Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay (Trang 50 - 55)

1.6. Kinh nghiệm phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở một số nước trên thế giới

2.1.2. Giai đoạn từ năm 2006 đến nay

Năm 2006 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010, là năm diễn ra các sự kiện lớn: Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC, Việt Nam trở thành thành viên thứ 250 của WTO, mở ra một thời kỳ mới với nhiều thời cơ hội cũng như thách thức cho sự nghiệp phát triển đất nước nói chung và phát triển của ngành bảo hiểm nói riêng. Năm 2006 tăng trưởng GDP đạt 8,2%, xuất khẩu 39,6 tỉ USD, đầu tư nước ngoài FDI đạt 10,2 tỉ USD, chỉ số CPI tăng gần 7% thấp hơn tăng GDP và thấp hơn dự kiến, là tiền đề cơ bản để phát triển bảo hiểm. Tuy nhiên, trong năm 2006 đã xảy ra 02 cơn bão gây thiệt hại nặng nề cho khu vực miền Trung và 01 cơn bão bất thường gây thiệt hại cho khu vực Nam Trung Bộ và miền Tây Nam Bộ. Sự phát triển nóng của thị trường chứng khoán, giá vàng và đô la nhiều lúc biến động. Lãi suất tiền gửi tiếp tục tăng đã ảnh hưởng tới thị trường bảo hiểm Nhân thọ.Với sự cố gắng của các DNBH, thị trường BHVN năm 2006 vẫn tiếp tục tăng trưởng. Doanh thu bảo hiểm Nhân thọ đạt 8.500 tỉ đồng tăng 5% so với năm 2005. Các DNBH đã đóng góp cho Ngân sách Nhà nước trên 1.000 tỉ đồng (bao gồm thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của nhân viên bảo hiểm và đại lý bảo hiểm), đã đầu tư vào nền kinh tế trên 35.000 tỉ đồng. Hầu hết các DNBH đều tăng vốn chủ sở hữu, tăng quỹ dự phòng nghiệp vụ, tăng khả năng tài chính.

Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã đầu tư hàng trăm tỉ đồng phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho quản lý bảo hiểm, đầu tư cho đào tạo phát triển nguồn nhân lực, xây dựng thương hiệu nâng cao uy tín doanh nghiệp tăng cường việc cạnh tranh. Năm 2006 tiếp tục hoàn thiện hơn chế độ quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm với việc sửa đổi bổ sung NĐ 42, NĐ 43. Bộ Tài chính

cũng đang xem xét, phê chuẩn sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư, để tạo bước tiến mới cho thị trường bảo hiểm nhân thọ. Năm 2006 tiếp tục hội nhập và mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự cấp phép hoạt động cho công ty bảo hiểm nước ngoài đưa tổng số công ty bảo hiểm nhân thọ lên 7 DNBH.

Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện các cam kết khi trở thành thành viên của tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn, với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng. Năm 2007 tăng trưởng GDP đạt 8,5%, đầu tư trực tiếp nước ngoài tương đương 20,3 tỉ USD, đầu tư toàn xã hội đạt 40% GDP, vốn ODA đạt 5,4 tỉ USD, xuất khẩu đạt 48 tỉ USD. Các ngành công nghiệp vận tải biển và đóng tàu, hàng không dân dụng, dệt may, giày da có những bước phát triển đột phá. Thị trường tài chính tiền tệ tiếp tục phát triển theo xu thế ổn định sau một thời gian phát triển nóng, như tín dụng ngân hàng, chứng khoán, quỹ đầu tư, bảo hiểm.

Đây là những tiền đề cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành bảo hiểm Việt phát triển. Trong năm 2007, thiên tai, tai nạn xảy ra tương đối nhiều, điển hình là bão lụt tại miền Trung, sập cầu Cần Thơ, sạt lở núi tại Hà Tĩnh, cũng như các vụ đắm tàu, tai nạn giao thông, cháy nổ, dịch tiêu chảy, dịch lợn tai xanh, dịch cúm gia cầm tiếp tục hoành hành. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Năm 2007 chế độ quản lý Nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm được hoàn thiện thêm một bước, với việc ban hành NĐ 45, NĐ 46 ngày 27/3/2007, QĐ 96 ngày 19/11/2007 và QĐ 102 ngày 14/12/2007 về triển khai bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị. Các văn bản pháp quy trên vừa nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, vừa tạo tính chủ động, sáng tạo cho doanh nghiệp bảo hiểm, vừa bảo vệ quyền lợi người tham gia bảo hiểm và đã góp phần tích cực phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm 2007, Bộ Tài chính đã cấp phép hoạt động cho Cathay Life và Great Eastern đưa tổng số doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ lên 9 doanh nghiệp bảo hiểm. Năm 2007, các doanh nghiệp bảo hiểm tiếp tục nâng cao năng lực hoạt động, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh, trong xu thế mở cửa hội nhập ngày càng sôi động. Các doanh

