốn đầu tư XDCB) từ năm 2011 đến 2015 để từ đó tổng hợp, tính toán và phân tích các số liệu có liên quan.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các tài liệu để tổng hợp các kết quả đã đạt được, kế thừa, tiếp thu những lý luận đã công bố , hệ thống hoá lại cho phù hợp với nội dung của đề tài.
Chương 3