Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 33)

1.2. Thị trường bảo hiểm nhân thọ

1.2.5. Những đặc trưng cơ bản của thị trường bảo hiểm nhân thọ

Thị trường bảo hiểm cũng như các loại thị trường khác đều có những đặc trưng chung. Đó là:

- Cung, cầu về các loại sản phẩm luôn biến động

Cung trên thị trường BHNT chính là các sản phẩm bảo hiểm do các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường cung cấp để phục vụ khách hàng của mình.

Các doanh nghiệp tham gia kinh doanh bảo hiểm trên thị trường BHNT có thể tăng hoặc giảm tùy theo nhu cầu của thị trường và sức cạnh tranh. Sản phẩm

BHNT ngày một nhiều và ngày càng được hoàn thiện cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và mức sống của người dân ngày càng cao. Sản phẩm BHNT luôn được cải tiến, hoàn thiện và đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu phong phú của thị trường.

Cầu của thị trường BHNT chính là nhu cầu về bảo hiểm của dân cư, của các tổ chức xã hội, của các đơn vị sản xuất và kinh doanh…Khi nền kinh tế xã hội phát triển thì các tổ chức kinh tế xã hội cũng phát triển theo, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư cũng được cải thiện…do đó nhu cầu đa dạng về dịch vụ bảo hiểm cũng tăng lên. Những năm đầu của thế kỷ XX, trên thị trường BHNT mới chỉ có vài chục sản phẩm, nhưng đến nay con số này đã lên tới hàng trăm và đã đi sâu vào từng ngõ ngách của đời sống kinh tế - xã hội, cũng như của mọi tầng lớp dân cư.

- Giá cả của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ luôn luôn biến động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Trên thị trường, giá cả của sản phẩm BHNT chính là phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà người mua bảo hiểm phải trả cho người bán để được chi trả khi có các sự kiện bảo hiểm xảy ra. Phí bảo hiểm được xác định dựa trên những cơ sở chủ yếu như số tiền bảo hiểm, số năm của một hợp đồng bảo hiểm, tuổi của người được bảo hiểm, lãi suất kỹ thuật mà các doanh nghiệp BHNT dùng để tính phí.

Tuy nhiên, phí BHNT luôn thay đổi theo thời gian. Bởi vì, mỗi thời gian có xác suất rủi ro, chi phí quản lý, chi phí khai thác, lãi suất đầu tư v.v…khác nhau.

Ngoài những yếu tố trên, phí bảo hiểm nhân thọ còn phụ thuộc vào quy luật cạnh tranh, cung cầu trên thị trường.

- Cạnh tranh và liên kết diễn ra liên tục

Thị trường bảo hiểm nhân thọ cũng như thị trường khác, đều có sự cạnh tranh diễn ra liên tục, gay go và quyết liệt giữa các doanh nghiệp để giành khách hàng, để thu lợi nhuận. Cạnh tranh trên nhiều khía cạnh với nhiều thủ thuật. Bởi lẽ, sản phẩm bảo hiểm không có bảo hộ bản quyền và dễ bắt chước, cho nên các doanh nghiệp bảo hiểm thường tập trung vào kinh doanh các sản phẩm được thị

trường chấp nhận bằng cách cải tiến, hoàn thiện sản phẩm đó tốt hơn các doanh nghiệp khác, bằng cách quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút khách hàng, bằng cách giảm phí, tăng tỷ lệ hoa hồng đề giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường…Thực tế sôi động đó đã được chứng minh khi thị trường bảo hiểm Việt Nam có nhiều doanh nghiệp của các thành phần kinh tế tham gia.

Cùng với sự cạnh tranh là liên kết. Cạnh tranh càng mạnh thì hợp tác càng phát triển. Liên kết thường diễn ra giữa các doanh nghiệp mới, còn yếu kém về tiềm lực để tạo ra sức mạnh cạnh tranh. Liên kết giữa các doanh nghiệp có thế mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển tránh gây thiệt hại cho nhau…Liên kết còn diễn ra giữa các doanh nghiệp nhỏ với các doanh nghiệp lớn để tăng sức mạnh cho doanh nghiệp nhỏ, để đảm bảo an toàn trong cạnh tranh và để tăng thêm đồng minh cho doanh nghiệp lớn.

Liên kết còn là nhu cầu của thị trường bảo hiểm mới hình thành và phát triển trong điều kiện thị trường thế giới đã ổn định, có tiềm lực. Liên kết cũng là xu hướng của hội nhập và toàn cầu hóa.

- Thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ luôn thay đổi

Thị phần BHNT là tỷ lệ phần trăm của mỗi doanh nghiệp BHNT chiếm lĩnh trên thị trường. Thị phần càng lớn chứng tỏ vị thế của doanh nghiệp càng cao, sức cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Nói đến thị phần là nói đến thị trường cạnh tranh không mang tính độc quyền. Trên thị trường các doanh nghiệp bảo hiểm có cơ hội như nhau, doanh nghiệp nào giành được thị phần nhiều hơn chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó tốt hơn trên mọi lĩnh vực. Trên thị trường BHNT thị phần của các doanh nghiệp luôn thay đổi, do số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường thay đổi, do chiến lược kinh doanh thay đổi, như chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả…để giữ vững thị phần và giành giật thị phần của các doanh nghiệp khác hoặc mở rộng thị phần bằng việc tung ra thị trường những sản phẩm mới phù hợp nhu cầu của xã hội với chất lượng cao, giá thành hạ.

Thị phần của công ty bảo hiểm đƣợc thể hiện qua sơ đồ sau:

Tổng dân cư địa phương - Toàn bộ thị trường

Thị trường tiềm năng Bộ phận không tiêu dùng tuyệt đối

Thị trường thực tế Bộ phận không tiêu dùng tương đối Thị phần của

doanh nghiệp

Thị phần của các Doanh nghiệp khác

Hình 1.1: Thị phần của các công ty bảo hiểm

(Nguồn: Giáo trình Quản trị kinh doanh bảo hiểm – ĐHKTQD)

Ở đây, bộ phận không tiêu dùng tuyệt đối là nhóm dân cư không có nhu cầu bảo hiểm theo loại hình của doanh nghiệp. Do đó để thu hẹp bộ phận này, doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm để thu hút nhiều loại nhu cầu khác nhau.

Bộ phận không tiêu dùng tương đối là nhóm dân cư có nhu cầu bảo hiểm theo loại hình của doanh nghiệp nhưng chưa có biện pháp để thực hiện nó.

Chẳng hạn như chưa biết, chưa hài lòng về phí, về chất lượng phục vụ... Muốn tranh thủ bộ phận này, doanh nghiệp phải tăng cường tuyên truyền quảng cáo, nâng cao chất lượng dịch vụ, có những đợt phí khuyến mại...

Thị phần của doanh nghiệp khác là bộ phận khách hàng mua bảo hiểm của doanh nghiệp khác do doanh nghiệp đó làm tốt hơn về chất lượng dịch vụ cao hơn, phí bảo hiểm thấp hơn, mua bảo hiểm thuận tiện hơn, quảng cáo mạnh hơn.

Các doanh nghiệp bảo hiểm muốn tăng lợi nhuận thì phải mở rộng thị phần của mình, tức là phải giành được khách hàng của đối thủ và thu hẹp bộ phận không tiêu dùng tuyệt đối, tương đối. Muốn vậy, ngoài việc đa dạng hoá sản phẩm, giảm phí, công ty phải làm tốt hơn đối thủ về tổ chức bán, về tuyên truyền quảng cáo và chất lượng phục vụ phải cao hơn.

Một điểm cần lưu ý là, khi nghiên cứu về thị trường bảo hiểm phải gắn với nghiên cứu khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bảo hiểm. Cụ thể là nghiên cứu về thói quen mua bảo hiểm, động cơ - thái độ của khách hàng và những đặc điểm tâm lý của khách hàng. Trên cơ sở định vị được nhóm khách hàng trọng điểm của doanh nghiệp và hiểu rõ khách hàng thì việc triển khai một chiến lược xúc tiến hỗn hợp trên thị trường mục tiêu sẽ đem lại kết quả khả quan nhất.

1.2.5.2. Những đặc trưng riêng của thị trường bảo hiểm nhân thọ

Ngoài những đặc trưng chung giống thị trường khác đã đề cập trên đây, thị trường BHNT còn có những đặc điểm riêng như sau:

- Thị trường bảo hiểm có dung lượng lớn, đối tượng khách hàng rộng.

- Thị trường bảo hiểm phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của điều kiện kinh tế - xã hội. Khi xã hội phát triển, thì nhu cầu an toàn trong sản xuất kinh doanh, cũng như đời sống sinh hoạt của người dân được đặt ra cao hơn, do đó tạo điều kiện thúc đẩy thị trường bảo hiểm nhân thọ phát triển.

- Thị trường bảo hiểm nhân thọ là nơi cung cấp các sản phẩm đặc biệt, liên quan đến rủi ro, nguy hiểm. Bảo hiểm nhân thọ ra đời do sự tồn tại khách quan của rủi ro. Rủi ro là những đe dọa nguy hiểm, bất ngờ mà con người không lường trước được; là nguyên nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho đối tượng bảo hiểm.

- Thị trường bảo hiểm nhân thọ là thị trường dịch vụ tài chính. Nó chịu sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Nhà nước có thể can thiệp khá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm. Nhà nước có quyền xét duyệt biểu phí, xác định giới hạn trách nhiệm bồi thường…của các doanh nghiệp bảo hiểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)