nghiệp bảo hiểm đã chú ý tới đào tạo cán bộ bảo hiểm, đào tạo và sử dụng đội ngũ đại lý bảo hiểm ngày càng có chất lượng. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều đầu tư lớn vào phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho công tác quản lý và khai thác bảo hiểm. Nhiều doanh nghiệp bảo hiểm đã tăng vốn với quy mô lớn, cao hơn cả vốn pháp định, tăng khả năng tài chính, tăng năng lực giữ lại và giảm bớt phần tái bảo hiểm. Đặc biệt năm 2007, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cao. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều thành lập bộ phận chuyên trách đầu tư. Các doanh nghiệp có quy mô lớn đã thành lập ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ.

- Năm 2008 nền kinh tế nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. Giá dầu thô, lương thực, thực phẩm nguyên liệu, hàng hoá khác trên thị trường thế giới tăng mạnh, trong những tháng giữa năm, kéo theo sự tăng giá ở mức cao của hầu hết các mặt hàng trong nước, lạm phát gia tăng. Trước tình hình trên, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp trong đó có thắt chặt tiền tệ, kìm chế tăng giá, tiết giảm đầu tư và tiết kiệm. Cuối năm, khủng hoảng tài chính toàn cầu dẫn đến một số nền kinh tế lớn suy thoái. Kinh tế thế giới suy giảm ảnh hưởng tới nền kinh tế nước ta làm tăng trưởng chậm lại, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2008 chỉ đạt 6,23%, Nguồn vốn FDI trực tiếp vào Việt nam trên 64 tỉ USD. Đầu tư toàn xã hội trên 673 ngàn tỉ đồng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 22,97%, giá rét, mưa lũ, ngập úng, dịch bệnh xảy ra liên tiếp, thị trường chứng khoán, bất động sản suy giảm nghiêm trọng.

Những yếu tố trên đã ảnh hưởng lớn tới ngành bảo hiểm, khai thác bảo hiểm nhân thọ khó khăn hơn do lãi suất ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên, chính do lãi suất ngân hàng tăng, nên nhiều doanh nghiệp bảo hiểm hưởng lợi từ việc đầu tư vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ vào tiền gửi ngân hang, bù đắp được nghiệp vụ kinh doanh bảo hiểm. Năm 2008, toàn ngành bảo hiểm đạt doanh thu trên 27.000 tỉ đồng bằng 2,2% GDP, bảo hiểm nhân thọ đạt 10.334 tỉ đồng tăng 9,19%, bảo hiểm phi nhân thọ đạt 10.879 tỉ đồng tăng 30,13%, tái bảo hiểm

(VNR) đạt 1.050 tỉ đồng, lãi đầu tư 5.700 tỉ đồng. Đầu tư vào nền kinh tế trên 57.000 tỉ đồng (kể cả Vinare)

Đầu năm 2009, nền kinh tế xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động giảm sút hoặc cầm chừng, công nhân thiếu việc làm, mất thu nhập, dẫn đến không có đủ khả năng tài chính tham gia bảo hiểm. Không ít khách hàng truyền thống của doanh nghiệp bảo hiểm không có tiền đóng phí bảo hiểm, mặc dù nhu cầu bảo hiểm không hề giảm, thậm chí tăng lên như ngành vận tải biển, vận tải hàng không, than khoáng sản…Khách hàng tiềm năng của bảo hiểm nhân thọ bị thu hẹp vì khó khăn tài chính, thậm chí không ít khách hàng không có khả năng đóng phí bảo hiểm để duy trì hợp đồng bảo hiểm. Trong năm 2009, nhiều thiên tai, giông tố, lũ lụt xảy ra nhất là cơn bão số 9, số 11 liên tiếp gây thiệt hại nặng nề cho các tỉnh miền Trung. Thị trường chứng khoán đã có thời điểm xuống chỉ còn 235 điểm (ngày 24/2), thị trường bất động sản, ngoại tệ mất ổn định, ảnh hưởng lớn tới hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm. Trước tình hình trên, các DNBH đã tìm cách tháo gỡ khó khăn, vươn lên bằng nội lực, củng cố xếp sắp lại quản lý kinh doanh, cải tiến sản phẩm bảo hiểm hiện hành, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, mở rộng và nâng cao chất lượng kênh phân phối, chung tay với khách hàng giải quyết khó khăn và tài chính như giãn thời hạn nộp phí, cho vay để đóng phí bảo hiểm…Bắt đầu từ Quý II/2009 chính phủ thực hiện hàng loạt giải pháp kích cầu cho vay hỗ trợ lãi suất, đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế VAT, thuế trước bạ cho một số mặt hàng, giảm và giãn thuế TNDN 2008, miễn thuế TNDN 6 tháng đầu năm 2009, Những giải pháp trên đã phát huy tác dụng tích cực. Tăng trưởng kinh tế GDP năm 2009 đạt 5,32%, đầu tư toàn xã hội chiếm 42,5% GDP, FDI thu hút được 20 tỉ USD, ODA thu hút 8,1 tỉ USD, xuất khẩu đạt 56,6 tỉ USD, nhập khẩu đạt 68,8 tỉ USD. Ngành bảo hiểm nắm bắt những cơ hội trên để vươn lên hoàn thành nhiệm vụ là tấm lá chắn kinh tế của nền kinh tế xã hội trước những rủi ro thiên tai, tai nạn sự cố bất ngờ.

Như vậy, giai đoạn 2006 – 2009 nền kinh tế có những biến chuyển mạnh mẽ. Thị trường bảo hiểm nói chung và lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ nói riêng

cũng ngày được mở rộng với sự tham gia của các thành phần kinh tế vào việc kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Bất chấp cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang diễn ra, Việt Nam vẫn đang là điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tháng 3-2009, 2 công ty bảo hiểm lớn của Nhật Bản (MSIG) và Hàn Quốc (Korea Life) đã chính thức khai trương và đi vào hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam đã không còn trong giai đoạn tăng trưởng phi mã của những ngày đầu tiên, nhưng với dân số hơn 85 triệu người, tỷ lệ tham gia bảo hiểm nhân thọ chỉ khoảng 5-6%, tỉ lệ dân số trẻ cao nhất thế giới với hơn 54% nằm trong độ tuổi dưới 30. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã dẫn tới sự ra đời của những chính sách cải cách kinh tế mang tính hiệu quả, giúp Việt Nam tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao về GDP cũng như thu nhập bình quân đầu người, đây chính là điểm hấp dẫn các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Tính đến năm 2009, thị trường bảo hiểm nhân thọ đã có 11 công ty bảo hiểm nhân thọ. Rất nhiều loại sản phẩm bảo hiểm bảo hiểm nhân thọ đã được các công ty triển khai cung cấp cho khách hang, đáp ứng phần nào nhu cầu phong phú, đa dạng của người tham gia bảo hiểm và tạo được sự lựa chọn mang tính cạnh tranh cho khách hàng.

Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam, nhất là trong thời gian 5 năm gần đây tăng khoảng 22%, (theo báo cáo đánh giá của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam) đã cho thấy thế mạnh và bước đột phá lớn của ngành bảo hiểm Việt Nam. Năng lực tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm tăng mạnh, thông qua vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ, làm cho khả năng thanh toán và mức giữ lại của từng doanh nghiệp bảo hiểm nâng lên rõ rệt, tăng khả năng nhận tái bảo hiểm, từ đó tạo ra nguồn vốn lớn để đầu tư lại cho nền kinh tế quốc dân.

Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ngày càng khẳng định vai trò của mình. Đây thực sự là một kênh huy động vốn quan trọng, phục vụ cho việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Cơ cấu vốn đầu tư đã chuyển mạnh từ đầu tư ngắn hạn và chủ yếu là gửi tại các tổ chức tín dụng, nay chuyển

sang đầu tư dài hạn theo các danhmục đầu tư, như mua trái phiếu chính phủ, đầu tư trực tiếp các kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất kinh doanh và phục vụ đời sống…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Các giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam hiện nay (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)